Bức thư của thủ lĩnh da đỏ gửi Tổng thống Mỹ

"Chúng tôi yêu Trái đất này như cách mà đứa trẻ sơ sinh yêu từng nhịp đập con tim của người mẹ".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

165 năm về trước, khi mà các bộ lạc da đỏ còn phổ biến ở phía Đông nước Mỹ, nhu cầu phát triển kinh tế của chính phủ Washington đã yêu cầu thêm nhiều diện tích đất mới. Trước “đề nghị” ký hiệp định mua đất của Tổng thống Mỹ thứ 14 là Franklin Pierce, tù trưởng của bộ tộc da đỏ Susquamish khi ấy là Seattle đã có bài diễn văn hùng hồn và đau đớn. Bài diễn văn này đã trở nên nổi tiếng, là bài học còn mãi lưu truyền và cảnh báo cho nhân loại về một tương lai diệt vong khi tách rời với mẹ thiên nhiên.

"Tổng thống Mỹ gửi lời: Ông ấy muốn mua đất của chúng tôi.

Nhưng sao ông ấy có thể mua bán được bầu trời xanh? rồi cả đất mẹ thiêng liêng này? Điều này thật lạ lùng. Nếu chúng tôi chẳng sở hữu khí trời tươi mới và dòng nước long lanh, làm sao các ông có thể mua được?

Mỗi tấc đất đều thiêng liêng với đồng bào tôi, từng lá thông óng ánh, từng bờ cát vàng, mỗi hạt sương sớm trong những khu rừng rậm rạp, những đồng cỏ xanh và tiếng ve kêu rào rạc. Tất thảy đều chảy trong huyết mạch, lưu truyền trong kí ức của mỗi chúng tôi.

buc-thu-cua-thu-linh-da-do-gui-tong-thong-my

Chúng tôi biết từng dòng nhựa sống trong hàng cây ấy như biết rõ dòng máu chảy trong huyết quản. Chúng tôi, là một phần của đất mẹ và đất mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là chị em của chúng tôi. Từng con gấu, con hươu và đại bàng vĩ đại đều là anh em của chúng tôi. Từng mỏm đá, từng giọt sương trên bãi cỏ, từng sinh linh nhỏ bé và cả con người, cùng thuộc một gia đình.

Dòng nước êm ả chảy qua con suối bờ sông không chỉ là nước, nó là máu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi phải bán đi đất đai của mình, các ông hãy nhớ rằng nó là thiêng liêng. Từng tia sáng chói chang từ mặt hồ này vẫn đang kể những câu chuyện về cuộc đời của đồng bào tôi. Dòng nước, vẫn đang róc rách tiếng thì thầm của cha ông.

Những dòng sông là người anh em của chúng tôi, giúp chúng tôi nguôi đi cơn khát. Những dòng sông đã đưa thuyền chúng tôi đi xa và nuôi lớn bao thế hệ. Các ông phải nhớ đối xử tử tế với dòng sông như anh em của mình.

Nếu chúng tôi bán đất đi, hãy nhớ trân trọng bầu không khí quý báu ấy, thứ đã thổi linh hồn cho những gì mà nó kề bên che chở. Cũng chính bầu không khí này, cha ông tôi đã hít hơi thở đầu tiên và trút hơi thở cuối cùng. Chính ngọn gió này đã cho lũ trẻ của chúng tôi sức sống mãnh liệt. Nên nếu chúng tôi bán đất, người da trắng phải gìn giữ nó và biến đây thành nơi liêng thiêng, nơi mà ai - dù trắng hay đen, cũng có thể đến để hít một hơi thở ngọt bùi, vị của hương hoa đồng cỏ.

Các ông sẽ dạy lũ trẻ điều mà chúng tôi dạy những đứa trẻ của mình chứ? Rằng Trái Đất là mẹ thiêng liêng? Và điều gì xảy đến với Trái Đất, rồi sẽ xảy đến với những người con này.

Chúng tôi biết rằng: Trái Đất không thuộc về con người, con người mới thuộc về Trái Đất. Tất cả mọi thứ đều kết nối như dòng máu cùng chảy trong huyết quản kết nối con người chúng ta với nhau. Con người không kiến tạo nên chiếc tổ sống này, con người chỉ là sợi tơ trong đó mà thôi. Điều gì con người làm với chiếc tổ này, cũng là đang ảnh hưởng tới chính bản thân.

...

Chúng tôi yêu Trái Đất này như cách mà đứa bé sơ sinh yêu từng nhịp đập con tim của người mẹ. Vậy nên, nếu chúng tôi bán đất, hãy yêu thương nó như cách mà chúng tôi đang coi nó như mẹ của mình. Hãy quan tâm nó, như cách mà chúng tôi vẫn đang quan tâm. Và hãy luôn ghi nhớ kí ức về mảnh đất này vẹn nguyên như khi các ông nhận nó từ chúng tôi. Hãy gìn giữ mảnh đất này, cho con cháu của tất cả chúng ta và yêu nó như cách mà Chúa trời yêu thương ta.

Chúng tôi là một phần của đất mẹ và các ông cũng vậy. Trái Đất này rất quý giá với chúng tôi và cũng quý giá với các ông.

Cuối cùng, chúng tôi biết rằng chỉ có một Chúa trời. Không một ai, dù là da đỏ hay da trắng bị tách rời. Chúng ta, vẫn luôn mãi là anh em".

Xem thêm: Sự công bằng kiểu Trung Quốc - Bài văn đạt 0/150 điểm trong kỳ thi ĐH ở TQ 2013

Đọc thêm

Helen Keller từng nói: “Bạn chẳng thể làm gì mà thiếu đi hi vọng”. Viết 1 đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói trên.

NLXH 200 chữ: “Bạn chẳng thể làm gì mà thiếu đi hi vọng”
0 Bình luận

“Thơ đối với cuộc sống quý như con gái đối với gia đình, cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh”.

Tặng bạn bài viết phân tích về nhận định thơ của Xuân Quỳnh
0 Bình luận

3 lần gặp này tạo ra những tình huống rất hay, tạo nên ấn tượng của tác phẩm. Các bạn học sinh đừng bỏ qua nhé!

Ý nghĩa 3 lần gặp của Chí Phèo và Bá Kiến
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất