Nỗi trăn trở lúc sinh thời của NSƯT Tiến Hợi - người đóng vai Bác Hồ thành công nhất

Cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, NSƯT Tiến Hợi vẫn được đánh giá là nam diễn viên đóng vai Bác Hồ xuất sắc nhất trên cả lĩnh vực sân khấu và điện ảnh.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo chia sẻ từ một người bạn của NSƯT Tiến Hợi, gia đình thông báo, ông trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4h ngày 10/2, hưởng thọ 63 tuổi. NSƯT Tiến Hợi là người đã có 34 năm kinh nghiệm đóng vai Bác Hồ kính yêu và được đánh giá là diễn viên thể hiện vai Bác Hồ xuất sắc nhất trên cả lĩnh vực sân khấu và điện ảnh.

Với hơn 40 lần vào vai Bác Hồ trong các vở kịch và phim điện ảnh, tham gia phim truyền hình và hàng trăm lần vào vai Bác Hồ trong các sự kiện lễ hội, kỷ niệm, ông đã rất xuất sắc trong việc lột tả thần thái, cốt cách của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 

NSUT-Tien-Hoi-vua-qua-doi-la-ai-0
Chân dung NSƯT Tiến Lợi

Lần đầu tiên ông thể hiện hình tượng Bác Hồ là vào năm 1987 trong vở kịch Đêm trắng của Đoàn Nghệ thuật Trường Sơn Quân khu 2 (tác giả Lưu Quang Hà; đạo diễn, NSND Doãn Hoàng Giang). Khán giả điện ảnh biết đến ông qua vai Nguyễn Tất Thành trong phim Hẹn gặp lại Sài Gòn năm 1989. Tám năm sau, ở tuổi 40, ông được đạo diễn Đặng Nhật Minh mời tham gia phim Hà Nội mùa đông năm 46, vào vai Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người 56 tuổi.

NSUT-Tien-Hoi-vua-qua-doi-la-ai-6
Năm 2013, sách "Kỷ lục Guinness" của Việt Nam đã xác nhận "Tiến Hợi là nghệ sĩ thể hiện thành công vai Bác Hồ nhiều thể loại nhất" (Ảnh:Vietnamnet)

Chia sẻ về lần đầu tiên vào vai Chủ tịch Hồ Chí Minh, nam nghệ sĩ từng bộc bạch với Vietnamnet: "Lúc đấy tôi còn trẻ, mới 28 tuổi. Đoàn đã có ý định mời một số người đi trước đã từng đóng vai Bác Hồ trong nhiều vở diễn khác để thể hiện vai Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vở Đêm trắng. Tuy nhiên, đặc thù của đoàn là đi diễn ở các nơi vùng núi phía Bắc, phục vụ các chiến sĩ rất vất vả, nếu thuê cũng rất khó khăn.

Đạo diễn đã chọn ra hai người trong đoàn để thử hóa trang, trong đó có tôi. Khi chụp ảnh gửi về đoàn, không ngờ mọi người đánh giá cao, trông dáng dấp từ khuôn mặt, ánh mắt, phom dáng giống y hệt Bác, nên tôi đã được chọn''.

NSUT-Tien-Hoi-vua-qua-doi-la-ai-9
Tạo hình Bác Hồ của nghệ sĩ Tiến Lợi

NSƯT Tiến Hợi cũng từng chia sẻ về việc tìm kiếm người để truyền lại kinh nghiệm hóa thân vào hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo nam nghệ sĩ, đó quả thực là việc rất khó...

"Là một nghệ sĩ, tôi rất mong muốn được truyền lại kinh nghiệm đúc kết của mình cho một ai đó để tiếp tục thể hiện vai Bác Hồ. Nhưng quả thực rất khó để tìm, mình đi tìm người ta hay người ta tìm mình? Người ta phải có tâm huyết, quyết tâm, mong muốn thể hiện vai Bác Hồ thì người ta sẽ tìm đến. Khi đó, mình sẽ truyền tất cả kinh nghiệm để làm sao họ thể hiện thành công vai diễn đó", NSƯT Tiến Hợi chia sẻ.

NSUT-Tien-Hoi-vua-qua-doi-la-ai-3

Lúc sinh thời, vợ chồng ông sống trong căn nhà 130m2. Đó là nơi họ gìn giữ rất nhiều hình ảnh về các vở diễn, bộ phim ông đóng vai Bác Hồ. Khi có khách quý hoặc bạn bè đến thăm, nam nghệ sĩ lại chia sẻ về vinh dự được vào vai Bác Hồ rồi lấy ra rất nhiều hình ảnh, kỷ niệm để bạn bè cùng hàn huyên... 

Nghệ sĩ Tiến Hợi sinh năm 1959, quê cha ở Nghệ An, quê mẹ ở Hà Nội. Các vở kịch ông đã tham gia: Xin lĩnh án tử hình; Vùng lạnh; Chùm hài Oái oăm Đời!; Sám hối; Vòng đời; Vị thánh trong mơ; Những người con Hà Nội…

NSUT-Tien-Hoi-vua-qua-doi-la-ai-5

Các tác phẩm truyền hình, điện ảnh NSƯT Tiến Hợi đóng gồm: Hà Nội - mùa đông 46; Hẹn gặp lại Sài Gòn; Hoa ban trắng; Hoa ban đỏ; Dãy bàn 4 người; Cảnh sát hình sự; Người phán xử; Bi kịch chưa đặt tên…

Ông từng đoạt Huy chương Vàng Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1992 vở Xin lĩnh án tử hình vai Chủ tịch Hồ Chí Minh; Huy chương Bạc vở Vùng lạnh Liên hoan Sân khấu Toàn quốc năm 2018 vai ông Sinh. 

Xem thêm: Vĩnh biệt Trung tá, NSƯT Thế Bình - diễn viên phim "Chạy án"

Đọc thêm

Giáo sư - tiến sĩ Dân tộc nhạc học Trần Quang Hải vừa qua đời lúc 0h ngày 29/12 tại Pháp sau một thời gian dài chống chọi với bệnh nặng.

Vĩnh biệt 'vua muỗng' Trần Quang Hải
0 Bình luận

Nhạc sĩ Phú Quang qua đời vào lúc 8h145 ngày 8/12 sau 2 năm điều trị biến chứng tiểu đường. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn với nền âm nhạc Việt Nam cũng như đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.

Vĩnh biệt nhạc sĩ Phú Quang - người nghệ sĩ đa tài, đa tình, đa cảm nhưng rất lạc quan trước bệnh tật
0 Bình luận

Anh hùng phi công huyền thoại Nguyễn Hồng Nhị - người bắn rơi 8 máy bay Mỹ qua đời vào ngày 25/11, hưởng thọ 84 tuổi. 

Vĩnh biệt Thiếu tướng, Anh hùng phi công huyền thoại Nguyễn Hồng Nhị
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất