Bàn về ý nghĩa chữ Nhẫn trong đạo Phật

Nhẫn nghĩa là chịu đựng, nhẫn nhục, trong Phật giáo là từ bi, và trí tuệ và là bằng chứng của những cấp độ giải thoát, đi đến Niết bàn.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 11/01
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nghĩa của các loại chữ "Nhẫn"

Chữ Nhẫn trong tiếng Hán được ghép từ 2 chữ tượng hình là chữ đao (刀) ở trên và chữ tâm (心) ở dưới, là nhẫn trong nhẫn nại, nhẫn nhịn (忍耐). Chiết tự chữ Hán này thể hiện con dao nằm ngay trên trái tim, tức là gặp chuyện gì không hay mà một người không giữ được tâm yên ổn, nhẫn nhịn thì lưỡi dao này sẽ rơi xuống, và đau đớn là không thể tránh khỏi. 

ban-ve-y-nghia-chu-nhan-trong-dao-phat
Chữ Nhẫn trong tiếng Hán.

Ngoài ra chữ Nhẫn cũng được hiểu rằng tạo bởi 3 bộ là bộ đao (刀) và bộ phiệt (丿), cùng ghép thành chữ nhận (刃) mang ý nghĩa là vũ khí. Chữ nhận (刃) này lại kết hợp với chữ tâm (心) tạo thành chữ nhẫn, ý chỉ dù có bị tấn công hay tổn hại đau đớn đến tột cùng, nhưng chỉ cần dữ cho tâm nhẫn nhịn, nhẫn nại chờ đợi thì có thể thể chuyển nguy thành bại, điềm dữ thành lành...

Nhẫn được hiểu là chịu đựng, nhường nhịn, cũng mang nghĩa là nhẫn nhục. Nhẫn nhục mang nghĩa là kiên nhẫn, nhẫn nại, là kiên trì chịu đựng, nỗ lực chứ không phải là chịu khuất phục, chịu hổ thẹn, nhún nhường.

Ý nghĩa chữ Nhẫn trong đạo Phật

Trong đạo Phật, ý nghĩa của chữ Nhẫn được nâng cao tới mức tối đa. Nhẫn nhục (Sanskrit: Ksanti, Pali: Khanti, tiếng Hán: Nhẫn, An Nhẫn), ám chỉ cái tâm an tịnh trước tất thảy mọi sự sỉ nhục, gây hại, được đề cập rất nhiều trong các kinh điển Phật giáo.

ban-ve-y-nghia-chu-nhan-trong-dao-phat
Trong đạo Phật, ý nghĩa của chữ Nhẫn được nâng cao tới mức tối đa.

Trong Kinh Duy Ma Cật, có 3 loại "nhẫn" về thân, khẩu, ý được nhắc đến, đó là thân: bị hành hạ, bệnh tật,...; khẩu: không nói lời cay độc khi bị làm nhục, hành hạ; ý: không giữ sự căm hận, oán thù trong tâm. Luận Du-già Sư Địa cũng nêu ra 3 tính chất của "Nhẫn": Không tức giận, Không oán thù và Không giữ ý xấu trong lòng.

Kinh Giải Thâm Mật thì phân biệt 3 ý nghĩa của chữ "Nhẫn", gồm Oán hại nhẫn: tức không oán hận những người làm hại mình; An thọ khổ nhẫn: chịu đựng tất thảy sự đau khổ, khó khăn, hành hạ và Đế sát pháp nhẫn: Nhìn rõ các bản chất của sự vậy.

Luận Đại Trí Độ cũng phân biệt hai loại nhẫn, một là Chúng sinh nhẫn: chấp nhận, không giận dỗi và thương yêu tất thảy mọi người, bao gồm cả những ai làm hại mình và hai là tâm không động, chấp nhận rằng tất cả pháp đều không sinh, không diệt.

Trong Kinh Bồ tát Địa Trí, Nhẫn cũng được chia thành hai loại: An thọ khổ nhẫn là chịu đựng những sự khổ về thân như ốm đau, bệnh tật, hành hạ,... và Quán sát pháp nhẫn ;à quan sát tính không của mọi vật, bởi vậy mà tâm an nhiên tự tại.

Kinh Pháp Tập đã nêu ra 6 năng lực của người tu nhẫn, đồng thời chỉ ra ý nghĩa của nhẫn, đó là: An tĩnh trước những lời mắng chửi, không giận hờn, thù hằn; An tĩnh khi bị đánh đập, hành hạ; An tĩnh trước mọi sự áp bức, mưu hại mà không có ý định trả thù; An tĩnh trước sự tức giận của người khác; An nhiên trước sự được mất, khen chê, đề cao hay hạ thấp, khổ vui và Giữ tâm an yên, không nhiễm sự phiền não.

ban-ve-y-nghia-chu-nhan-trong-dao-phat
Nhẫn bà-la-mật là trí tuệ tuyệt đối, là tính không, là tính vô sinh.

Nhẫn nhục là sức mạnh của Sa-môn, được nêu như một trong 8 loại sức mạnh tại Kinh Tăng Nhất A-hàm. Nhẫn bà-la-mật là trí tuệ tuyệt đối, là tính không, là tính vô sinh. Nhẫn được coi là pháp tu, là phẩm hạnh của vị Bồ Tát đạt ba la mật, bố thí trì giới, tu tâm để không còn thấy Ta hay thấy Người, chỉ còn lại là tâm đại bị, đại thệ nguyện cứu độ chúng sinh. Một người không biết nhẫn nhục, chịu đựng yếu thế, thiệt thòi thì trong tâm sẽ luôn có một ngọn lửa âm ỉ cháy, chỉ đợi có sóng gió ập tới là có thể bùng cháy bất cứ lúc nào. Ngọn lửa trong tâm một khi đã rực cháy thì sẽ thiêu đốt hết tất thảy, làm bùng tâm cơ hơn thua, thiệt lợi. 

Thật khó có thể nói hết những gương nhẫn nhục trong kinh điển nhà Phật, chẳng hạn như Kinh Bổn Sinh (Jakata) đã nhiều lần kể chuyện về sự nhẫn nhục của tiền thân Đức Phật. Ngài từng là Thái tử, nhưng cũng từng chịu bị móc mắt, xẻo thịt, ấy vậy mà vẫn không hề oán thoán, giữ tâm nhẫn nhục để có thể cảm hóa kẻ ác. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói rằng: "Ta hiểu rõ cái tinh túy của ‘không tranh giành’, có thể nói là thiên hạ đệ nhất". 

Xưa có câu chuyện cổ trong đạo Phật, rằng có người ca ngợi Đức Phật là bậc đại phúc đại đức. Có người nghe thấy liền ganh tị, tức giận nói rằng: "Sinh ra bảy ngày thì mất mẹ, sao có thể nói là đại phúc đại đức chứ?". Vị kia đáp lại rằng: "Cả tuổi tác và tư tưởng đều đến thời kỳ cực đỉnh mà vẫn không chết, bị đánh cũng không tức giận, bị mắng chửi cũng không mắng chửi lại. Như vậy chẳng phải là đại phúc đại đức sao?".

Kinh Pháp Hoa kể lại rằng, Bồ Tát Thường Bất Khinh mặc cho người ta chê cười, xua đuổi, vẫn cứ gặp ai đều hành lễ, cúi lạy, tán thán, sau cùng đạt được trí tuệ vô ngoại, giáo hóa người khác.

Kinh Tạp A-hàm, Trung bộ, Trưởng lão tăng kệ đều nhắc tới Tôn giả Punna (Phú Na) từng xin Đức Phật cho Ngài tới giảng Pháp ở xứ Sronaparanta (Du-lãn-na). Dù cho dân chúng nơi đây còn sơ khai, cộc cằn, chửi mắng, đánh đập, thậm chí tấn công Tôn giả, Ngài vẫn sẵn sàng cam chịu, sau cùng giáo hóa được dân chúng tại xứ này.

Làm sao để tu chữ "Nhẫn"

Trong nhà Phật có câu: "Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán". Điều này có nghĩa rằng trong đời sống, ta phải học lấy chữ Nhẫn, bởi đấy là phương pháp tu tập để tạo nên nghiệp lành, vãn sanh cực lạc và không oán trách trời cao.

Phật có dạy, ở đâu có phật pháp thì nơi đó dù đói rét, vất vả vẫn có thầy tu học, còn nơi nào dư thừa của cải mà không có đạo đức thì cũng bỏ đi. Người nào biết nhẫn nhục, chịu đựng những gian khổ, phiền não mà không than phiền, thản nhiên tự tại trước sóng gió thì có thể chiến thắng được nghịch cảnh.

ban-ve-y-nghia-chu-nhan-trong-dao-phat
Người nào biết nhẫn nhục, chịu đựng những gian khổ, phiền não mà không than phiền, thản nhiên tự tại trước sóng gió thì có thể chiến thắng được nghịch cảnh.

Để có thể tu chữ Nhẫn, một người có thể Niệm Phật thường xuyên, giúp bản thân có được sự tập trung, không còn tham-sân-si để ý những chuyện khác. Nên giữ tâm thế biết quán trưởng mọi việc, phàm là việc gì trên đời cũng luôn tồn tại hai mặt Tốt - Xấu, việc nào kém hơn, thiệt hơn thì mình quán, phần tốt thì giữ lại để hòa hữu với đối phương.

Kinh Phật cũng dạy rằng, con người nên giữ cho tâm không còn cố chấp, nếu gặp khó khắn thì hãy coi đó là nghiệp lực mà mình phải nhận lấy, phải trả, dần dần chuyển đổi điều đó sang làm những việc thiện, việc tốt. Một người cũng nên nuôi dưỡng lòng từ bi, hỷ xả, nghĩ mọi việc theo hướng tích cực, nhường phần có lợi cho người khác. Với những kẻ nói lời cộc cằn, làm điều không hay thì hãy dùng tình thương, từ bi ôn hòa mà đối đãi với họ, lâu dần có thể cảm hóa lòng người.

Nhẫn là đức tính tốt đẹp của người Á Đông, từ lâu đã được coi là quy tắc ứng xử không thể thiếu trong cuộc sống đời thường. Tại Việt Nam, với nền văn hóa thấm đậm tình người, lấy tình thương cảm làm cốt lõi, chữ Nhẫn luôn được đề cao và coi trọng. Cũng vì vậy mà người Việt luôn chủ trương nhường nhịn, giữ tâm thế an yên, sẵn sàng nhận phần kém để giữ được hòa khí hài hòa cho đôi bên. Vì mong muốn có cuộc sống thanh bình, an lành mà từ nhỏ đã được dạy dỗ biết cách nhẫn nhịn, không để bụng thù hằn ai. Dẫu cho trong kiếp người nhất định sẽ gặp phải những khó khăn, trắc trở, nhưng vào những lúc tưởng chừng không thể chịu đựng được mà vẫn giữ cho đầu óc bình tĩnh, nhẫn nhịn, chỉ cần kiên trì, nỗ lực, nhất định sẽ đạt được thắng lợi.

Nhẫn nhục nên được hiểu là điều tích cực, hiền thiện, không nên hiểu sai là sự hèn nhát, nhún nhường. Chữ Nhẫn có nhiều tầng lớp nghĩa, mang nội hàm phong phú, vừa là phép đối nhân xử thế, vừa là cách để rèn luyện tinh thần, nội tâm mạnh mẽ, kiên định, an yên trước mọi nghịch cảnh, có thể nhẫn được những điều mà người khác không thể. Nhẫn nhục trong đạo Phật nên hiểu là trí tuệ, là từ bi và là bằng chứng của những cấp độ giải thoát khỏi cõi sinh tử luân hồi, đưa đến cứu cánh Niết bàn.

Đọc thêm

Đức Phật dạy rằng: "Đạo không nằm trên trời, mà đạo nằm ở trong tim", bởi vậy chỉ những người tự nhận thức được về bản thân thì mới có thể thức tỉnh, lãng quên muộn phiền.

7 lời Phật dạy những người hay phiền muộn nên khắc cốt ghi tâm
0 Bình luận

Đây là những nỗi khổ lớn nhất của đời người mà ai cũng nên biết để có thể vượt qua, sống một đời an nhiên, tự tại.

Lắng nghe lời Phật dạy về 4 nỗi khổ lớn nhất đời người ai cũng nên biết để vượt qua
0 Bình luận

Tứ diệu đế được coi là cốt lõi, là nền tảng của hệ thống các giáo lý trong đạo Phật. Tất cả các bài học, triết lý của nhà Phật sau này đều được phát triển và mở rộng dựa trên nền tảng của Tứ diệu đế.

Tứ diệu đế là gì? Khám phá những ý nghĩa sâu sắc của 4 chân lý trong đạo Phật
0 Bình luận

Tin liên quan

Đức Phật từng dạy "đạo không nằm trên bầu trời, đạo ở trong tim", chỉ những người biết lắng nghe, biết sám hối, biết buông bỏ mới có thể tìm đến được cuộc sống an yên.

Những lời Phật dạy về cuộc sống hay nhất ai cũng nên biết
0 Bình luận

Đức Phật dạy rằng: "Đạo không nằm trên trời, mà đạo nằm ở trong tim", bởi vậy chỉ những người tự nhận thức được về bản thân thì mới có thể thức tỉnh, lãng quên muộn phiền.

7 lời Phật dạy những người hay phiền muộn nên khắc cốt ghi tâm
0 Bình luận

Đây là những nỗi khổ lớn nhất của đời người mà ai cũng nên biết để có thể vượt qua, sống một đời an nhiên, tự tại.

Lắng nghe lời Phật dạy về 4 nỗi khổ lớn nhất đời người ai cũng nên biết để vượt qua
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất