[Góc review sách] Thất lạc cõi người - Làm sao để sống với một trái tim mềm yếu giữa thế gian đầy sỏi đá?

"Thất lạc cõi người" là muốn cuốn tự truyện của tác giả Dazai Osamu, đây được xem là một cuốn sách đau thương đến ám ảnh trong cuộc đời của ông.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 03/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Thất lạc cõi người" miêu tả thứ bi kịch đau đớn của con người, đó là không biết làm thế nào để kết nối được với thế gian. Sống mà tưởng chừng như đã chết. Là người mà không có cách nào để sống như một con người.

Nghe thật nực cười, cũng thật đau xót, nhưng đó lại là bi kịch có thật của Oba Yoyo (nhân vật chính trong tác phẩm) và cũng là hiện thân của Dazai Osamu. Dazai đã sống gần 40 năm đầy tăm tối để gom hết nỗi uất ức trong lòng mà viết lên tác phẩm "Thất lạc cõi người". Có thể coi thứ văn chương của Dazai là thứ văn chương dùng cả cuộc đời để đánh đổi.

that-lac-coi-nguoi-4

Cuốn sách được viết dựa trên bối cảnh của Nhật Bản trong những năm chiến tranh thế giới thứ 2 sắp đi đến hồi kết. Oba Yoyo, một con người đầy nhạy cảm trước những xoay vần của xã hội luôn phải cố gắng để hòa nhập với thế giới đầy biến động này. 

Yoyo là con trai của một chính trị tài ba, từ khi còn nhỏ anh đã biết được bản thân mình không giống với những con người bình thường ngoài kia. Anh quá nhạy cảm, quá hiểu chuyện, sống nội tâm và từ bé đã có thể nhìn thấu được lòng người giả dối.

Anh sợ hãi khi thấy cha của mình và những người xung quanh ông miệt thị nhau nhưng bề ngoài vẫn cười nói vui vẻ với nhau. Những người trong gia đình anh luôn cẩn trọng với nhau mà không thể hiện tình cảm với nhau. Những người bạn của mình, anh cũng không thể hiểu được, bởi họ là những người trước nay đều chỉ sống với khuôn phép như vậy mà thôi.

Anh không có cách nào thoát ra được, vì vậy nên Yoyo trở nên mất kết nối với những người xung quanh. Anh thấy hoảng sợ với cách mà mọi người đối xử với nhau quá giả tạo, chê cười nhau, căm ghét nhau nhưng trong lòng lại không nói ra. Họ luôn tỏ ra lễ phép và sống khiêm nhường nhưng thực chất thì trong lòng đầy nghĩ xấu xa. Anh thấy sợ hãi, sợ hãi cả thế gian này. 

“Thế gian cụ thể là gì đây? Là số nhiều của con người chăng? Cái thực thể của thế gian nằm ở đâu kia chứ? Cho đến bây giờ tôi sống mà cứ nghĩ thế gian toàn là một cái gì đó cường liệt, khắc nghiệt và vô cùng đáng sợ”

that lac giua nhan gian

Trước những xoay vần của thời cuộc, anh không muốn sống một cuộc đời như vậy. Yoyo chỉ còn cách đeo cho mình hững chiếc mặt nạ khác nhau để che giấu đi cảm xúc thật của mình. Nhưng người trưởng thành trong gia đình có người thân làm chính trị gia đều phải sống một cuộc đời như thế. Thế là anh luôn cố gắng đứng ngoài vòng vây bão tố ngoài kia.

Thế nhưng điều ấy đâu phải dễ. Yoyo chỉ còn cách đeo lên mình chiếc mặt nạ của chú hề để che giấu cảm xúc nội tâm của mình. Yoyo không bộc lộ năng lực văn chương hội họa dù bản thân là một người tài giỏi. Anh chỉ cố gắng sống như một gã hề, một kẻ không tài cán, không hiểu biết gì về cuộc đời. Đó có lẽ là cách duy nhất để không bị ép buộc trong một khuôn khổ nhất định.

“Thành ra tôi tự chôn giấu nỗi đau khổ của mình trong một cái hộp nơi đáy tim, cố gắng không để lộ ra sự thống khổ và căng thẳng một chút nào, dưới vẻ mặt tươi cười ngây thơ vô tội và vai diễn chú hề tài ba của tôi cuối cùng cũng đã được hoàn thành.”

Vốn sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc nhưng chính cái gốc rễ cao quý ấy lại khiến Yoyo cảm thấy mệt mỏi vì phải sống theo những khuôn phép. Anh buộc phải trở nên xuất sắc, phải khiêm nhường, không được kết giao với những bạn bè không cùng đẳng cấp, không được bộc lộ cảm xúc của mình mà phải luôn ứng xử một cách thanh nhã. Đó là những điều mà một kẻ xuất thân “trâm anh thế phiệt” phải làm được, phải luôn tu dưỡng để bản thân xứng đáng với dòng tộc của mình. Trở thành gã hề kém cỏi đối với Yoyo mà nói chính là cách duy nhất để anh không phải sống cuộc đời giả dối.

“Dù sợ hãi con người đến cùng cực nhưng tôi dường như không thể nào dứt bỏ được con người. Vì vậy tôi gắng nối kết với con người bằng một sợi dây mong manh của chú hề. Bề ngoài thì cười liên miên bất tuyệt còn bên trong luôn toát mồ hôi vì thập phần nguy hiểm có thể nói đến mức thử ngàn lần mà không biết chắc có lần nào thành công hay không”

Ở thế giới này, mọi người lừa dối cảm xúc của nhau để giữ bản thân luôn đẹp đẽ trong mắt người khác. Còn anh, anh chọn trở thành một gã hề ngu ngốc, biến mình thành xấu xí trong mắt mọi người, để không ai ép mình vào khuôn mẫu, để được tự do sống với cảm xúc của mình. 

Đeo lên chiếc mặt nạ, liệu ai sẽ hiểu gã hề đang nghĩ gì, liệu ai sẽ thấy giọt nước mắt ẩn đằng sau mặt nạ của anh? Càng trưởng thành càng cô đơn và lòng anh luôn có một nỗi sợ hãi, sợ mọi người phát hiện ra lời nói dối của mình, phát hiện anh là kẻ sống nội tâm, có một trái tim mềm yếu giữa cuộc đời đầy sỏi đá.

that-lac-coi-nguoi-1

“Tôi không muốn người ta phát hiện cái nỗi lòng u uất của thằng hề để rồi đột nhiên phải đề phòng mình. Mặt khác tôi cũng nghi ngờ là nếu như người ta không nhận ra bản chất con người thật của tôi, thì người ta sẽ xem đó như là một trò mới của thằng hề và lấy nó để làm đề tài đùa cợt.”

Chàng thanh niên Yoyo khi trưởng thành là càng dần xa cách với con người hơn. Sợi dây mong manh kết nối giữa anh với thế giới ngoài kia ra càng lúc càng ngắn lại. Yoyo mang trong người cả nỗi sợ hãi và sự trống trải vì không một ai hiểu lòng anh.

Yoyo có giấc mơ lớn, đẹp đẽ và diệu kỳ, anh cũng có đủ tài năng để hoàn thành giấc mơ ấy. Anh muốn trở thành một hoạ sĩ vẽ những bức tranh trừu tượng. Nhưng không phải cứ có năng lực và ước mơ là sẽ thực hiện được.

Người đời cười chê Yoyo chỉ là một kẻ vô dụng, anh chỉ có thể im lặng. Những tư tưởng lớn của thiên tài thật sự chưa bao giờ là thứ được dễ dàng chấp nhận trong xã hội. Thật khó để người như Yoyo tồn tại trong một thế giới được gây dựng bằng sự kết nối của những con người lãnh cảm. Cuộc đời của anh có thể gói gọn trong một tiếng thở dài: “Tôi đã sống một đời đầy hổ thẹn.”

Uớc nguyện không thành, kết nối với con người cũng không thành. Yoyo đã đánh mất cách sống như một con người thực thụ. Một kẻ đeo mặt nạ ngần ấy năm có thể tồn tại bình thường được hay sao? Có thể hạnh phúc mà vui cười được hay sao? Cuối cùng Yoyo cũng chọn cách từ bỏ việc hòa nhập với nhân loại bằng cách làm ngơ với thế giới này. Anh từ bỏ chiếc mặt nạ của gã hề, sống như một kẻ sa đoạ và buông bỏ cả đời mình. 

“Vẻ ngoài mỉm cười tươi tắn, và còn làm người khác cười nữa nhưng bên trong là cả một cõi lòng u uất, như muốn nói rằng chẳng thể nào mà khác được.”

Bi kịch của Yoyo trong "Thất lạc cõi người" cũng là bi kịch từ cuộc đời thật của Dazai Osamu. Từng câu từng chữ mà ông viết ra điều khiến cho độc giả và xúc động đến đau lòng. Thế nhưng lúc còn sống, Dazai không được giới phê bình văn học công nhận. Mãi cho đến khi ông qua đời, Dazai mới được nhiều người biết đến.

Xem thêm: [Góc review sách] Đêm vô tận - Chốn thiên đường vẫn có dấu chân của quỷ dữ

Đọc thêm

Cứ nghĩ tài năng thiên phú là một món quà mà thượng đế đã ban tặng cho con người. Thế nhưng trong Bánh xe số phận, món quà ấy lại trở thành nỗi khổ tâm mà không ai muốn nhận.

[Góc review sách] Bánh Xe Số Phận – Sự kỳ vọng giết chết một con người
0 Bình luận

Cuốn theo chiều gió là một tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ được xuất bản từ năm 1963 do nhà văn Magaret Mitchell chắp bút. Lấy bối cảnh từ cuộc nội chiến vô cùng khốc liệt giữa Bắc và Nam Mỹ, tác phẩm với cốt truyện rõ ràng, dễ hiểu đã khắc họa một cách thành công tâm trạng, tính cách cà số phận của nhiều tầng lớp trong chiến tranh. 

[Góc review sách] Cuốn theo chiều gió - Số phận con người là sợi dây khó điều khiển nhất
0 Bình luận

"Dám bị ghét" là cuốn sách triết học thú vị của tác giả Koga Fumitake, Kishimi Ichiro, với nội dung đơn giản chỉ là làm thế nào để con người có một cuộc sống an yên hạnh phúc.

[Góc review sách] Dám bị ghét: 'Cuộc đời này là của chúng ta, do chúng ta định đoạt nó'
0 Bình luận

Tin liên quan

"999 lá thư gửi cho chính mình" của Miêu Công Tử là một cuốn sách tản mạn đầy cảm xúc của tác giả người Trung Quốc. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến với độc giả đó là hãy cứ sống hết mình cho dù ngày mai có thế nào đi chăng nữa. Bởi vì chỉ có sống lạc quan bạn mới có thể trưởng thành, mạnh mẽ để vượt qua giông bão của tuổi trẻ.

[Góc review sách]: 999 lá thư gửi cho chính mình - Hãy trở thành phiên bản hoàn hảo và hạnh phúc nhất
0 Bình luận

Tuổi trẻ là những năm tháng lao đầu về phía trước chẳng quản ngại khó khăn, là những khi nước mắt rơi trong tĩnh lặng vì những nỗi đau đã vượt quá sức chịu đựng của trái tim. Bạn đã từng có những năm tháng oanh liệt như vậy? “Ngắm tuổi trẻ quay cuồng trong tĩnh lặng” sẽ giúp bạn hiểu hơn về quá trình trưởng thành của bản thân mình.

[Góc review sách] Ngắm tuổi trẻ quay cuồng trong tĩnh lặng - Một chút êm ả giữa thế gian vội vã
0 Bình luận

“Mặt trời thì màu đỏ, mây thì màu xanh, còn em nhớ anh” là cuốn sách sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện tình yêu hàng ngày, những gì gần gũi nhất, đồng cảm nhất, là những suy nghĩ xác thực nhất của một người đã đang và luôn mong muốn được yêu.

[Góc review sách] Mặt trời thì màu đỏ, mây thì màu xanh, còn em nhớ anh - Nếu không trưởng thành thì ai sẽ thay ta gánh vác cuộc đời?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất