Những câu hỏi "vì sao" của Ngữ văn 12: 2K5 nắm chắc để ăn điểm tuyệt đối

Dưới đây là một số câu hỏi "vì sao" của ác tác phẩm văn học 12 mà 2L5 nên nắm chắc để khi phân thích bài văn có chiều sâu, mang đậm tính nhân đạo của nhà văn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

VÌ SAO NGƯỜI LÁI ĐÒ KHÔNG CÓ TÊN RIÊNG?

Vì tác giả không muốn cụ thể hóa bất cứ một người lái đò sông Đà nào. Công việc vượt sông Đà là một công việc nguy hiểm gian nan, thậm chí có thể mất mạng bất cứ lúc nào. Hàng ngày vẫn có rất nhiều người lái đò làm nhiệm vụ gian nan ấy nên việc tác giả không đặt tên cho người lái đò sông Đà vì muốn khái quát hóa hình tượng chung của rất nhiều người lái đò hàng ngày vẫn làm công việc nguy hiểm nhưng vĩ đại ấy. Những người tài trí và anh hùng như ông lái đò không phải chỉ có một người mà trên đất nước Việt Nam này có rất nhiều người như thế. Và ông lái đò là một đại diện tiêu biểu. Chính vì vậy mà tác giả chỉ gọi ông bằng cái tên chung là "ông lái đò" chứ không đặt cho ông một cái tên cụ thể. Đồng thời để bảo toàn chất vàng mười của người lái đò.

VÌ SAO GỌI CON SÔNG ĐÀ LÀ MỘT NHÂN VẬT?

Gọi con sông Đà là một nhân vật vì con sống dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân là một sinh thể có hoạt động, có cá tính, có tâm hồn, trạng thái phức tạp. Theo Nguyễn Tuân, sông Đà có 2 tính cách: Hung bạo và trữ tình. 

nhung-cau-hoi-vi-sao-cua-ngu-van-12

QUA HÌNH ẢNH ÔNG LÁI ĐÒ, NHÀ VĂN MUỐN PHÁT BIỂU QUAN NIỆM GÌ?

Quan niệm: Người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động hàng ngày.

VÌ SAO TRƯƠNG BA KHÔNG CHỊU NHẬP VÀO XÁC CU TỊ?

Trương Ba hiểu được những rắc rối khi trú ngụ trong thân xác một đứa trẻ lên mười. 

- Trương Ba nhân hậu, không muốn giành lấy sự sống của cu Tị để gây đau khổ cho chị Lụa. Chấp nhận hi sinh để cứu cu Tị.

- Trương Ba đã thấm thía bi kịch sống nhờ, sống gửi, sống không được là chính mình. Sống mà gây đau khổ cho bao người thì đó là cuộc sống vô nghĩa.

VÌ SAO MỊ CẮT DÂY TRÓI CỨU A PHỦ?

Mị muốn vùng lên để làm chủ cuộc sống của chính mình. Nhưng rồi cô lại bị chính người chồng của mình trói lại. Đó là hành động trói buộc cả thể xác và tâm hồn Mị.

Mị ý thức về cuộc sống tự do mới nhen nhóm lại tiếp tục bị tê liệt bởi cuộc sống khổ sai cùng cực, bởi sự đánh đập, hành hạ giã man. Những tưởng rằng tất cả điều đó đã làm mất đi niềm khát khao sống trong Mị nhưng không ai có thể ngờ rằng, nó lại là động lực to lớn để Mị cởi trói cứu A Phủ trong đêm đông.

nhung-cau-hoi-vi-sao-cua-ngu-van-12-h

Hành động cởi trói của Mị đã giải thoát cho A Phủ nhưng nó cũng giống như Mị tự giải thoát cho chính mình. Mị đi tìm quyền sống và tự trao cho mình quyền được sống, quyền được làm người.

Khi nhìn thấy A Phủ bị trói trong nhà thống lí, Mị đã dửng dưng, nhưng rồi khi nhìn thấy hai giọt nước mắt ấy Mị đã tỉnh giấc và rỗi dậy một niềm tin lớn đối với A Phủ. Mị cởi trói cho A Phủ và cả hai cùng chạy trốn, sống 1 cuộc đời đúng nghĩa của cách mạng tự do.

VÌ SAO MỌI NGƯỜI NGẠC NHIÊN KHI ANH CU TRÀNG LẤY THỊ?

Sở dĩ người dân xóm ngụ cư và các nhân vật khác trong truyện như bà cụ Tứ, và cả bản thân Tràng đều đã ngạc nhiên vìa Tràng có vợ giữa cảnh nạn đói đang đe dọa. Tràng là một người có ngoại hình xấu xí, lời ăn tiếng nói cũng cộc cằn, thô kệch. Gia cảnh của Tràng nghèo khổ, lại là dân xóm ngụ cư (không có ruộng đất).m Nguy cơ ế vợ đã rõ. Gặp nạn đói khủng khiếp, cái chết đang đeo bám, mọi người đều nghĩ đến làm gì để ăn sống qua ngày, thì đột nhiên Trang lại lấy vợ. Trong cảnh đói, Tràng "nhặt" được vợ "nhặt" thêm miệng ăn, cũng đồng thời là nhặt thêm tai họa cho mình. Vì vậy, việc Tràng có vợ là nghịch cảnh éo le, buồn vui lẫn lộn, cười ra nước mắt.

Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, cùng bàn tán, phán đoán rồi cũng nghĩa: "Biết có nuôi nổi nhau sống qua cái thì này không?", và họ cũng im lặng. Bà cụ Tứ - mẹ Tràng lại càng ngạc nhiên hơn. Bà lão chẳng hiểu gì, rồi "cúi đầu im lặng" với nỗi lo riêng mà rất chung: "Biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không?". Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình. "Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vẫn đang ngờ ngợ". Thậm chí sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng.

(Nguồn: Lớp văn thầy Linh Key)

Xem thêm: Triết lý sống của những cây bút đoạt giải Nobel Văn học giúp nâng tầm bài NLXH

Ngày 29/6/2023 thi những môn gì?

Đọc thêm

"Tôi vô cùng tâm đắc với ý kiến của giáo sư Hoàng Chí Bảo cho rằng Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là "quốc bảo" của nước  Việt Nam" - PGS.TS Nguyễn Hữu Hợp.

Nghị luận văn học: Tính luận chiến trong 'Tuyên ngôn độc lập' 
0 Bình luận

Ngữ văn là môn thi khiến nhiều sĩ tử lo lắng. Thế nhưng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hệ thống kiến thức một cách logic nhất và an tâm hơn.

Những tác phẩm văn học xuất hiện nhiều lần trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia
0 Bình luận

Nhiều đoạn văn, câu văn của Nam Cao trong các tác phẩm đã trở thành những câu nói nổi tiếng, ẩn chứa những chiêm nghiệm, triết lý sâu sắc về cuộc đời.

11 câu văn đầy tính chiêm nghiệm của Nam Cao có thể vận dụng vào nhiều dạng bài lý luận văn học
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất