[Góc review sách]: Người đẹp ngủ mê - cuốn tiểu thuyết chứa đựng nhiều đối cực

Người đẹp ngủ mê" - cuốn tiểu thuyết kinh điển của cố nhà văn Nhật Bản Kawabata Yasunari, chủ nhân giải Nobel Văn học năm 1968.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thông tin sách

Tên sách: Người đẹp ngủ mê

Tác giả: Yasunari Kawabata

Thể loại: Truyện dài - Tiểu thuyết, Truyện

Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn

Nội dung sách

"Người đẹp ngủ mê" do dịch giả Quế Sơn chuyển ngữ, tái bản trong nước cuối tháng 11. Tác phẩm xuất bản từ đầu năm 1961, dựa trên kịch bản sân khấu kabuki Những mỹ nữ, công diễn vào khoảng thế kỷ 17 ở Nhật Bản.

"Người đẹp ngủ mê" là tác phẩm xoay quanh ông lão Eguchi ghé thăm ngôi nhà của những trinh nữ xinh đẹp tuổi chưa đầy 20. Họ bị gây mê bằng thuốc ngủ liều cao, khỏa thân trong tình trạng ngủ say. 

goc-review-sach-nguoi-dep-ngu-m9-0
Bìa sách "Người đẹp ngủ mê". Tác phẩm dày 160 trang, tái bản trong nước cuối tháng 11

Trong đêm tối như vậy, Eguchi có những hồi tưởng, hoài niệm khoắc khoải khác nhau về những người đàn bà đã đi qua đời ông. Đây là một ẩn dụ về sự tiếc nuối những văn hóa, những vẻ đẹp xưa kia ở Nật Bản chỉ có thể gợi lại qua những khung cảnh, những hình ảnh tương tự, gần giống như thế.

Việc ngủ cạnh những cô gái khiến Eguchi khám phá nhiều cung bậc cảm xúc, đồng thời nhận ra sự cô đơn của mình. "Một nỗi cô đơn buồn bã trào lên. Nhưng hơn cả nỗi cô đơn hay nỗi buồn rầu, chính là nỗi cô chiếc tuyệt vọng của tuổi già như thể đông lạnh hẳn trong ông", Kawabata viết.

Tác phẩm không chỉ tràn ngập những mỹ từ, như "bàn tay mịn và đẹp, mái tóc trinh trắng, đôi má ửng đỏ, cổ và vai trông tươi và trẻ", mà còn suy tưởng về quy luật của thời gian, sự sống và cái chết, nỗi hoài niệm quá khứ, khao khát tương lai. Đời sống xã hội mang nhiều tổn thương, khiến con người dễ rơi vào tâm trạng cô đơn, tiếc nhớ những tháng ngày quá khứ.

Càng về cuối, Kawabata càng đào sâu ký ức của nhân vật chính, nhằm giúp Eguchi tìm lại được cảm xúc thuần túy nhất. Eguchi tin những lão già như mình, khi có dịp trú ngụ tại ngôi nhà của các mỹ nữ, không chỉ nhìn lại thời trai trẻ mà cố quên đi những việc tiêu cực xảy ra trong cuộc đời. Từ khía cạnh này, Eguchi liên tưởng những người đẹp ngủ mê là hiện thân của thần tiên trong các truyền thuyết.

"Cô gái ngủ mê man như chết nhưng thời gian sinh tồn của nàng đâu có ngưng chảy, vậy nàng có giữ được thời gian đó không hay là nó chảy tuột vào một vực sâu không đáy? Nàng không phải là một búp bê sống, vì không thể có búp bê sống trên thế gian này; nàng được biến thành một đồ chơi sống, để các cụ già đã mất năng lực đàn ông không bị cảm thấy xấu hổ. Không, không phải một đồ chơi: đối với các cụ, nàng chính là cuộc sống. Một cuộc sống người ta có thể sờ mó được, một cách tự tin", Kawabata nhận định.

goc-review-sach-nguoi-dep-ngu-m2-7
Bìa trong của tác phẩm "Người đẹp ngủ mê" năm 2023

"Người đẹp ngủ" mê đem lại những cảm xúc thẩm mỹ độc đáo, đồng thời để lại nhiều khoảng trống, nhiều băn khoăn để độc giả tự khám phá bằng trình độ thưởng thức của mình. Người đẹp ngủ mê chứa đựng nhiều đối cực: tuổi già - tuổi trẻ, cái đẹp - cái chết, tội lỗi - trong sạch, tha hóa - nguyên sơ… Vì vậy, Kawabata Yasunari dẫn dắt độc giả qua tầng tầng lớp lớp ngữ nghĩa vận động không ngừng, tạo nên sự khác biệt trong cảm nhận khi đọc tác phẩm.

Tác phẩm được giới chuyên môn và nhiều độc giả đánh giá cao. Năm 1968, Người đẹp ngủ mê giúp Kawabata Yasunari trở thành tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học. Đại diện Viện Hàn lâm Thụy Điển nhận xét: "Tác giả tôn vinh cái đẹp hư ảo, đồng thời khắc họa nỗi buồn hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và định mệnh con người".

Trên trang đánh giá sách Goodreads, độc giả Jim Fonseca viết: "Những dòng văn mở đầu câu chuyện góp phần che đậy nỗi khao khát và ký ức tình yêu trong quá khứ của nhân vật. Tác phẩm có chút kinh dị nhưng hấp dẫn, khắc sâu vào tâm trí tôi".

Về tác giả: 

Kawabata Yasunari (1899–1972) sinh ra ở Osaka, mồ côi năm lên 2 tuổi. Từ đó, ông và chị sống lần lượt cùng ông bà ngoại và gia đình người dì. Kawabata Yasunari là tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên và người châu Á thứ ba đoạt giải Nobel Văn học (năm 1968).

Những sáng tác văn chương, những tiểu luận mỹ học và phê bình văn học của Kawabata Yasunari, qua thời gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phương Đông học trên khắp các châu lục, có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới, phản ánh nhiều phương diện của văn hóa Nhật cũng như những rung cảm đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật.

Xem thêm: [Góc review sách]: Khi hơi thở hóa thinh không - Cái chết = Hồi kết?

Đọc thêm

“Mặt trời thì màu đỏ, mây thì màu xanh, còn em nhớ anh” là cuốn sách sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện tình yêu hàng ngày, những gì gần gũi nhất, đồng cảm nhất, là những suy nghĩ xác thực nhất của một người đã đang và luôn mong muốn được yêu.

[Góc review sách] Mặt trời thì màu đỏ, mây thì màu xanh, còn em nhớ anh - Nếu không trưởng thành thì ai sẽ thay ta gánh vác cuộc đời?
0 Bình luận

"Giá trị của sự tử tế" là một cuốn sách của tác giả Piero Ferrucci mang đến cho con người một cái nhìn mới về khả năng chữa lành những tổn thương và vươn lên một cuộc sống hạnh phúc của con người.

[Góc review sách] Giá trị của sự tử tế - Chữa lành những tổn thương của con người
0 Bình luận

"Thất lạc cõi người" là muốn cuốn tự truyện của tác giả Dazai Osamu, đây được xem là một cuốn sách đau thương đến ám ảnh trong cuộc đời của ông.

[Góc review sách] Thất lạc cõi người - Làm sao để sống với một trái tim mềm yếu giữa thế gian đầy sỏi đá?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất