Cụ bà 80 tuổi với vài luống rau nuôi cháu mồ côi nên người

Suốt 7 năm nay, cuộc sống của hai bà cháu chỉ xoay quanh vườn rau nhỏ trước nhà. Ở cái tuổi gần đất xa trời này, dù có muốn bà Đam cũng chẳng có cách nào khác để kiếm thêm thu nhập.

Cụ bà 80 tuổi với vài luống rau nuôi cháu mồ côi nên người

Suốt 7 năm nay, cuộc sống của hai bà cháu chỉ xoay quanh vườn rau nhỏ trước nhà. Ở cái tuổi gần đất xa trời này, dù có muốn bà Đam cũng chẳng có cách nào khác để kiếm thêm thu nhập.

Bà Lương Thị Đan (sinh năm 1944) hiện đang sống cùng cháu ngoại là bé Nguyễn Tuấn Hưng (13 tuổi) tại căn nhà vách đất, cũ kỹ nằm sâu trong thôn Hẩu thuộc xã Minh Hòa, huyện Hữu Lung, tỉnh Lạng Sơn. Bố Hưng mất từ lúc em còn trong bụng mẹ. Đến năm em 5 tuổi, mẹ cũng lập gia đình mới, em ở vậy với ngoại đến nay cũng hơn 7 năm rồi.

Bà Đăm cho biết, mỗi sáng hai bà cháu đều thức dậy sớm ra vườn hái rau đem ra chợ bán, kiếm vài chục ngàn mua gạo, mắm muối qua ngày. Ở cái tuổi gần đất xa trời này, bà Đăm cũng chẳng biết làm gì để kiếm thêm thu nhập nuôi cháu.

“Hai bà cháu tôi có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo sống qua ngày. Bữa cơm hàng ngày chỉ có rau tự trồng, lúc nào có ủng hộ hay đoàn từ thiện cho ít mì, đồ ăn thì bữa cơm được đổi món. Gạo thì 15 ngày tôi mua một lần, thịt thì phải cả tháng mới dám mua, mà toàn là mua chịu thôi, khi nào bán rau có tiền thì đem trả người ta sau”, bà Đăm nghẹn ngào chia sẻ.

Căn nhà vách đất nơi hai bà cháu đang sinh sống đã được xây dựng cách đây hơn 40 năm, tường và mái đã bị thủng nhiều chỗ, những ngày mưa gió nhà dột là hai bà cháu lại đùm túm nhau vào góc, không có chỗ nằm ngủ. “Mỗi khi mưa bão là bà sợ nhà đổ lắm. Hôm nào mưa to quá là hai bà cháu chạy sang ngủ nhờ nhà hàng xóm vì nhà bà cũ lắm rồi”, bà Đăm tâm sự.

Cứ vậy, suốt 7 năm qua, cuộc sống hai bà cháu đều nương tựa vào vườn rau con con phía trước nhà. Quần áo và đồ dùng sinh hoạt trong nhà đều là do bà Đăm đi nhặt nhạnh về, một số thì là của mọi người cho, quyên góp ủng hộ. Bé Hưng năm nay học lớp 7, nhưng vì gia đình thuộc diện hoàn cảnh khó khăn nên được nhà trường hỗ trợ hầu hết chi phí học tập, đồ dùng và sách vở.

Nhìn đứa cháu trai gầy còm, từ nhỏ đã thiếu sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, bà Đăm rưng rưng nói: “Thằng Hưng tội nghiệp lắm, nó hiền khô à, lúc nào cũng hiếu thảo với bà. Sau này bà chỉ mong nó học giỏi, ráng làm bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người. Bà chỉ cần nó sống đẹp, tử tế là mừng lắm rồi!”.

Xem thêm: Người đàn ông Quảng Ngãi miệt mài tái chế xe đạp cũ tặng học trò khó khăn