"Hâm nóng" cho những từ ngữ quen thuộc trong văn học

Với những cách sử dụng từ ngữ dưới đây sẽ khiến bài viết của bạn trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người chấm hơn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1. Các bạn có thể thay những cách gọi "tác giả" bằng:

(1) Cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam

(2) Người nghệ sĩ tận tuỵ đã khiến cuộc đời “hiện hình bằng giấy trắng mực đen” (Nam Cao).

(3) Người sáng tác là một nhà khảo cổ đã "đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử" (Nguyễn Minh Châu)

(4) Những trang thơ chân tình, dung dị ấy đã đến từ một đôi bàn tay “như đôi lá xanh dung dị, gần gũi” (Thanh Thảo), lật giở từng lớp lá đời sống để tái hiện vào câu chữ. 

(5) “Người truyền đạo” (chữ dùng của Kim Lân) qua từng câu chữ. 

(6) Như “con ong biến trăm hoa thành một mật” (Chế Lan Viên), người cầm bút luôn ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh cao cả trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật ngôn từ của mình.

(7) Người thư kí trung thành của những trái tim” (Đuybralay). 

Người kiến trúc sư tài ba đã xây nên những tòa lâu đài văn thơ đồ sộ, in dấu ấn sâu đậm vào lòng người đọc…

ham-nong-cho-nhung-tu-ngu-quen-thuoc-trong-van-hoc

2. Các bạn có thể không chỉ gọi “tác phẩm”, mà còn là: 

(1) Hạt mật kết tinh từ những cần mẫn của “vạn chuyến ong bay”.

(2) Khúc tình si" được chắt chiu và ấp ủ từ muôn “tuần tháng mật” tâm huyết nơi thi nhân/văn nhân;

(3) “Lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, niềm vui và tự do, cái cao rộng của tâm hồn người và sức mạnh của tri thức chiến thắng bóng tối như một mặt trời không bao giờ tắt” (C. Pauxtopxki) của nhà văn...; 

(4) “Bông hồng vàng” vô giá của nghệ thuật

(5) “Hạt bụi quý" của người nghệ sĩ...;

(6) Chất hiếm “radium” mà người nghệ sĩ đã kí thác vào cuộc đời… 

3.  “Có những giấc mơ mình sẽ mơ, và có những cuộc đời mình sẽ sống cùng với cuộc đời chính mình đang sống” (Thanh Thảo). Khi đặt bút lên trang viết, đôi khi nó không chỉ là một bài thi Văn để lấy điểm cao, mà nó còn là kết tinh từ những năm tháng miệt mài đèn sách của các em, là giấc mơ và cuộc đời trên trang viết mà mình sẽ sống cùng nhân vật, hiểu cho nhân vật và tái hiện mọi niềm vui, nỗi khổ của nhân vật trên đó. Vậy nên cũng sẽ thật tâm huyết và trọn vẹn nếu các em luôn chú tâm dưỡng sâu kiến thức của mình, làm mới góc nhìn của mình để bài văn cuối cấp này thật toả sáng nhé.

(Thưởng thức sách)

Xem thêm: Đoạn NLXH 200 chữ từ câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Đó là sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa với cảnh bạo hành của gia đình làng chài.

Chiếc thuyền ngoài xa và sự đối lập đau xót
0 Bình luận

Dưới đây là những dẫn chứng nghị luận xã hội giúp bạn có một bài viết, đoạn văn mới lạ, hấp dẫn.

7 dẫn chứng vạn năng giúp bài NLXH trở nên hấp dẫn, mới lạ
0 Bình luận

Nói đến Hoàng Cầm là nói đến những cuộc tình si. Ông bảo ông sớm có cái buồn cô đơn khi mới lên 5, lên 7. Có lần ông từng bảo: “Giời bắt tội tôi yêu sớm quá”.

Hoàng Cầm - Thi sĩ yêu sớm nhất trên văn đàn
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất