Câu đố Tiếng Việt "dễ hơn ăn kẹo": Tên tỉnh nào nghe thấy dư dả, không thấy thiếu thốn?

Nghe câu hỏi bạn có đoán ngay ra được đáp án không?

Minh Hằng
Minh Hằng 05/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nếu bạn là người yêu thích trò chơi giải đố thì không thể bỏ qua chương trình Nhanh như chớp – nơi tập hợp nhiều câu hỏi thú vị. Trải qua hơn 4 năm phát sóng, đến nay chương trình vẫn nhận được tình cảm yêu mến từ đông đảo khán giả. Sau mỗi tập phát sóng, người chơi cùng khán giả lại tích luỹ cho mình thêm được nhiều kiến thức thú vị.

Trong vòng 1, tập 29, mùa 2 – chương trình đã đưa ra một câu hỏi có nội dung như sau: "Tên tỉnh nào nghe thấy dư dả, không thấy thiếu thốn?".

Trải qua hơn 10 giây, người chơi vẫn không thể đưa ra được đáp án chính xác. Khán giả trường quay cũng đành bó tay trước câu hỏi hóc búa. Nhiều người còn lẩm bẩm liệt kê hàng loạt các tỉnh thành tại Việt Nam vẫn không tìm ra được câu trả lời phù hợp.

Cuối cùng, MC Trường Giang đã đưa ra đáp án cho câu hỏi: THỪA THIÊN HUẾ.

Đây là một câu đố chữ. Khi đọc chữ "thừa" trong Thừa Thiên Huế, ai cũng gật gù bởi khớp với yêu cầu của câu hỏi: "nghe tên thấy dư dả, không thấy thiếu thốn". Câu hỏi này không quá khó nhưng yêu cầu người chơi phải có sự liên tưởng phong phú, khả năng tư duy nhanh nhạy.

Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển, nằm ở cực nam của vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung, Việt Nam. Diện tích của tỉnh là 4902 km2, dân số tính đến năm 2020 là 1.113.700 người. Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế từng là kinh đô Phú Xuân thời kỳ cận đại của Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1945 dưới triều Nguyễn.

cau-hoi-tieng-viet-1
Thừa Thiên Huế là tỉnh có lượng khách du lịch ghé thăm hàng năm rất cao. (Ảnh minh hoạ)

Ngành du lịch ở Thừa Thiên Huế rất phát triển, tập trung chủ yếu vào thành phố Huế. Nơi đây có sông Hương, núi Ngự thơ mộng, có các di tích lịch sử, có hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm. Mỗi công trình là một thành tựu tuyệt mỹ của kiến trúc Huế, đỉnh cao là quần thể cung điện cùng các lăng vua Nguyễn.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật như: Ca Huế, tuồng ngư, lễ hội làng Rèn Hiền Lương, lễ Ong, lễ Bà,… Về ẩm thực, tỉnh có hàng trăm món ăn nổi tiếng độc đáo. Hiện nay, nhiều nhà hàng Huế còn giữ được những món ăn truyền thống một thời, đặc biệt là các món phục vụ vua chúa thời xưa.

Qua câu đố, chúng ta lại biết thêm nhiều kiến thức của một tỉnh có thế mạnh du lịch trên mảnh đất hình chữ S.  

Đọc thêm: Câu đố Tiếng Việt: "Nhìn con kiến mà nghĩ đến con voi thì gọi là gì?" - IQ phải cao siêu mới tìm được đáp án

Đọc thêm

"Da thịt như than, áo choàng như tuyết, là con gì?" - câu hỏi này vừa nghe xong chắc chắn sẽ khiến không ít người nhăn trán, vò đầu bứt tai vì "lạ quá, khó quá".

Câu đố tiếng Việt cực 'hack não', IQ vô cùng mới giải được: Da thịt như than, áo choàng như tuyết, là con gì?
0 Bình luận

Câu đố Tiếng Việt siêu thú vị này sẽ thử thách khả năng suy đoán của bạn.

Người thông minh đoán ngay ra trong 5s câu đố tiếng Việt: 'Con nào ít ai dám ăn, một kẻ lầm lỗi cả bày chịu theo?'
0 Bình luận

Đáp án của câu hỏi này cực dễ. Bạn đã mất bao lâu để tìm ra đáp án?

Câu đố Tiếng Việt: 'Sát thủ phải lòng người khách đã thuê mình, gọi là gì?' - suy nghĩ 5 giây ra ngay đáp án
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất