Loạt tượng đài Sài Gòn trước 1975 tồn tại đến nay: Hằn in dấu ấn thời gian

Tại những nút giao thông quan trọng bậc nhất của Sài Gòn trước 1975 có rất nhiều tượng đài lớn. Dù nhiều lần tu sửa, chúng vẫn giữ được thiết kế ban đầu.

Thùy Nguyễn
07:47 27/12/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, các tượng đài kỷ niệm được xây dựng khắp Sài Gòn, tọa lạc ở vị trí đắc địa, nổi bật bậc nhất. Những bức tượng được xây dựng thời điểm đó phải kể đến gồm:  

Tượng An Dương Vương – Thánh tổ Pháo Binh đặt trước công trường Diên Hồng, Thượng viện đường bến Chương Dương. 

Tượng Phù Đổng Thiên Vương – Thánh tổ Thiết Giáp  nằm ngay vòng xuyến Ngã 6 Sài Gòn.

Tượng Trần Nguyên Hãn – Thánh tổ Truyền Tin tại vòng xuyến Quách Thị Trang ngay trước chợ Bến Thành.

Tượng Phan Đình Phùng – Thánh tổ Quân cụ tọa lạc ngay bưu điện Chợ Lớn.

Tượng Trần Hưng Đạo – Thánh tổ Hải Quân được xây dựng tại công trường Mê Linh.

Ngày nay, có rất nhiều bức tượng vẫn còn qua nhiều lần tu sửa. Qua nhiều tháng năm, chúng vẫn giữ được nhiều nét đặc trưng ban đầu. 

Tượng An Dương Vương

Tượng đài An Dương Vương nằm tại nút vòng xoay ngã 6 đường Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Chí Thanh, Ngô Gia Tự. Tượng đài tiếp giáp quận 5 và quận 10, nhưng chủ yếu nằm trên địa bàn quận 5. 

loat-tuong-dai-sai-gon-truoc-1975-ton-tai-den-nay-2

Bức tượng nằm trên ranh giới giữa quận 5 và quận 10, cũng là ranh giới mang tính tương đối giữa hai khu người Hoa và người Việt. Do đó, nó còn trở thành nơi giao nhau giữa hai khu vực văn hóa đặc sắc của Sài Gòn.  

Tượng Phù Đổng Thiên Vương

Tượng đài Phù Đổng Thiên Vương nằm tại ngã 6 đường Nguyễn Trãi. Tượng đài này nổi tiếng đến mức, nó được đặt tên cho cả giao lộ, vòng xuyến.

loat-tuong-dai-sai-gon-truoc-1975-ton-tai-den-nay-3

Bức tượng này được dựng năm 1966. Theo đó, bức tượng là hình ảnh Thánh Gióng khi còn là một cậu bé, cầm cây tre và ngồi trên lưng ngựa sắt. Chính nhờ sự khác biệt này, tượng đài Phù Đổng Thiên Vương ở Sài Gòn càng trở nên đặc biệt. Bức tượng giúp nhấn mạnh truyền thống yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. 

Tượng đài Trần Hưng Đạo

Tượng đài Trần Hưng Đạo được xây dựng trên một bệ đá cao, nằm ngay công trường Mê Linh, Quận 1. 

Thời Pháp thuộc, công trường này được xây dựng, đặt tên là Rigault de Genouilly. Đây là tên của Đô đốc thủy quân người Pháp và từng là Thống đốc Nam Kỳ. Thời điểm đó, chính quyền từng đặt một bức tượng của viên đô đốc tại công trường. 

loat-tuong-dai-sai-gon-truoc-1975-ton-tai-den-nay-4

Sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, năm 1962, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thay thế tượng đô đốc bằng tượng Hai Bà Trưng. Bấy giờ, người Sài Gòn vẫn quen gọi tượng đài ở đây là tượng Hai Bà.  

Khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, nhiều người đã giật đổ bức tượng vì cho rằng nó có nét giống mẹ con bà Trần Lệ Xuân – phu nhân của cố vấn Ngô Đình Nhu. Mãi 5 năm sau, tượng Trần Hưng Đạo mới được thiết kế, dựng lên thay thế. Qua nhiều năm, bức tượng này vẫn tồn tại sừng sững như một phần không thể thiếu của Sài Gòn.  

Tượng đài Trần Nguyên Hãn

Tượng danh tướng Trần Nguyên Hãn được xây dựng từ năm 1965. Tượng mô tả danh tướng đang cưỡi ngựa, đứng trên một bệ đá cao ở vòng xoay trước chợ Bến Thành. Tuy nhiên, câu chuyện về bức tượng lại là một câu chuyện buồn. 

loat-tuong-dai-sai-gon-truoc-1975-ton-tai-den-nay-5

4 năm trước, tượng được di dời khỏi vị trí trước chợ Bến Thành để phục vụ cho việc thi công nhà ga metro Bến Thành – Suối Tiên. Bức tượng được bảo quản tại công viên Phú Lâm, quận 6. 

Hiện tại, trước chợ Bến Thành chỉ còn công trường thi công khổng lồ với rào chắn, máy móc hoạt động ầm ĩ bên trong. Tượng đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp sau nhiều năm chịu tác động của môi trường. Tại công viên Phú Lâm, tượng cũng được phủ một lớp bạt để che chắn, bảo quản. 

Xem thêm: Ảnh cũ của đường Võ Di Nguy - một trong những con đường xưa nhất Sài Gòn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận