Nam sinh mù nỗ lực học hành giành học bổng, sáng tạo ngón tay giả bán tự động
Tuy không may bị mù từ nhỏ, nam sinh Huỳnh Ngọc Hiếu vẫn nỗ lực học hành và đạt nhiều thành tích đáng nể.

Huỳnh Ngọc Hiếu - sinh viên năm nhất ngành công nghệ marketing, Đại học Kinh tế TPHCM - là một trong 56 gương mặt sinh viên khu vực phía Nam nhận học bổng SCG Sharing the Dream năm 2023 do Thành Đoàn, Hội Đồng đội TPHCM, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TPHCM tổ chức.
Học bổng này có trị giá 15 triệu đồng/suất dành cho sinh viên có thành tích học tập tốt (điểm trúng tuyển đạt từ 26 điểm trở lên đối với sinh viên năm nhất, điểm trung bình tích lũy đạt từ 8,0/10 điểm trở lên đối với sinh viên năm 2), có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có ý chí phấn đấu.
Ngoài ra, chương trình còn trao 12 suất học bổng bảo trợ cho sinh viên có thành tích học tập tốt, duy trì đến khi các em ra trường.
Là người khiếm thị, Huỳnh Ngọc Hiếu chia sẻ, từ nhỏ em đã ý thức được mình sẽ phải dành nhiều thời gian, công sức cho mọi việc, đặc biệt là việc học so với bạn bè bình thường.

Ánh sáng chính là bóng tối, đối với Hiếu, khiếm khuyết đã kéo theo nhiều trở lại trong việc sinh hoạt hàng ngày và cả hành trình phát triển bản thân.
Khi không thể nhìn mọi thứ đôi mắt, bằng ánh sáng sẽ kéo theo hàng loạt rào cản khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp, di chuyển, tiếp cận các nguồn liệu học tập... Hiếu đã từng rơi vào hoang mang, tự ti khi không xác định được mục tiêu của bản thân.
Cũng đã có lúc Hiếu muốn bỏ cuộc nhưng rồi thứ em nhìn thấy trước mắt mình, trong bóng tối là cha mẹ - hai người luôn không ngừng nghỉ tìm mọi điều tốt đẹp nhất cho con. Chính họ đã vực Hiếu dậy với suy nghĩ: "Mình phải học, mình phải cố gắng!".
Động lực lớn nhất đầu tiên với Hiếu chính là muốn gia đình, muốn bố mẹ nhìn thấy được sự nỗ lực của mình. Vượt qua những khó khăn về khiếm khuyết cơ thể, học ngày học đêm, nhiều năm liền, Hiếu luôn là học sinh giỏi.
Năm vừa rồi, Hiếu gây bất ngờ khi trúng tuyển vào Đại học Kinh tế TPHCM, một trong những trường top đầu ở khu vực TPHCM.

Không chỉ dừng lại ở việc học, Hiếu còn "bung" mình ở nhiều hoạt động như giành giải đồng tại Paragame năm nay; tham gia tích cực tham gia vào các dự án cộng đồng hỗ trợ người yếu thế.
Huỳnh Ngọc Hiếu chia sẻ, bản thân chính là người trong cuộc, trải qua những cảm giác, cung bậc của người yếu thế. Hiếu hiểu phần nào, điều nhiều người yếu thế, khiếm khuyết thiếu chính là những góc nhìn tích cực. Bởi vậy, cậu luôn ấp ủ mình có thể làm được những điều gì đó để hỗ trợ người yếu thế tích cực hơn, tin vào bản thân hơn.
Cũng là một trong những gương mặt xuất sắc nhận học bổng, Nguyễn Trọng Tính - sinh viên năm 4, Trường Đại học Cần Thơ - không chỉ có thành tích học tập nổi bật, tham gia nhiều hoạt động xã hội. Tính còn được biết đến là trưởng nhóm E-Fairy, chế tạo dự án "Ngón tay giả bán tự động" nhằm giúp đỡ người khuyết tật.
Ý tưởng này đến với Tính và nhóm bạn cùng trường từ thực tế nhiều người bị mất ngón tay do tai nạn ngoài ý muốn. Chính người thân của một thành viên trong nhóm cũng bị mất ngón tay do tai nạn. Họ quan sát và thấy những nạn nhân này còn ít được tiếp cận với công nghệ hỗ trợ vận động.

Sau nhiều lần thất bại, dự án thành công khi chế tạo ra ngón tay giả bán tự động giúp phục hồi chức năng của ngón tay bị mất, giúp thuận tiện hơn trong sinh hoạt và công việc, mang đến giá trị tích cực cho xã hội.
Nhóm thiết kế trên phần mềm dựa trên các thông số thu thập được tạo ra sản phẩm với kích thước phù hợp với từng khách hàng, in 3D chất liệu nhựa tạo ra sản phẩm chống thấm nước với chi phí thấp.
Với giá trị nhân văn của sản phẩm và tính ứng dụng cao, mới đây, dự án này đoạt giải nhất cuộc thi "Dự án khởi nghiệp tiềm năng trong học sinh, sinh viên Trường Đại học Cần Thơ mở rộng năm 2023".
Theo Dân Trí
Xem thêm: Người thầy khuyết tật vượt nghịch cảnh, đào tạo nhiều học sinh đỗ đại học
Đọc thêm
Dựa vào thuật số trong phong thủy của các hiền nhân thời xa xưa, bạn hoàn toàn có thể căn cứ vào ngày tháng năm sinh của mình để biết cuộc đời giàu hay nghèo.
Từng trượt NV1 đầu vào, nam sinh Chế Quang Huy quyết định nỗ lực học hành để lội ngược dòng, nay là thủ khoa đầu ra.
Vốn sinh ra ở làng quê nhỏ, nhờ nỗ lực học hành mà anh Nguyễn Tuấn Anh trở thành phó giáo sư đại học top 60 thế giới.
Tin liên quan
Vận dụng những nhận định này vào bài viết chắc chắn sẽ nâng cấp bài văn và mang về điểm số ấn tượng cho bạn.
Bà Nguyễn Xuân Tú – Giám đốc Điều hành Quỹ Hy Vọng (Hope Foundation) bị ám ảnh bởi những đôi chân trần, tiếng khóc trẻ em trong vụ sạt lở. Vì thế, bà quyết tâm "bất kể thế nào cũng phải xây trường ngay".
Tuy thi thử chỉ đạt IELTS 6.5, nhưng ở lần thi chính thức, nữ sinh Sài Gòn Nguyễn Lê Cát Quyên đã đạt điểm IELTS 8.5.