Ngôn ngữ gen Z: Gatsbying là gì?

Gatsbying là một từ tiếng Anh chỉ hành động đăng tải công khai hình ảnh, video lên mạng xã hội nhằm gây ấn tượng với người mình thích. Người tán tỉnh theo cách này sẽ được gọi là gatsby.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 06/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gatsbying là gì?

Gatsbying là một từ tiếng Anh chỉ hành động đăng tải công khai hình ảnh, video lên mạng xã hội nhằm gây ấn tượng với người mình thích. Người tán tỉnh theo cách này sẽ được gọi là gatsby.

Gatsbying 5

Gatsbying được hiểu như một kiểu thả thính qua mạng xã hội. Thay vì rải thính tràn lan thì hình thức này chỉ tập trung vào một hoặc một vài đối tượng nhất định. Những gì một gatsby mong muốn đó là xem người mình thầm thương trộm nhớ đã "bật đèn xanh" cho mình hay chưa.

Nguồn gốc của gatsbying?

Cảm hứng cho thuật ngữ này đến từ nhân vật Jay Gatsby trong cuốn tiểu thuyết kinh điển của F. Scott Fitzgerald - The Great Gatsby và bộ phim chuyển thể cùng tên.

Theo một tình tiết trong phim, nhân vật Gatsby đã vung tiền cho những bữa tiệc xa hoa chỉ để gây ấn tượng với Daisy - người con gái mà anh ta thích. 

Gatsbying 3

Để gọi tên kiểu tán tỉnh tương tự Gatsby nhưng dưới hình thức qua mạng, người mẫu Úc Matilda Dods đã chính thức đặt ra thuật ngữ “gatsbying” vào năm 2017. Ý tưởng nảy đến với Matilda trong một lần đi chơi tại quán bar.

Cô đã đăng một video lên mạng nhằm ám hiệu cho người cô thích, chờ đợi anh ta chủ động nhắn tin và hẹn gặp cô. Nhưng cuối cùng thì anh ấy đã không làm vậy. Matilda bộc bạch trong bài viết trên blog Tomboy: “Hóa ra đây là tâm trạng của Gatsby, khi tổ chức tiệc tùng chỉ để Daisy đến và yêu anh ấy!”

Vì sao hiện tượng gatsbying lại phổ biến như vậy?

Nỗi sợ bị từ chối chính là nguyên nhân chính đằng sau sự phổ biến của gatsbying. Theo chuyên gia tư vấn hẹn hò Julie Spira, gatsbying được ưa chuộng vì chứa ít rủi ro hơn việc tỏ tình hoặc hỏi thẳng. Nhỡ có bị crush từ chối thì những bài đăng của bạn vẫn vô thưởng vô phạt. Hay dù buồn bã, thất vọng, bạn còn nơi để che giấu cảm xúc sau màn hình máy tính, điện thoại.

Qua gatsbying, nhiều người có thể thăm dò tín hiệu từ đối phương. Tuy nhiên, những tín hiệu này cũng chỉ mang tính tương đối. Việc thả tim hay xem story của bạn, kể cả nhiều lần, chưa chắc là họ đã thích bạn đâu. Người ấy có thể chỉ xem một cách vô thức hoặc thân thiện đi “like dạo”. Đôi khi, bạn quá chú tâm vào giải mã động thái của crush mà dễ dàng bị rơi vào vòng xoáy ảo tưởng.

Gatsbying 7

Để có nội dung thu hút sự chú ý của crush, các gatsby thường đăng tải dựa trên những gì họ biết về sở thích, tính cách của đối phương. Nhưng theo nhà trị liệu Lynsie Seely, nếu quá sa đà vào việc đó, họ sẽ vấp phải cái bẫy của gatsbying, đó là biến mình trở thành một người khác.

Điều này một phần là do tác động của việc sử dụng mạng xã hội. Ta trở thành những diễn viên, đang biểu diễn để thu hút sự quan tâm, chú ý của ai đó. Xu hướng gatsbying phần nào phản ánh nhu cầu được hồi đáp và yêu thương của chúng ta, có đôi khi việc bạn làm chỉ để thỏa mãn người khác chứ không phải bản thân mình.

Chủ đề “gatsbying” từng được bàn luận sôi nổi trên các show truyền hình của Mỹ. Những người nổi tiếng cũng đã chia sẻ trải nghiệm của họ với tư cách là một gatsby và là đối tượng của gatsbying.

Xem thêm: Ngôn ngữ Gen Z: Ô dề nghĩa là gì?

Đọc thêm

Trốc tru là gì mà lại được cộng đồng mạng sử dụng nhiều đến vậy? Nếu bạn đang thắc mắc về ý nghĩa của cụm từ này, hãy đọc ngay bài viết sau đây để được giải đáp ngay nhé!

Ngôn ngữ Gen Z: TRỐC TRU là gì?
0 Bình luận

Ô dề là gì mà lại xuất hiện trong nhiều video, bài viết và hàng ngàn bình luận trên mạng xã hội như vậy? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ngôn ngữ Gen Z: Ô dề nghĩa là gì?
0 Bình luận

Ultr nghĩa là gì? Đây là một câu cửa miệng quen thuộc của gen Z xuất hiện rất nhiều trên mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram. Tuy nhiên nếu bạn chưa hiểu được nghĩa của nó thì hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Ngôn ngữ gen Z: Ultr nghĩa là gì?
0 Bình luận

Tin liên quan

Tiktok bao giờ cũng là mảnh đất màu mỡ của các loại trend. Trào lưu “Chết tiệc cái thằng chết tiệc này mày đang làm cái quái gì vậy hả” lại tạo ra 1 loạt các video viral mới cho mạng xã hội Tiktok. Vậy hottrend "chếc tiệc là gì"? Hãy cùng đi tìm hiểu nguồn gốc của trend này nhé.

Ngôn ngữ Gen Z: Chết tiệc là gì?
0 Bình luận

Khi lướt mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,... đôi khi bạn sẽ thấy có nhiều bạn trẻ sử dụng cụm từ "xin in4". Vậy In4 là gì, là viết tắt của từ nào?

Ngôn ngữ Gen Z: 'Xin in4' là gì?
0 Bình luận

Ngôn ngữ Gen Z đang là trào lưu mới khiến các cư dân mạng thế hệ 8x, 9x phải bối rối mỗi khi lên MXH. Gần đây nhất, cụm từ "còn cái nịt" đang trở thành ngôn ngữ cửa miệng của Gen Z trên Facebook, Instagram hay Tiktok, hãy cùng Sống đẹp tìm hiểu xem nó có nghĩa là gì nhé!

Ngôn ngữ Gen Z: 'Còn cái nịt' là gì?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất