Thần tượng của em là bác bảo vệ - Bài văn 9+ khiến người đọc rơi nước mắt

Cơ thể bác luôn bốc lên mùi mồ hôi khiến người khác khó chịu nhưng đâu ai biết rằng tấm lưng bác vất vả vì đàn con ngây dại đang ở nhà ngày ngày trông ngóng...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đọc bài văn, nếu không nghe giới thiệu bé mới học lớp 7 thì có lẽ nhiều người cứ nghĩ rằng đây là bài viết của những cô cậu cấp 3. 

Lối hành văn trôi chảy, giàu hình ảnh gợi tả, gợi cảm cùng những lời văn trong trẻo ngây thơ, những ngôn từ mang nhiều tính sáng tạo đã lột tả chi tiết chân dung bác bảo vệ nghèo khó nhưng giàu lòng nhân hậu. 

Cô giáo dạy văn đã không tiếc khi cho em điểm 9+ cùng lời phê: “Hiểu đề, cấu trúc rõ ràng, ngôn từ phong phú, giàu cảm xúc, khả năng quan sát, đánh giá tốt. Cần phát huy!".

Chúng tôi xin giới thiệu nguyên văn bài văn này:

Đề văn:

Hãy biểu cảm về 1 thần tượng mà em yêu thích nhất.

Bài viết:

Có thể với mọi người, thần tượng của họ sẽ là những nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng nhưng đối với em thần tượng của em chính là bác Hồng bảo vệ gần nhà em.

Bác tuy mới gần năm mươi tuổi nhưng tóc tai đã bạc trắng, khuôn mặt bác in hằn những nếp nhăn và vết chân chim đặc kín ở đuôi mắt nhưng những thứ đó chẳng thể làm lu mờ đi vẻ phúc hậu vốn có trên gương mặt bác.

Thân hình bác cao to vạm vỡ nhưng tay bác lại bị tật do di chứng của một tai nạn năm xưa.

Cơ thể bác luôn bốc lên một mùi mồ hôi khiến người khác cảm thấy khó chịu nhưng đâu ai biết rằng tấm lưng bác vất vả vì đàn con ngây dại đang ở nhà ngày ngày trông ngóng.

Từ khi còn trẻ tuổi bác đã cưu mang nhiều đứa trẻ cơ nhỡ bị bỏ rơi ngoài đường, ngoài viện hay thậm chí là những bãi rác.

Có những đứa bé bị dị tật, có những đứa bị nhiễm trùng lở loét trông rất thương nhưng bác Hồng không ngại sáng nắng chiều mưa đưa tụi nó vào bệnh viện khám, băng bó sát trùng vết thương cho các em.

Bác vừa là người cha vừa là người mẹ của các em. Từ sáng sớm bác đã đi chợ để mua đồ ăn cho hơn chục đứa trẻ ở nhà, lo cho tụi nhỏ bữa ăn xong bác còn phải bươn chải nhiều công việc để kiếm tiền mua quần áo sách vở cho các con.

than-tuong-cua-em-la-bac-bao-ve-bai-van-9

Ngoài công việc bảo vệ bác còn đi rửa bát thuê, làm xe ôm...tuy mình nghèo khó là thế nhưng bất kỳ ai cần sự giúp đỡ bác đều không ngần ngại làm hết khả năng của mình, không bao giờ bỏ qua những mảnh đời khó khăn hơn.

Nhiều khi em thấy bác ngồi thở trên vỉa hè nhưng khi có người hỏi bác lại cười rạng rỡ bắt tay vào công việc.

Đối với bác những đứa con bác cưu mang là những báu vật vô giá nhất trên đời, các em chính là động lực để bác vượt qua muôn vàn khó khăn, gian nan thử thách!

Em nhớ có 1 lần em đến thăm bác Hồng, căn nhà không quá to nhưng rất ấm cúng và ngập tràn tiếng cười.

Lúc em đến bọn trẻ rất nồng nhiệt và lễ phép, tuy một số em bị khiếm khuyết trên cơ thể nhưng tâm hồn đã được bác nuôi dưỡng đủ đầy từ chính tình yêu thương sâu trong trái tim.

Bác và các em hát bài "Bố là tất cả" cho em nghe, những giai điệu hồn nhiên là thế nhưng không hiểu sao nước mắt em trực trào ra.

Các em nhỏ thật may mắn khi gặp được bác, biết đâu bác lại chính là Đức Phật đang đi nghỉ phép.

Hâm mộ một người nào đó đơn giản lắm, chẳng cần người ta quá tài giỏi, chẳng cần người ta có ngoại hình đẹp, chẳng cần người đó đã cho mình cái gì, chỉ cần người đó có tâm hồn đẹp, biết yêu thương suy nghĩ đến người khác đã khiến chúng ta ngưỡng mộ lắm rồi.

Cho đi bao nhiêu nhận lại bấy nhiêu. Bác Hồng đã cho đi sức khỏe và thời gian của mình, những gì bác nhận lại cũng thật ấm áp, những bóng hình bé nhỏ chiều chiều lại tíu tít quây quần bên bác thật đáng yêu làm sao.

Em mong rằng về sau em sẽ trở thành một người như bác chịu thương chịu khó và có tấm lòng bao dung nhân hậu.

Bác Hồng thần tượng của cháu, bác hãy luôn khỏe mạnh và sống thật hạnh phúc bên mái ấm bé nhỏ của bác nhé!

Cháu mong rằng các con của bác khi lớn lên chúng sẽ luôn nhớ rằng ở mái nhà nhỏ kia luôn có bác đứng đợi, là chỗ dựa tinh thần vững chãi nhất và không có ai phải cô đơn một mình giữa cái xã hội đầy sự đấu đá này!".

Chia sẻ về bài tập làm văn của con gái, chị Đào Thị Hồng Thuận (Hà Nội) cho hay: "Con gái tôi học tại trường Tiểu học &Trung học  Everest. Cháu luôn là học sinh giỏi, không đi học thêm nhưng có đam mê đọc nhiều thể loại sách và cả truyện tranh”.

(Theo giaoduc.net)

Xem thêm: Bài văn đạt giải Nhất kỳ thi HSG Quốc gia 1997 – 1998

Đọc thêm

Viết làm sao cho hay, cho người đọc cảm nhận được cái hồn của mình trong từng trang viết, từng con chữ không phải chuyện đơn giản. Tuy nhiên, 3 thủ pháp dưới đây sẽ giúp bạn.

3 thủ pháp khiến bài văn trở nên có 'hồn' hơn
0 Bình luận

"Vợ chồng A Phủ"  là truyện ngắn giàu chất thơ. Hãy cùng xem "chất thơ" ấy được học sinh giỏi phân tích thế nào nhé!

Bài văn của một học sinh giỏi về chất thơ trong 'Vợ chồng A Phủ'
0 Bình luận

“Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt".

Bài văn hay: Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất