Patricia Highsmith - Bậc thầy của tiểu thuyết trinh thám và tâm lý kinh dị
Trong giới văn học, nhà văn Patricia Highsmith được biết đến là bậc thầy của thể loại tiểu thuyết trinh thám và tâm lý kinh dị. Thế nhưng bà lại có một cuộc đời rất cô độc, chán nản và vô cùng bi quan.

Patricia Highsmith là ai?
Patricia Highsmith tên thật là Mary Patricia Plangman, bà sinh năm 1921 và mất năm 1995. Bà là một nhà văn nổi tiếng và nhận được rất nhiều sự ủng hộ của khán giả cũng như của giới phê bình văn học.
Patricia có tuổi thơ không mấy vui vẻ hạnh phúc. Bố mẹ của bà ly hôn, sau đó bà theo mẹ và cha dượng đến sống tại New York, Mỹ. Tuy nhiên, cuộc sống mới tại thành phố hoa lệ này không giúp mang lại niềm vui cho Patricia.

Từ nhỏ, Patricia đã thường xuyên tìm đọc nhưng tác phẩm văn học dành cho người lớn. Bà cũng được đánh giá là có năng khiếu văn chương từ nhỏ. Năm 14 tuổi, bà nhận thấy mình bị thu hút bởi những cô gái xinh đẹp ở trường. Mẹ của Patricia vẫn luôn cố gắng gạt bỏ những suy nghĩ này ra khỏi đầu của con gái. Thế nhưng bản thân Patricia luôn cho rằng mình là "người đàn ông trong cơ thể phụ nữ". Đây là điều mà bà đã viết lại trong cuốn sổ ghi chép vào năm 1950.
Gu viết văn khác lạ
Trong các tác phẩm của mình Patricia chủ yếu xoay quanh vấn đề nhạy cảm hoặc những nhân vật có lối sống "vô kỷ luật", thường làm mọi việc để thỏa mãn ước mơ của mình.
Trong cuốn tiểu thuyết The Price Of Salt (Tận đáy cảm xúc), Patricia có miêu tả về tình yêu đồng giới giữa Therese, thiếu nữ 19 tuổi, và Carol, người phụ nữ đã có một con và chuẩn bị ly hôn. Điều đáng nói ở đây đó là cuốn sách được ra đời vào những năm 50 của thế kỷ trước, khi mà những vấn đề liên quan đến đồng tính vẫn đang nhận về những cái nhìn tiêu cực.
Bên cạnh đó những suy nghĩ xung quanh các nhân vật phản diện luôn là điều mà Patricia canh cánh trong lòng. Tại sao một con người bình thường lại trở thành kẻ giết người? Lý do gì khiến họ từ bỏ đạo đức của mình như vậy?... Những câu hỏi trên đã nhanh chóng trở thành trọng tâm trong hầu hết các tác phẩm của bà.

Bước đột phá của Patricia Highsmith là cuốn tiểu thuyết Strangers on a Train (Người lạ ở trên tàu) được xuất bản năm 1950. Tác phẩm kể về tội ác hoàn hảo của hai người đàn ông. Họ gặp nhau trên tàu và cùng lên kế hoạch cho một vụ giết người.
Đạo diễn Alfred Hitchcock đã chuyển thể tiểu thuyết này thành phim điện ảnh vào năm 1951 và mua bản quyền câu chuyện với giá 8.000 USD. Thời điểm đó, cô vừa tốt nghiệp Đại học Barnard ở New York, Mỹ và đang làm việc trong cửa hàng truyện tranh kiếm sống qua ngày.
Strangers on a Train là tác phẩm hiếm hoi mà một phần độc giả có thể thấu hiểu cho những giằng xé, khó xử, bứt rứt trong tâm tư của kẻ phạm tội. Không dừng lại ở đó, Patricia thực sự tạo ra phong cách sáng tác của riêng mình với hình tượng nhân vật chính là kẻ giết người hàng loạt như Tom Ripley. Tác phẩm này cũng giúp cho nữ nhà văn được đề cử giải thưởng Edgar Allen Poe Award.
Thiên tài nhưng sống một cuộc đời cô độc
Patricia chuyển đến châu Âu sinh sống từ nă 1963. Đầu tiên bà đến Ý, sau đó sang Anh, Pháp và cuối cùng là Thụy Sĩ. Trong các tác phẩm của mình, bà thường lựa chọn chủ đề chính là "Tội lỗi, bản ngã và sự đánh mất đạo đức". Và thực sự, Patricia đã thành công với điều đó.
Trong sự nghiệp viết lách, dường như Patricia luôn tìm cách để sử dụng ngôn từ tinh tế, giúp cho câu chuyện của mình có nội dung chặt chẽ, tiết tấu nhanh. Các tác phẩm của bà hiếm khi nói về tình yêu đôi lứa thông thường, mà sẽ là những nhân vật đứng ở hai bên thiện ác rõ rệt. Những chuyển biến trong tâm lý của họ là điều tạo nên sự cuốn hút đối với độc giả.

Trong cuộc sống đời thường, Patricia cũng là một người vô cùng đặc biệt. Bà từng thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn rằng mình có sở thích nuôi ốc sên. "Chúng thật thú vị. Bởi vì, chúng không thay đổi trong hàng triệu năm".
Patricia Highsmith cũng có một cuộc sống cá nhân khá rắc rối. Các mối quan hệ thân mật của bà thường không kéo dài lâu. Tệ hơn, bà còn mắc chứng nghiện rượu, càng lớn tuổi, chứng nghiên rượu này của bà lại càng nặng hơn. Đó cũng là lý do vì sao bà luôn tự nhận mình là một người cô đơn, chán nản và vô cùng bi quan.
Mặc dù bị cho là người không thích điện ảnh nhưng với 28 bộ phim được chuyển thể từ chính các tác phẩm của bà, Patricia Highsmith vẫn là cái tên quen thuộc đối với công chúng. Năm 1978, bà được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng giám khảo quốc tế của Liên hoan phim quốc tế Berlin.
Tuy nhiên, sự nổi tiếng đã trở khiến nữ nhà văn này bị ám ảnh. Bà thường tự tách mình ra khỏi các hoạt động cộng đồng, không muốn xuất hiện ở những nơi quá đông người.
Những năm cuối cuộc đời, Patricia Highsmith sống ở Ticino, Thụy Sĩ. Bà ấy qua đời vì bệnh viện sau một thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư.
Xem thêm: Mách bạn những cuốn sách ý nghĩa để khởi đầu năm mới
Đọc thêm
Agatha Christie từng tâm sự cuốn sách Đêm vô tận (Endless Night) này là cuốn sách mà bà yêu thích nhất. Đây là một cuốn tiểu thuyết xuất sắc cả về nội dung đến nghệ thuật. Một bức tranh với 2 mảng màu sáng tối rõ ràng, mang đến cho con người cái nhìn rõ rệt về cuộc sống.
Tuổi trẻ là những năm tháng lao đầu về phía trước chẳng quản ngại khó khăn, là những khi nước mắt rơi trong tĩnh lặng vì những nỗi đau đã vượt quá sức chịu đựng của trái tim. Bạn đã từng có những năm tháng oanh liệt như vậy? “Ngắm tuổi trẻ quay cuồng trong tĩnh lặng” sẽ giúp bạn hiểu hơn về quá trình trưởng thành của bản thân mình.
"999 lá thư gửi cho chính mình" của Miêu Công Tử là một cuốn sách tản mạn đầy cảm xúc của tác giả người Trung Quốc. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến với độc giả đó là hãy cứ sống hết mình cho dù ngày mai có thế nào đi chăng nữa. Bởi vì chỉ có sống lạc quan bạn mới có thể trưởng thành, mạnh mẽ để vượt qua giông bão của tuổi trẻ.
Tin liên quan
Cứ nghĩ tài năng thiên phú là một món quà mà thượng đế đã ban tặng cho con người. Thế nhưng trong Bánh xe số phận, món quà ấy lại trở thành nỗi khổ tâm mà không ai muốn nhận.
Cuốn theo chiều gió là một tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ được xuất bản từ năm 1963 do nhà văn Magaret Mitchell chắp bút. Lấy bối cảnh từ cuộc nội chiến vô cùng khốc liệt giữa Bắc và Nam Mỹ, tác phẩm với cốt truyện rõ ràng, dễ hiểu đã khắc họa một cách thành công tâm trạng, tính cách cà số phận của nhiều tầng lớp trong chiến tranh.
"Dám bị ghét" là cuốn sách triết học thú vị của tác giả Koga Fumitake, Kishimi Ichiro, với nội dung đơn giản chỉ là làm thế nào để con người có một cuộc sống an yên hạnh phúc.