Cú rơi của Icarus: Bức tranh tưởng đơn giản nhưng chứa đựng bài học thấm thía

Cứ ngỡ bản thân là cái rốn của vũ trụ, hóa ra tất cả là do chúng ta tưởng tượng mà thôi - đến khi ngấm ra bài học này, biết bao người đã phải trả giá đắt.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Cú rơi của Icarus" là một bức tranh phong cảnh được vẽ vào những năm 1560. Hiện tại, bức tranh đang được treo tại Le Musée des Beaux-Arts - bảo tàng lớn nhất nước Bỉ. Thế nhưng, đây không phải bản gốc của họa sĩ người Flemish, Pieter Bruegel the Eldermà là bản sao chép tỉ mỉ mà thôi. 

Câu chuyện về Icarus trong thần thoại Hy Lạp

Theo như thần thoại Hy Lạp, Icarus là con trai của Daedalus - một nghệ nhân tài ba, cũng chính là tác giả của mê cung Labyrinth. Trong truyền thuyết, Labyrinth chứa những hành lang mê hoặc không đầu không cuối, chuyên dùng để nhốt những con quái vật đáng sợ. Nó phức tạp đến nỗi bất kỳ ai “lạc trôi” vào đây cũng đừng hi vọng có thể thoát ra ngoài. 

Khi hai cha con Daedalus bị vua Minos giam trong tù, Daedalus đã sáng chế ra đôi cánh thần kỳ. Đôi cánh này dùng sáp dán vào người có thể bay thoát. Để không tiết lộ bí mật mê cung cho ai, Daedalus trang bị cho con trai Icarus một đôi cánh tương tự để “đào tẩu”. Trước khi cất cánh bay khỏi mê cung Labyrinth, ông dặn đi dặn lại con trai rằng, không được bay quá thấp vì hơi nước ở biển sẽ khiến những chiếc lông bị ướt và cũng không được bay quá cao vì ánh mặt trời nóng bỏng sẽ làm sáp ong bị chảy.

bai-hoc-tham-thia-tu-buc-tranh-cu-roi-cua-icarus-4

Sau khi thoát khỏi mê cung, cậu bé Icarus cùng cha của mình bay qua những hòn đảo Samos, Delos và Lebynthos. Tuy nhiên, Icarus càng bay lại càng yêu thích và choáng ngợp bởi cảnh tượng trước mắt. Từ trước đến nay, cậu luôn nghĩ rằng chỉ có các vị Thần mới có thể bay lượn trên mặt trời.

Icarus quên sạch lời dặn của cha, mải miết đuổi theo Thần mặt trời Helios - khi đó đang đánh cỗ xe ngựa nóng rực băng qua khoảng không. Do ảnh hưởng của sức nóng, đôi cánh của Icarus bắt đầu tan chảy khiến cậu bé rơi thẳng từ trên trời xuống biển dưới cái nhìn bất lực của Daedalus.  

Bài học từ bức tranh "Cú rơi của Icarus"

Bức tranh "cú rơi của Icarus" khi nhìn thoáng qua cứ ngỡ chỉ là đơn thuần mô tả cuộc sống làng quê yên bình. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ sẽ thấy, bên cạnh một người chăn cừu đang cần mẫn làm việc, những con thuyền đang ra khơi cùng những thành phố trù phú ở phía xa thì góc phải bức tranh chính là thảm kịch. Đó chính là cảnh cậu bé Icarus rơi xuống biển - những giây phút cuối cùng trước khi một sinh mạng con người kết thúc. 

Tuy nhiên, kết cục của Icarus không phải là trọng tâm của bức tranh. Tầm mắt được đặt vào những thành phố sầm uất cùng con tàu ở phía xa. Có thể thấy, sự thờ ơ trước thảm kịch của cậu bé Icarus thật kinh khủng và đáng buồn. Chúng ta rút ra một bài học rằng, thế giới thờ ơ với nỗi đau của ta như thế nào. 

bai-hoc-tham-thia-tu-buc-tranh-cu-roi-cua-icarus-3

Thế nhưng, chính sự thờ ơ này nhiều lúc lại có ích. Thực tế, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự bất hạnh của ta chính là việc ta dành giá nhiều thời gian lo sợ, sợ mình bị mất danh tiếng, sợ người ta nghĩ gì khi mình lỡ thất bại. Thậm chí, một thay đổi nhỏ nhất trong ánh mắt người đời cũng đủ khiến ta ám ảnh. Chúng ta trằn trọc cả đêm nghĩ về việc sống mà không được người mình ghét chấp thuận; từ bỏ sự tự do để chịu phán xét của những người không quen biết.

Những nét vẽ của Pieter Bruegel mang tới cho ta một bài học đắt giá rằng, khi chúng ta gặp rắc rối, sẽ gần như chẳng có ai quan tâm hay hỏi han gì đâu. Mọi người đều đang bận bịu với công việc riêng của mình, thế nên bi kịch của chúng ta không làm mọi người bận tâm như chúng ta vẫn tưởng. Có thể, một vài người sẽ chú ý nhưng họ sẽ nhanh quên mà chú tâm làm việc khác. Do đó, việc chúng ta nhầm tưởng bản thân là cái rốn của vũ trụ chỉ trong trí tưởng tượng mà thôi.

Trong cuộc sống, chẳng ai quan tâm chuyện gì xảy ra với ta hay ta đang làm gì. Thế giới đầy rẫy người lạ, những người dù có giận dữ hay thất vọng về bạn cũng sẽ nhanh chóng quên bạn ngay thôi. Theo thời gian, sự hổ thẹn của bạn sẽ gộp vào sự quên lãng chung của một thế giới thờ ơ. Không chỉ riêng cậu bé Icarus bị nuốt chửng bởi những con sóng dữ, một vài kẻ xấu tính sẽ luôn chờ đợi chúng ta mắc sai lầm để dèm pha và làm bẽ mặt chúng ta mà thôi. 

Xem thêm: Sửa mũ cho vua, nhổ gai cho hổ - Câu chuyện là bài học để đời ai cũng nên đọc

Đọc thêm

Ông bà ta vẫn thường nói "phúc đức tại mẫu". Con cái được thừa hưởng điều tốt lành, may mắn từ người mẹ, do cách ăn ở cư xử, sự gương mẫu, cách giáo dục của người mẹ mà ra.

Phúc đức tại mẫu, một bài học rất ý nghĩa và sâu sắc đầy tính nhân văn
0 Bình luận

Từ câu chuyện của hai anh em Massow cùng điểm xuất phát nhưng mỗi người lại có một số phận khác nhau, ta đã đúc kết ra 4 bài học đắt giá.

Bài học từ hai anh em Massow: Vì sao cùng điểm xuất phát mà anh là triệu phú còn em sống vô gia cư
0 Bình luận

Thế gian này vốn không có gì là hoàn mỹ, không ai là hoàn hảo. Con người nếu bỏ cả cuộc đời để tìm kiếm những điều như thế thì thật là uống phí một kiếp người.

Viên ngọc hoàn mỹ - Bài học cuộc sống thâm thúy dành cho tất cả chúng ta
0 Bình luận

Vào mùa nước nổi, cảnh sắc ở rừng tràm Trà Sư đẹp như một bức tranh thủy mặc mỹ miều và thanh khiết. Đứng ở giữa cầu tre vạn lý có thể ngắm toàn cảnh miền biên viễn bình yên, xinh đẹp.

Mùa nước nổi ở rừng tràm Trà Sư - bức tranh thủy mặc mỹ miều và thanh khiết
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất