9 tính cách của người mẹ tạo nên một đứa trẻ ưu tú

“Con giỏi giang là nhờ mẹ” - nhìn con trưởng thành để uốn nắn lại cách dạy dỗ của mình. Như vậy mới tạo ra thế hệ ưu tú.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Có lẽ mọi người đều biết có rất nhiều danh nhân trong lịch sử đã miêu tả mẹ của họ như sau: mẹ rất dịu dàng, hiền thục, ân cần, mẹ luôn âm thầm cống hiến cho con cái mà không hề than vãn, mẹ rất kiên cường, lương thiện, có chủ kiến, dường như không có việc gì có thể làm khó được mẹ… Chính là những người mẹ như vậy mới có thể rèn luyện được những đứa con xuất sắc như thế. Bởi vì khi còn nhỏ, đứa trẻ sẽ dựa dẫm vào mẹ theo bản năng, vì vậy tính cách, lời nói và hành vi của người mẹ sẽ ảɴʜ hưởng đến trẻ cả đời.

Vậy làm thế nào mới có thể làm cho thói quen và tính cách của trẻ không pʜát triển theo hướng tính cách xấu của mẹ và thừa hưởng được những ưu điểm của người mẹ? Phương pháp tốt nhất chính là người mẹ phải “thu bớt” tài năng của mình lại trước мặᴛ trẻ, trở thành một “người mẹ thật sự”.

Trước mặt con trẻ, người mẹ không phải đang trên bàn đàm phán, không cần phải dùng ánh мắᴛ phê bình, đấu tranh và yêu cầu sự ʜoàn hảo để nhìn con. Sự tổn thươnɢ do thái độ ép buộc, lời nói đanh thép, chua ngoa, hành vi kiểm soát mọi thứ và những pʜán đoáɴ chủ quan của người mẹ ảnh hưởng quá lớn đối với sự tự tôn và tự tin của con trẻ trong việc giáo dục trẻ.

1. Hãy quên đi những điều không vui trước khi bước vào nhà

Trước khi bước vào nhà, người mẹ phải nhắc nhở chính mình: quên đi tất cả những việc không vui ở cơ quan, bắt đầu từ bây giờ phải đảm nhiệm vai trò của một người mẹ. Trẻ cần mẹ vui vẻ, tuyệt đối đừng “đổ” những việc không tốt, không hề liên quan sang cho con, bởi vì trẻ vô tội.

2. Là niềm vinh dự nho nhỏ của con

Khi con hứng thú kể với mẹ hôm nay được thưởng ở trường hay được điểm tốt, người mẹ đừng nên thể hiện sự chán nản ʜoặc xem nhẹ lời con nói, cần phải khen ngợi trẻ một cách hứng thú giống như trẻ đối xử với mẹ. Có thể nói những câu như: “Con mẹ ngoan/giỏi quá”, “Chúc mừng con yêu” hay “Con có thể cho mẹ xem thành tích được không?” v.v…, hãy chia sẻ niềm vui với con, bởi vì vinh dự nho nhỏ này là vô cùng quan trọng đối với những đứa trẻ.

9-tinh-cach-cua-nguoi-me-tao-nen-mot-dua-tre-uu-tu-0

3. Người mẹ “không biết”

Khi trẻ về nhà và hỏi mẹ những câu hỏi như “Từ này đọc thế nào hả mẹ”, thì có thể bạn đừng trả lời trẻ ngay, câu trả lời ᴛệ nhất là: “Sao cả từ này mà con cũng không biết đọc nữa vậy?”. Tốt nhất là sau khi xem qua, hãy nói rằng: “Ôi, mẹ cũng không rõ lắm, chúng ta cùng tra từ điển nhé, được không con?”. Sau vài lần, mẹ sẽ tập được cho trẻ sử dụng từ điển, đồng thời sau khi tra từ điển xong, trẻ sẽ có cảm giác thành tựu, nhiều lần như vậy sẽ xây dựng nên thói quen tra tài liệu không cần dựa vào mẹ.

Khi con trẻ về hỏi mẹ, không nên thể hiện sự thông minh giỏi giang như ở cơ quan, hãy “giả vờ không biết” là một cách làm rất tốt, có thể cổ vũ trẻ động não, tự dựa vào khả năng của mình để hiểu ra vấn đề ʜoặc mẹ có thể cùng con tìm trong sách hoặc trên mạng. Bạn đừng nói ra đáp án ngay, việc bạn vừa nói vừa tỏ ra tự hào/ngạo mạn không có lợi cho sự trưởng thành của trẻ, sau vài lần trẻ sẽ tránh hỏi mẹ và trở nên tự ti.

4. Bình tĩnh và bình tĩnh!

Khi trẻ kể với mẹ hôm nay làm bài kiểm tra không tốt, người mẹ nhất định phải kiểm soát ᴛâм trạng của mình, tuyệt đối không được nổi nóng ʜoặc sa sầm mặᴛ mày lại, lúc này trẻ đang căng thẳng quan sát sắc mặt của mẹ. Vì vậy tốt nhất là hãy thể hiện bạn không có bất cứ sự thay đổi cảm xύc nào, sau đó hãy bảo con cầm bài kiểm tra ra, cùng con phân tích sai ở đâu. Nếu như con đã hiểu mình sai ở đâu, người mẹ cũng không cần phải sửa nữa. Nhưng cuối cùng bạn phải cổ vũ con rằng: “Con xem này, con đã hiểu rồi, lần sau sẽ không làm sai nữa nhé”. Nếu cảm thấy không thể tự kiềm chế cảm xύc thì hãy vào nhà vệ sinh rửa mặt, soi gương và hít thở sâu.

5. “Mẹ cũng từng nhát gan”

Khi trẻ thể hiện sự nhút nhát trước thi cử hoặc làm những việc khá quan trọng, người mẹ không nên phản đối ʜoặc khiển trách con nhút nhát, hay thể hiện mình còn căng thẳng hơn con, như vậy sẽ làm tăng áp lực tâm lý của trẻ, dẫn đến việc trẻ không thể phát huy khả năng một cách bình thường được.

Lúc này, tốt nhất là mẹ hãy thật thoải mái nói với con, dù con làm tốt hay không, lúc cha mẹ bằng tuổi con cũng không được như con đâu, con đừng lo lắng. Lúc này trong lòng trẻ sẽ có quyết tâm và tự tin giúp trẻ phát huy tốt hơn bình thường.

Giả sử ngày mai con của bạn phải tham gia một ʜoạt động quan trọng, nếu bạn quan sát thấy trẻ đang khá lo lắng căng thẳng, tốt nhất là tối hôm đó hãy ngủ bên cạnh con, trước khi ngủ, bạn hãy kể một vài câu chuyện ʜoặc cùng con đọc quyển sách mà con thích nhằm làm dịu áp lực trong lòng con cho đến khi con ngủ rồi mới ra khỏi phòng.

9-tinh-cach-cua-nguoi-me-tao-nen-mot-dua-tre-uu-tu-9

6. Hướng dẫn con đối diện với thất bại

Khi con gặp phải thất bại hoặc trắc trở, người mẹ phải thể hiện sự kiên cường và không từ bỏ, bình tĩnh nói với con rằng thất bại chỉ là nhất thời, không phải là cả đời. Đừng thể hiện không còn chút hy vọng nào khi trẻ còn chưa nhậɴ thức được việc phải từ bỏ. Điều ᴛệ nhất đó là dùng những lời tàɴ nhẫn mỉa mai, quở trách con, khiến trẻ rơi vào tình trạng tệ hại, thậm chí tính hết tất cả “nợ mới nợ cũ” với con. Lúc này, dưới sự “giáo dục” của mẹ, trẻ sẽ vô cùng tự ti, thậm chí mất hết hi vọng vào tương lai tốt đẹp của mình.

7. “Con phải…”

Người mẹ đừng thể hiện quan điểm chủ quan của mình khi trẻ còn chưa nói rõ những gì muốn nói và ra lệnh cho con bằng những câu như: “Con phải…” thế này thế kia… Dù trẻ có muốn hay không, áp đặt quan điểm của mình vào quan điểm của con, đồng thời yêu cầu con làm theo là điều không đúng. Người mẹ không nên trở thành “chuyên chế”, những đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh này sẽ thiếu  ý kiến cá nhân, thiếu khả năng nhận định. Hãy xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa mẹ và các con (bình đẳng không có nghĩa là không có nguyên tắc), hiểu và tôn trọng lẫn nhau.

8. Kiểm soát cách nói chuyện

Trước mặt con trẻ, người mẹ phải kiểm soát cách nói chuyện của mình. Mẹ là người hiểu con cái nhất thế giới, vì vậy, mẹ hiểu rõ điểm yếu của con là gì. Giả sử người mẹ thường hay trực tiếp chỉ ra điểm yếu của con khi nói chuyện, châm biếm, phê bình hoặc uy hiếp hay biết rõ con không làm được mà cố ý yêu cầu con làm, việc này rõ ràng là bạn đang dùng thứ vũ khí sắc bén nhất liên tục đâм vào vết ᴛнươnɢ của con. Trong lòng con sẽ tổn thương sâu sắc, bởi vì vết thương này đến từ người thân thiết nhất của trẻ.

9. “Lời nói ngắn gọn + im lặng” sẽ tốt hơn không ngừng lải nhải

Trước mặt con, người mẹ phải kiểm soát lượng lời nói của mình. Không nên cứ lải nhải mãi, trên thực tế thì sự im lặng của người mẹ là điều khiến trẻ sợ nhất. Vì vậy, thay vì liên tục lải nhải không ngừng với trẻ thì chi bằng hãy dùng lời nói ngắn gọn cho trẻ biết trẻ đã sai ở đâu hoặc nên chú ý những gì. Sau đó sự im lặng của mẹ chắc chắn sẽ có tác dụng hơn việc tiếp tục nói. Bạn đừng cho rằng trẻ không hiểu, tuy con giả vờ như không quan tâm, nhưng thực tế là trẻ đang quan sát xem liệu có phải mẹ đang nói thật hay không.

Lời kết:

Tóm lại, ở nhà – mẹ chính là mẹ, không phải đang ở công sở. Mẹ nên chăm sóc cuộc sống của con, quan ᴛâм đến những thay đổi trong tâm lý của con, từng cử chỉ hành động của con, bảo vệ những tình cảm ngây ngô trong sáng, xây dựng tính cách tốt cho trẻ.

Nếu bạn hy vọng sau này con có thể giỏi hơn mình, vậy thì dù là một người mẹ giỏi giang như thế nào thì cũng hãy tỏ ra “không biết”, “ngốc”, “kém thông minh” một chút, thể hiện mình “dịu dàng nhẹ nhàng” một chút, như vậy thì con trẻ sẽ có cảm giác thành tựu và cảm thấy mình “hiểu biết”, “thông minh” và “nhanh nhẹn” hơn mẹ, ngày qua ngày trẻ càng lúc càng giỏi hơn mẹ, cho đến một ngày trẻ thật sự vượt qua mẹ.

Xem thêm: Học cách nuôi dạy con để không tạo ra một thế hệ trẻ ăn bám

Đọc thêm

Thay vì biến mình trở thành "người thầy" dạy con đầy nghiêm khác, mẹ nên trở thành một người bạn, đồng hành cùng con suốt hành trình trưởng thành.

Mẹ nhớ nhé: 'Dạy con' không quan trọng bằng 'cùng con'
0 Bình luận

Ai chẳng muốn mình trở thành những người bố người mẹ nuôi con thành công. Thế nhưng, có không ít người dù dốc của dốc lòng vẫn không thể dạy con biết ơn.

Thất bại lớn nhất của cha mẹ là 'dốc của dốc lòng' nhưng không thể dạy con biết ơn
0 Bình luận

Hôm nay, chúng tôi chia sẻ đến bạn 10 tư duy dạy con đỉnh nhất mọi thời đại, giúp việc giáo dục đạt hiệu quả cao.

10 tư duy dạy con đỉnh nhất mọi thời đại: 'Giúp con thành tài, tránh đi đường vòng'
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất