Ngược dòng thời gian trở về quá khứ khám phá cách làm đẹp của phụ nữ Việt

Nhuộm răng đen, gội đầu bằng bồ kết, dùng phấn nụ... đều là các chuẩn mực làm đẹp của phụ nữ Việt Nam thời xưa. Chị em hãy cùng xem các bà các mẹ thời xưa đã làm đẹp như thế nào nhé.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 15/05
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thời phong kiến nhắc đến chuẩn mực của người phụ nữ, người ta sẽ gói gọn trong 4 chữ: “Công, dung, ngôn, hạnh”. Và tất nhiên đức hạnh cùng những phẩm chất tốt đẹp bên trong sẽ được người phụ nữ coi trọng hàng đầu. Tuy vẻ đẹp nội tâm quan trọng nhưng vẻ đẹp bên ngoài cũng không nên bỏ qua. Vì vậy các bà các cô thời ấy cũng rất coi trọng và chăm sóc hàng ngày. Vậy đối với người phụ nữ thời xưa như thế nào được coi là những chuẩn mực làm đẹp?

Nhuộm răng đen - nét duyên thầm của người con gái

Nhuộm răng đen là một bí quyết làm đẹp không thể thiếu đối với người phụ nữ xưa và cũng là một tục lệ truyền thống của người Việt cổ. Khi ấy “ da trắng, răng đen”  mới chính là chuẩn mực của cái đẹp thể hiện sự duyên dáng của người phụ nữ.

phu-nu-viet-nam-thoi-xua-lam-dep-nhu-the-nao-1

Nhuộm răng đen thực ra khá phức tạp và cầu kỳ thậm chí còn phải chịu đau đớn. Người phụ nữ muốn nhuộm răng thì trước một ngày phải ngậm chanh, súc miệng bằng rượu trắng. Khi ấy lớp men răng sẽ mềm đi do axit chanh bào mòn tạo thành những vết lõm trên men răng. Điều này khiến cho người nhuộm cảm thấy đau đớn, bởi răng, môi, lưỡi, lợi lúc nào cũng sưng tấy như muốn rụng ra.

phu-nu-viet-nam-thoi-xua-lam-dep-nhu-the-nao-4

Sau đó, người ta phết thuốc nhuộm bằng nhựa cánh kiến lên răng một cách kỹ lưỡng và tỉ mỉ trong nhiều ngày đến khi răng có màu đỏ cánh kiến mới được. Trong những ngày này, khi đói, người nhuộm răng không được nhai mà chỉ được phép nuốt chửng thức ăn. Tiếp theo sau khi nhuộm răng, trong ba ngày đầu tiên phải đánh, xỉa răng bằng vỏ cau khô với than bột trộn với muối bột.

phu-nu-viet-nam-thoi-xua-lam-dep-nhu-the-nao-3

Kết quả của cả quá trình trên là có được một hàm răng đen bóng trong vòng 20-30 năm. Tuy nhiên, mỗi năm một lần, các bà, các cô lại nhuộm thêm một lớp mới để màu không phai, nhất là vào các dịp lễ cưới, hỏi, tết, hội…

Mái tóc thơm mùi bồ kết

“Cái răng cái tóc là góc con người” là câu tục ngữ có từ thời xa xưa, cho thấy người phụ nữ rất quan tâm đến hàm răng và mái tóc của mình. Thời xưa, người phụ nữ đẹp phải sở hữu một mái tóc đen, dài, mượt, thơm và sạch sẽ. Để có được điều đó thì bồ kết chính là một nguyên liệu không thể thiếu đối với phụ nữ từ cung tần hoàng gia cho tới những người phụ nữ nông thôn.

phu-nu-viet-nam-thoi-xua-lam-dep-nhu-the-nao-8

Người xưa đã biết cách kết hợp bồ kết, củ sả, bồ hòn, chanh, vỏ bưởi, lá hương nhu, tang bạch bì (vỏ rễ sấy khô từ cây dâu tằm)… để chế thành dầu gội. Trong đó bồ kết là nguyên liệu chính và quan trọng nhất giúp làm sạch da đầu, trị gàu đồng thời giúp mái tóc đen và mượt. 

Sử dụng phấn son từ hương liệu tự nhiên

Ngày nay, tất cả mỹ phẩm làm đẹp, chăm sóc da tóc,... được chị em phụ nữ dùng đều sản xuất bằng máy móc và công nghệ hiện đại. Còn đối với người Việt cổ thì đa phần  bí quyết làm đẹp của phụ nữ đều có nguồn gốc từ trong cung đình, do các phi tần muốn được vua sủng ái mà tạo ra.

phu-nu-viet-nam-thoi-xua-lam-dep-nhu-the-nao-10

Thời ấy để có sáp dưỡng môi người ta lấy sáp ong ruồi đem nấu chảy, trộn thêm dầu rồi lọc vài lần, sau đó trộn với màu ưa thích như hồng, cánh sen...giúp tạo độ bóng tự nhiên, làm môi mềm và lâu phai màu.

Mỹ phẩm nổi tiếng nhất khi ấy phải kể đến phấn nụ Huế có công dụng dưỡng da mặt mịn màng, làm trắng da, trị mụn và tàn nhang, giải độc tố, giúp giảm viêm, hạn chế sự lão hóa của da. Nguyên liệu để tạo nên loại mỹ phẩm này cũng rất cầu kỳ gồm thạch cao và 10 vị thuốc bắc bí truyền, một số loại hoa, nước mưa xứ Huế tinh khiết,.... trải qua 9 công đoạn bí mật mới được hoàn thành.

phu-nu-viet-nam-thoi-xua-lam-dep-nhu-the-nao-12

Để kẻ lông mày, phụ nữ quý tộc thường lấy than đốt từ gỗ cây điên điển làm phấn tô. Sau này khi văn hóa phương Tây du nhập vào, người ta đốt nút chai sâm-panh thành than với công dụng tương tự. Còn bút vẽ chính là cây điên điển phơi khô, giã dập mịn đầu rồi cắt chéo vạt.

phu-nu-viet-nam-thoi-xua-lam-dep-nhu-the-nao-14

Ngoài ra, phụ nữ xưa còn có bí quyết giúp vòng 1 căng đầy như ăn nhiều đu đủ và sắn dây sau mỗi kỳ “đèn đỏ”. Hoặc vừa thoa, vừa massage nhẹ nhàng khắp vùng ngực cùng loại thuốc cao do có có chứa thành phần thực vật tự nhiên như trầm hương, cam thảo để kích thích tuần hoàn máu, khai thông huyệt đạo, hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết… Nhân sâm cũng được coi là một “thần dược” giúp cho bộ ngực nảy nở căng tràn trong thời xa xưa.

Xem thêm: 5 sự thật về cuộc sống của phụ nữ thời xưa từ cách ăn mặc đến kết hôn: Xem xong mới thấy, phim ảnh chỉ là "những cú lừa"

Đọc thêm

Chắc hẳn, rất nhiều người trong chúng ta đều cho rằng giữa đàn ông và phụ nữ có nhất nhiều điểm đối lập nhau.

10 hình ảnh phản ánh sự khác biệt hài hước giữa đàn ông và phụ nữ
0 Bình luận

Bản thân là người khuyết tật đi lại khó khăn, nhưng người phụ nữ này vẫn quyết tâm vượt khó khởi nghiệp, tạo công ăn việc làm cho bà con trong xóm.

Người phụ nữ khuyết tật vượt lên nghịch cảnh để khởi nghiệp, giúp bà con trong xóm thoát nghèo
0 Bình luận

Vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam giờ đây cũng đã được nâng tầm trên bảng xếp hạng nhan sắc của thế giới. Theo thời gian, con số này chắc chắn sẽ còn được cải thiện. Liệu có bao giờ bạn đặt câu hỏi rằng, một thế kỷ về trước trước thì sao? Đó là vào khoảng thời gian, son phấn hay công nghệ làm đẹp còn là 1 khái niệm xa xỉ.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp phụ nữ Việt thế kỷ trước qua ống kính nhiếp ảnh gia nước ngoài
0 Bình luận

Tin liên quan

Chỉ tính riêng chiến dịch Điện Biên Phủ, phụ nữ đã đóng góp 2 triệu ngày công. Nếu tính toàn chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và ở các chiến trường phối hợp như Trung Lào, Hạ Lào, Tây Nguyên... thì con số ấy phải nhân lên gấp 10 lần.

Dấu ấn của người phụ nữ Việt Nam trong chiến thắng Điện Biên Phủ
0 Bình luận

“Trái tim người cha” là một câu chuyện ngắn, cũng là một bài học lớn về sự hiếu thảo dành cho những người con trên đời. Hãy biết trân trọng yêu thương cha mẹ khi còn có thể, nhé!

Trái tim người cha – Câu chuyện xúc động thức tỉnh hàng triệu con tim
0 Bình luận

Đạo lý sinh thành nghe qua thì đơn giản, nhưng không phải ai cũng thật sự thấu hiểu. Bố mẹ còn cuộc sống sẽ có mục tiêu để phấn đấu, bố mẹ mất rồi quay đầu cũng chẳng thể thấy bến đỗ thân thương. Hãy trân trọng bố mẹ khi còn có thể!

Đạo lý sinh thành: Biết cách hiếu thảo, đời mới an vui
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất