NLXH 200 chữ: "Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có"

Đề bài: "Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có" (Ngạn ngữ La tinh). Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Có ý kiến cho rằng: “Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có”. Đúng vậy, mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy sống khoan dung, độ lượng và yêu thương nhau để trong lương tâm của mình luôn có sự giàu có cả tâm hồn. Vậy người độ lượng là gì? Người độ lượng là người biết bao dung, vị tha, luôn sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm từ người khác, biết đùm bọc, che chở, và thậm chí hy sinh lợi ích cá nhân để đổi lấy một điều gì đó có giá trị. Đây là một phẩm chất nhân văn tốt đẹp. Độ lượng là đức tính dễ cảm thông với người có sai sót, lầm lỡ và dễ tha thứ người có độ lượng Người độ lượng thấy mình giàu có là giàu có về tâm hồn, về đời sống tinh thần, giúp ta sống hòa đồng, tiếp thêm sức mạnh cho người khác, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Khi đó con người ta mới sống thanh thản, yêu thương, chan hòa, cởi mở với mọi người hơn bởi không ai sinh ra mà hoàn hảo cả. Trong cuộc sống, ít nhiều sẽ mắc lỗi, Khi bản thân bạn mắc lỗi, bạn cũng cần được tha thứ. Do vậy, hãy tha thứ cho một ai đó khi họ mắc phải lỗi lầm. Đó chính là cách giúp ta thanh lọc về tâm hồn, giúp con người với nhau có mối quan hệ bền chặt và khăng khít hơn. Độ lượng khiến chúng ta nhận được sự kính trọng từ người khác và nó cũng khơi gợi bao phẩm chất tốt đẹp khác.

nlxh-200-chu-nguoi-do-luong-bao-gio-cung-thay-minh-giau-co-0

Tha thứ, độ lượng với người khác cũng có nghĩa là cho người đó cơ hội sửa chữa lỗi lầm của mình, từ đó họ sẽ học được cách cải thiện, hoàn thiện bản thân và có tác dụng giúp cho người trong cuộc nhận ra được lỗi lầm và chân giá trị đời sống, rút kinh nghiệm và sống tốt hơn. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ lại. Mỗi con người ai cũng biết cách tha thứ thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Nếu không biết tha thứ, bỏ qua cho người khác, lưu giữ trong tâm trí mình những bực bội và tức giận, con người sẽ luôn sống trong sự hận thù, mối quan hệ giữa con người sẽ trở nên áp lực, căng thẳng. Người đó sẽ luôn sống cuộc sống thù hằn, vẫn giữ mãi những điều thuộc về quá khứ sẽ trở người thành bảo thủ, cố chấp. Tất cả sẽ trở nên áp lực và không tốt đẹp. Người có lòng bao dung bao giờ cũng có cảm giác thư thái, nhẹ nhõm trong tâm hồn luôn nhìn những biểu hiện sai trái của mọi người bằng cái nhìn đồng cảm chia sẻ. Hãy nghĩ tới những ngày kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bão lửa. Khi giặc thua, đầu hàng, quân dân ta đã tha tội thậm chí lo toan đủ miếng ăn, áo mặc và trả lính về quê hương của họ. Viêc làm ấy khiến những người thua cuộc  cũng tôn trọng quân và dân ta hơn.Tuy nhiên, lòng độ lượng phải đúng lúc, đúng chỗ chứ không phải là bao che, dung túng cho những việc làm cố tình gây tổn hại đến những chuẩn mực đạo đức của con người. Hay trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để thực hiện những mưu đồ đen tối mà không màng đến người khác. Tất cả những người đó chúng ta phê phán và tìm hướng khắc phục.  Tyler Perry đã từng nói rằng: “Khi bạn không tha thứ cho một ai đó, tức là bạn đang quay lưng lại với tương lai của mình. Khi bạn bao dung, điều đó có nghĩa bạn đang tiến về phía trước”. Điều đó thật đúng, lòng độ lượng sẽ giúp ta có tâm hồn thanh thản và dễ chịu hơn hay đúng như ý kiến trên: ‘Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có’’.

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)

- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).

- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)

2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)

- Giải thích các khái niệm liên quan.

- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.

+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.

+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.

- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.

3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)

+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.

Xem thêm: NLXH 200 chữ: "Chỉ có người ngốc nghếch mới tin rằng mình có thể giương cung được mãi"

Đọc thêm

“Thà làm một bông sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông”.

NLXH 200 chữ: Bàn về lối sống tích cực qua câu nói của Tagore
0 Bình luận

“Điều mà cậu thấy sợ hãi không phải bạo lực, mà là năng lượng tiêu cực phát ra từ những kẻ ghét mình. Từ trước đến nay, cậu chưa từng tưởng tượng lại tồn tại ác ý đến mức đấy trên thế giới này".

NLXH 200 chữ: Điều mà cậu sợ hãi nhất...
0 Bình luận

“Chấp nhận bản thân có nghĩa là chấp nhận cả những nỗi đau và điểm yếu của bản thân”.

NLXH 200 chữ: Chấp nhận bản thân
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất