Phía sau tấm HCB của Felisberto de Deus là chuyện ít biết về đời sống của VĐV Timor Leste: Khó khăn nhưng vẫn tận lực thi đấu vì màu cờ sắc áo

Đoàn thể thao Timor Leste đến tham dự SEA Games 31 với tinh thần thượng tôn thể thao và khát khao quảng bá hình ảnh đất nước ra năm châu. Nhưng ít ai biết được, để đến được đây họ đã trải qua rất nhiều khó khăn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lá cờ Việt Nam của VĐV làm nên kỳ tích đoàn thể thao Timor Leste

Felisberto de Deus là đại diện của thể thao Timor Leste tham dự nội dung 10.000m nam ở SEA Games 31. Trước đó, nam vận động viên này đã làm nên kỳ tích với tấm HCB ở nội dung 5.000m nam. 

Đây là tấm huy chương điền kinh đầu tiên mà đoàn thể thao Timor Leste trong lịch sử tham dự SEA Games. Càng giá trị hơn khi đây là môn thể thao Olympic.

Tấm huy chương này giống như một đòn bẩy giúp Felisberto De Deus tự tin hơn, quyết tâm hơn. Sau đó, Felisberto tiếp tục về nhì nội dung 10.000m nam, thua VĐV Nguyễn Văn Lai của Việt Nam. Đồng đội của Văn Lai là Lê Văn Thao nhận HCĐ.

Hanh-trinh-den-voi-SEA-Games-31-day-kho-khan-cua-VDV-Timor-Leste-9

Sau khi về đích, nhận thấy 2 VĐV Việt Nam đang ăn mừng thành tích, Felisberto đã chạy đến chung vui một cách rất tự nhiên và thân tình. Dù không thể bước lên bục cao nhất nhưng với thành tích đáng tự hào này, VĐV người Timor Leste đã không thể kìm nén cảm xúc.

Ngay sau đó, Felisberto bất ngờ cầm một lá cờ Việt Nam nho nhỏ bên cạnh lá cờ Timor Leste để cùng ăn mừng với người hâm mộ nước chủ nhà.

Tin rằng, SEA Games 31 tại Việt Nam sẽ trở thành dấu ấn khó phai trong sự nghiệp thi đấu nói riêng của Felisberto và thể thao Timor Leste nói chung. Và có lẽ, đó cũng là lý do mà VĐV này cũng nâng niu, trân trọng lá cờ Việt Nam bên cạnh lá cờ quốc gia mình.

Đời sống nhọc nhằn của các VĐV Timor Leste

Felisberto de Deus đã cố tìm lá cờ Tổ quốc để ăn mừng chiến tích nhưng ai đó đã đưa nhầm lá cờ Brunei, khiến anh lại phải tìm kiếm một lần nữa.

Felisberto đã chiến đấu với niềm tự hào của một người Timor Leste và mong đợi giây phút giương cao lá cờ Tổ quốc. Thật bực bội khi không thể làm điều đó ngay. Lúc có được lá cờ từ một bạn Tình nguyện viên, anh sung sướng đưa nó lên đầu và chạy vòng quanh sân một lần nữa.

Hanh-trinh-den-voi-SEA-Games-31-day-kho-khan-cua-VDV-Timor-Leste-7
Felisberto ăn mừng chiếc huy chương Bạc SEA Games 31 cùng HLV của mình

Có thể thấy, ý thức dân tộc của nam vận động viên này là vô cùng lớn. Điều đó thể hiện rõ nét trong các bài đăng trên facebook cá nhân của anh. Chúng luôn gắn với biểu tượng lá cờ Tổ quốc cùng hình trái tim. 

Trong bức hình đi tập tễnh trên đường chạy, anh viết rằng: "Tôi cần vượt qua nỗi đau để mang vinh quang về cho Tổ quốc, khiến cả thế giới biết đến Timor Leste".

Nếu tinh ý, bạn có thể thấy, thật ra, không chỉ riêng gì Felisberto đã và đang cố gắng làm rạng danh đất nước. Cách đây 10 năm, khi tham dự Olympic London 2012, đàn anh của Felisberto, VĐV điền kinh Augusto Ramos Soares chia sẻ rằng: "Rất nhiều quốc gia không biết gì về Timor Leste”. Vậy nên, bên cạnh niềm vui được đại diện cho đất nước, anh còn có nhiệm vụ, giới thiệu một Timor-Leste mạnh mẽ và có khả năng cạnh tranh ra thế giới.

Hanh-trinh-den-voi-SEA-Games-31-day-kho-khan-cua-VDV-Timor-Leste-8
Các vận động viên của Timor Leste

Khi ấy, Augusto phải tập luyện và thi đấu trong điều kiện thiếu thốn đủ bề bởi chính phủ không có kinh phí hỗ trợ.  Trước đó, các vận động viên Paralympic tới Sydney 2000 chỉ với vài bộ quần áo cũ. Cảnh sát Australia phát hiện ra điều đó lúc kiểm tra hành lý. Họ đã kêu gọi người dân địa phương hỗ trợ, từ quần áo đến thực phẩm và dụng cụ thể thao.

Ở thời điểm hiện tại, mọi thứ đã khá hơn nhiều. Song nếu đem ra so sánh với mặt bằng chung của thế giới hay đơn giản như tại Đông Nam Á thì cuộc sống của các VĐV Timor Leste vẫn ở dưới mức chuẩn. Nếu nhìn các video luyện tập mà Felisberto chia sẻ thì có thể thấy, anh phải tập từ sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh cái nắng như đổ lửa hoặc cơn mưa rào nhiệt đới.

Nơi tập luyện của anh là bãi biển đầy rác và sỏi hoặc ở sân vận động đang xuống cấp nghiêm trọng, đường chạy lồi lõm, đường ống nước vắt ngang qua. Trang thiết bị để tập luyện cũng rất đơn sơ. 

Hanh-trinh-den-voi-SEA-Games-31-day-kho-khan-cua-VDV-Timor-Leste-6
Felisberto tập luyện trong điều kiện thiếu thốn cơ sở vật chất

Từ đó có thể hình dung, Felisberto cùng các đồng đội phải tập luyện trong hoàn cảnh thiếu thốn về cơ sở vật chất. Bên cạnh đó cũng có thể hình dung, các VĐV cũng ít có khả năng tiếp cận dinh dưỡng và chất bổ sung như các VĐV ở các quốc gia khác. 

Có thể người hâm mộ Việt Nam chưa biết, Felisberto năm nay mới 23 tuổi. Nhưng gương mặt của anh lại hiện rõ là một người từng trải, khắc khổ và gầy gò.

Khi dịch bệnh kéo đến cộng với mưa lũ đã khiến các vận động viên Timor Leste rơi vào cảnh tập luyện khổ sở hơn. Khi dự Olympic Tokyo hồi năm ngoái, Tổng thư ký Ủy ban Olympic Quốc gia Timor Leste tiết lộ VĐV bơi lội Imelda Ximenes Belo phải tập trên cạn hoặc ở biển, nơi có những con cá sấu nước mặn rình rập.

Hanh-trinh-den-voi-SEA-Games-31-day-kho-khan-cua-VDV-Timor-Leste-4
VĐV bơi lội Imelda Ximenes Belo

Ở kỳ SEA Games 31, Belo cũng là 1 trong 89 VĐV của đoàn thể thao Timor Leste. Ở nội dung 800m tự do hôm 16/5, Belo bị các đối thủ bỏ xa hơn 4 vòng bể. Nhưng cô gái này không bỏ cuộc, vẫn kiên trì thực hiện hết bài thi và cán đích  chậm hơn người thứ 7 tới 3 phút.

Tinh thần thi đấu quyết tâm dù không đoạt huy chương này lại khiến khán giả nhớ về kỳ Olympic 2020 mà Felisberto cũng tham dự. Dù bị loại ngay vòng đầu tiên nhưng anh đã lập kỷ lục quốc gia mới ở nội dung chạy 1.500 mét với thời gian 3 phút 51 giây 03. Có thể không cạnh tranh được với các đối thủ quá mạnh, song Felisberto vẫn nỗ lực chiến thắng chính mình và ghi dấu ấn.

Ngay trước thềm SEA Games 31, Felisberto còn chịu nỗi đau mất chị gái. Sau đó, cùng cả đội trải qua hành trình dài mệt mỏi để tới Việt Nam.

Hanh-trinh-den-voi-SEA-Games-31-day-kho-khan-cua-VDV-Timor-Leste-3
Đại gia đình Felisberto trước căn nhà của họ

Chuyến bay của họ bị trì hoãn ở Malaysia, khiến tất cả phải nằm ngủ co quắp ngay trên sàn nhà ga. Ấy vậy mà trong một clip ghi lại cảnh tượng đó, Felisberto vẫn cười đùa đầy lạc quan. Tâm trạng háo hức được tranh tài SEA Games đánh bật mọi mệt mỏi.

Sau tất cả, Felisberto và các VĐV Timor Leste không chỉ ghi dấu ấn bởi tinh thần thể thao cao thượng, mà còn bởi ý chí, nghị lực. Họ thi đấu vì tình yêu thể thao cao thượng, họ thi đấu kiên cường vì mong muốn hình ảnh đất nước được nhiều người biết đến... 

Thể thao, không chỉ là nơi khẳng định bản thân, thể thao còn là nơi tôn vinh giá trị cao đẹp, phẩm chất đáng ngưỡng mộ của con người. Họ tận tâm tận lực đến phúc cuối cùng, tất cả vì màu cờ sắc áo của đất nước mình.

(T/h Tiền phong)

Xem thêm: Phía sau vinh quang của tấm vé dự World Cup: Cầu thủ nữ lương 5 triệu/tháng, làm đủ nghề để mưu sinh

Đọc thêm

8 tuyển thủ bóng ném nam Việt Nam không chỉ giỏi về thể thao mà còn có bằng thạc sĩ, luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống bằng "nghề tay trai".

Câu chuyện truyền cảm hứng từ 8 tuyển thủ bóng ném nam VN vừa giành HCV SEA Games 31: Là thạc sĩ, từng chạy xe ôm công nghệ
0 Bình luận

Nhìn lại hành trình của mình, tuyển thủ Hồ Thị Lý nhoẻn miệng cười: "Tính ra em làm phụ hồ là may mắn đấy, nhờ nó mà em mới có duyên với Rowing".

Ngã rẽ cuộc đời từ phụ hồ đến vô địch Rowing châu Á và SEA Games 31 của tuyển thủ Hồ Thị Lý
0 Bình luận

Nghị lực và ý chí không từ bỏ đã giúp Nguyễn Thị Oanh vượt qua bệnh tật, trở lại với đường chạy. Và trái ngọt chính là 3 tấm HCV SEA Games.

Chuyện về nghị lực và ý chí phi thường của cô gái 'vàng' Nguyễn Thị Oanh - 2 ngày giành 3 HCV SEA Games 31
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất