Nhìn lại chặng đường nghệ thuật đầy thăng hoa của nhà biên kịch gạo cội Hoàng Tích Chỉ

Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ chính là người đã chắp bút cho nhiều bộ phim nổi tiếng đi cùng năm tháng như "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Em bé Hà Nội". Ông cũng là nhà biên kịch đầu tiên được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo thông tin từ phía gia đình, nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ trút hơi thở cuối cùng vào tối ngày 20/3, hưởng thọ 90 tuổi. Ông ra đi do tuổi cao sức yếu. Sự ra đi của ông là mất mát lớn đối với gia đình và nền văn học nghệ thuật Việt Nam. 

Nói về nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ, đạo diễn - họa sĩ - NSND Hà Bắc cho biết: "Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ là một cây đa, cây đề trong giới nghệ thuật Việt Nam. Điều tôi cảm phục nhất ở ông là bên cạnh tài năng, sự nghiệp nổi bật, ông là một con người nhã nhặn, khiêm tốn".

Theo tìm hiểu, nhà biên kịch gạo cội Hoàng Tích Chỉ sinh ngày 1/9/1932 trong gia đình có truyền thống yêu nước tại làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn (nay là phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Anh trai của ông là họa sĩ Hoàng Tích Chù, nhà báo Hoàng Tích Chu, nhà viết kịch Hoàng Tích Linh.

Nha-bien-kich-Hoang-Tich-Chi-vua-qua-doi-la-ai
Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ tại Lễ trao giải Cánh diều năm 2015

Từ năm 1946, ông đã sớm giác ngộ cách mạng và làm trinh sát ở Ty Liêm phóng Bắc Giang. Đến năm 1956, ông làm trưởng phòng văn nghệ Ty Văn hóa Bắc Giang. Năm 1959, học Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc.

Đến năm 1961, nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ học lớp biên kịch tại Trường Điện ảnh Việt Nam. Năm 1964, ông làm trưởng phòng biên tập Hãng phim truyện Việt Nam, sau giữ chức giám đốc Hãng phim truyện I - Cục Điện ảnh.

Ông là nhà biên kịch thế hệ đầu tiên, gắn với nhiều bộ phim kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam được nhiều thế hệ khán giả yêu mến như:

- Biển gọi (Bông sen bạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ I - 1970);

- Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1973, Bông sen bạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ II - 1973);

- Em bé Hà Nội (Bông sen vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ III - 1975, Giải đặc biệt của ban giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế Matxcơva - 1975);

- Mắt bão (1972) dựng thành phim Tọa độ chết (1985);

- Mối tình đầu (1977, Bông sen bạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ V - 1980, Giải Chiếc thuyền bạc Liên hoan phim hiện thực mới tại Ý - 1981);

- Thành phố lúc rạng đông (1975, Giải Bồ câu vàng đặc biệt, Liên hoan phim Leipzig - CHDC Đức);

- Tiểu thuyết Tướng cướp hoàn lương dựng thành phim truyện SBC; Người đàn bà bị săn đuổi (1990);

- Từ tiểu thuyết Bóng ma rừng Sác dựng thành phim Bông hoa rừng Sác (1995)…

Đặc biệt, bộ phim "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm" được chuyển thể từ tác phẩm Bão tuyến của nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ từng giành giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ II, vào năm 1973.

Nha-bien-kich-Hoang-Tich-Chi-vua-qua-doi-la-ai-7
Cảnh trong phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm của đạo diễn Hải Ninh, biên kịch Hoàng Tích Chỉ

Nhiều tài liệu ghi lại rằng kịch bản của bộ phim được nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ và đạo diễn Hải Ninh viết trong suốt 5 năm, dựa theo một nguyên mẫu có thật ở làng cát Gio Linh, Bến Hải của tỉnh Quảng Trị.

Nhà biên kịch gạo cội đã nhiều lần đạp xe từ Hà Nội vào Quảng Trị để gặp gỡ các nhân vật có thật, chỉnh sửa kịch bản để tái hiện một cách chân thật nhất không khí cuộc kháng chiến ở đây.

Năm 2012, nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật cho các tác phẩm: Trên vĩ tuyến 17 (kịch bản phim truyện); Biển gọi (kịch bản phim truyện); Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (biên kịch thứ nhất phim truyện); Em bé Hà Nội (biên kịch thứ nhất phim truyện); Mối tình đầu (biên kịch thứ nhất phim truyện); Thành phố lúc rạng đông (biên kịch thứ nhất phim tài liệu).

Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ là 1 trong những đại diện cho thế hệ nghệ sĩ tài năng, nhiệt huyết, trách nhiệm với nghề. Với tâm niệm người cầm bút phải bám sát hiện thực cuộc sống nóng bỏng đang diễn ra, ông cùng nhiều nghệ sĩ cùng thế hệ đã có mặt ở chiến trường ác liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhiều nhân vật trong tác phẩm của ông được xây dựng từ những nguyên mẫu ở những nơi ông đã đến, quan sát và trải nghiệm.

Xem thêm: Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Châu - "cha đẻ" ca khúc Thì thầm mùa xuân

Đọc thêm

Ít ai biết được, trước khi trở về với đất mẹ, đạo diễn vũ Minh đặc biệt quan tâm đến cải lương. Anh luôn cố gắng đưa cải lương vào các tác phẩm của mình để gìn giữ bộ môn nghệ thuật này của dân tộc.

Vĩnh biệt Vũ Minh - vị đạo diễn tâm huyết và tài năng
0 Bình luận

Đạo diễn Thạch Thảo từng chia sẻ, cô mời Bảo Bảo đóng "Gạo nếp gạo tẻ" vì ấn tượng với đôi mắt biết nói của nam diễn viên. Thời điểm đó, Bảo Bảo diễn xuất trưởng thành hơn tuổi thật.

Xem lại thước phim lấy nước mắt khán giả của Bảo Bảo trong 'Gạo nếp gạo tẻ': Vĩnh biệt nam diễn viên tài năng!
0 Bình luận

Theo gia đình, kỷ lục gia Xuân Diệu gặp sự cố và qua đời khi đi câu cá. Hiện gia đình đã tìm thấy thi thể của ông và đang tổ chức tang lễ.

Vĩnh biệt kỷ lục gia Xuân Diệu - người dùng mắt phun sữa dài 2,6 mét
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất