Tục bó chân gót sen ở Trung Quốc: Đằng sau ý nghĩa 'gót sen' mỹ miều là nỗi đau khôn cùng đến rùng rợn

Trong số những biện pháp kỳ lạ mà phụ nữ Trung Quốc áp dụng để bản thân xinh đẹp, cuốn hút hơn thì tục bó chân gót sen đáng chú ý và gây đau đớn hơn cả.

Thùy Nguyễn
15:00 06/10/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguồn gốc của tục bó chân gót sen tại Trung Quốc

Theo sử sách Trung Quốc, vào triều đại vua Lý Dục trị vì năm 961-975, một cung nữ có tên Triệu Phi Yến đã biểu diễn cho Hoàng đế cùng quần thần một tiết mục “để đời”. Cung nữ này đã cuốn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa uyển chuyển. Đặc biệt, đôi chân bó gọn của Triệu Phi Yến cùng bước nhảy và dáng điệu thướt tha đã khiến Hoàng đế vô cùng ấn tượng. 

Nhà vua gọi đó là “Kim Liên Tam Thốn” (Gót Sen Ba Tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác bắt chước bó gọn chân như thế. Nhờ được vua sủng ái, cung nữ này sống trong nhung lụa cho tới tận cuối đời. Cũng từ đó, bàn chân “sen vàng ba tấc” trở nên thịnh hành với nữ giới ở mọi tầng lớp xã hội Trung Quốc, là trào lưu làm đẹp và dần trở thành tập tục. 

he-luy-dang-so-cua-tuc-bo-chan-got-sen-o-trung-quoc-1

Bó chân còn là một tiêu chuẩn để các thiếu nữ có thể lọt vào “mắt xanh” của những gia đình khá giả, quyền quý. Nhiều người tin rằng, phải tới gần một nửa phụ nữ vào thế kỷ 19, trong đó hầu hết các tiểu thư nhà quan lại, quyền quý đều trải qua tập tục làm đẹp đau đớn này. 

Một nhà nghiên cứu sử học cho biết, bàn chân gót sen sẽ hạn chế sự di chuyển của người phụ nữ, khiến họ đi cũng nhẹ nhàng, chậm chạp hơn, phụ thuộc chủ yếu vào chồng và gia đình. Bởi vậy, xã hội phong kiến Trung Quốc quan niệm bàn chân nhỏ chính là đỉnh cao vẻ đẹp của phái nữ. 

Quá trình “tạo gót sen” đầy đau đớn

Thời phong kiến, hàng triệu cha mẹ đã dùng vải bó chặt bàn chân của con gái mình từ nhỏ với mong muốn sẽ giúp con đổi đời, lấy được chồng giàu sang, quyền quý. Khi đứa trẻ lên 2-5 tuổi, người mẹ hoặc người bà trong nhà sẽ bắt đầu bó chân cho con hoặc cháu gái để giúp những đứa trẻ có được bàn chân nhỏ khoảng 3-4 phân như mong muốn. 

he-luy-dang-so-cua-tuc-bo-chan-got-sen-o-trung-quoc-2

“Sen vàng” hoàn hảo tức là bàn chân chỉ được phép dài 3 phân, còn 4 phân chỉ được gọi là “sen bạc”. Những người này cho biết, việc bó chân sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện sớm bởi khung chân của các bé gái chưa phát triển toàn diện. Quá trình bó chân thường bắt đầu mùa đông, khi đó chân tê lạnh nên sẽ đỡ đau đớn hơn. 

Đầu tiên, bàn chân sẽ được ngâm trong hỗn hợp gồm thảo dược và máu động vật ấm để làm mềm xương khớp. Sau đó, họ cắt bỏ hết móng chân để ngăn chặn chân phát triển và nhiễm trùng. Bàn chân được xoa bóp nhẹ nhàng, tiếp đến các ngón chân (ngoại trừ ngón cái) sẽ bị bẻ gãy rồi bó quặp tất cả 10 ngón về phía lòng bàn chân bằng những mảnh vải dài ngâm hỗn hợp. Nhiều khi, lòng bàn chân của các bé gái còn bị cắt nhiều vết sâu để các ngón chân có thể nằm gọn vào bên trong. 

Sau đó, cứ hai ngày/lần những mảnh vải bó chân sẽ được thay mới, mỗi lần thay sẽ càng bó chặt hơn khiến cho quá trình ngày càng đau đớn. Các cô gái được đóng cho những đôi giày siêu nhỏ, được khuyến khích đi bộ mỗi ngày để bàn chân phát triển theo ý muốn. 

he-luy-dang-so-cua-tuc-bo-chan-got-sen-o-trung-quoc-3

Dù các ngón chân bị bẻ gãy sẽ dần lành lại khi các bé gái trưởng thành, nhưng có không ít trường hợp ngón chân bị rụng, hoại tử và thậm chí tử vong. Chưa dừng lại ở đó, người bó chân có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và khó khăn trong sinh hoạt, phụ nữ lớn tuổi có thể dễ bị gãy xương chậu và các xương khác cao hơn khi ngã. 

Năm 1874, một giáo sĩ người Anh làm việc tại Thượng Hải đã cùng với một nhóm phụ nữ theo đạo Thiên chúa đã phản đối tập tục đau đớn này. Tuy nhiên, nhóm này lại không được người dân ủng hộ. Mãi tới khi triều Thanh sụp đổ năm 1912, các thành phần tri thức tiên tiến trong chính quyền Quốc dân đảng đã loại bỏ tục bó chân ra khỏi giá trị thẩm mỹ, đạo đức và ban lệnh cấm trên toàn quốc gia. 

Thế nhưng, không ít gia đình vẫn lén bó chân cho con gái mình. Năm 1949, các lệnh trừng phạt nghiêm khắc được áp dụng thì tập tục này mới bị bỏ hoàn toàn. 

Xem thêm: Khám phá thôn Bát Quái của hậu duệ Gia Cát Lượng - "đệ nhất kỳ thôn" của Trung Quốc

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận