Khám phá thôn Bát Quái của hậu duệ Gia Cát Lượng - "đệ nhất kỳ thôn" của Trung Quốc

Là một ngôi làng có bố cục hình Bát Quái, thôn Gia Cát (hay thôn Bát Quái) được mệnh danh là đệ nhất kỳ thôn của Trung Quốc.

Thùy Nguyễn
11:00 27/09/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thôn Bát Quái tọa lạc tại thị trấn Lan Khê, tỉnh Chiết Giang và được nhiều người biết đến là “Trung Quốc đệ nhất thôn” và là thôn kỳ lạ bậc nhất xứ Trung. Nơi đây có bố cục tinh xảo, được ví như chốn bồng lai tiên cảnh ở trần gian, trung tâm sinh sống của hậu duệ Khổng Minh Gia Cát Lượng nổi tiếng thời Tam Quốc. 

Người ta đồn rằng, nếu không có người trong thôn dẫn đường thì người lạ chỉ có thể “vào mà không ra” bởi các đường phố, ngõ ngách vô cùng thâm sâu, quanh co như một trận Bát Quái.

Thôn được lập theo Bát quái trận đồ

Khoảng những năm 1300, cuối đời Tống – đầu nhà Nguyên, khi đó Gia Cát Đại Sư (hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Lượng) đã lập ra thôn Bát Quái. Sử sách cũng ghi chép, Gia Cát Lượng từng lập ra một trận pháp vô cùng thần kỳ có tên Bát Trận đồ biến ảo không lường, từng vây khốn 10 vạn tinh binh của đại tướng Đông Ngô Lục Tốn.

kham-pha-thon-bat-quai-cua-hau-due-gia-cat-luong-3

Học thuyết Kham dư (phong thủy) trong Bát Trận đồ đã được Gia Cát Đại Sư vận dụng, thiết lập thôn Bát Quái theo Cửu cung bát quái. Theo đó, thôn lấy cái hồ lớn hình thái cực làm trung tâm, từ hồ có 8 con đường tỏa ra tạo thành “nội bát quái”.

Bên ngoài thôn lại đắp 8 tòa núi nhỏ hình thành “ngoại bát quái” để bao bọc. Trước khi qua đời, Gia Cát Đại Sư có để lại di huấn là tuyệt đối không được thay đổi nguyên dạng. Do đó, 800 năm trôi qua, dù số lượng người trong thôn ngày càng tăng lên nhưng cửu cung bát quái về tổng thể vẫn không hề thay đổi.

Trong thôn có đền thờ Thừa tướng Gia Cát Lượng, hoa viên, 3 nhà bia, 18 sảnh đường, 18 giếng, 18 ao, hơn 200 phòng ốc đều là kiến trúc cổ đời Minh, Thanh. Thôn còn có cả Nhà triển lãm trung y dược, vườn thảo dược...

kham-pha-thon-bat-quai-cua-hau-due-gia-cat-luong-4

Con cháu Gia Cát đời đời “không làm lương tướng, tất làm lương y” theo như giáo huấn của tổ phụ. Nhiều đời ở đây theo nghề thuốc; riêng đời Minh, Thanh đã có 5 tiến sĩ, 11 cử nhân cùng hàng trăm tú tài.

Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra, kiến trúc bát quái trong thôn có công năng phòng vệ và cải tạo môi trường. Kiểu kiến trúc trong thôn không lấy trung tuyến làm chủ mà bức xạ ra tám hướng. Bởi vậy, thôn Bát Quái lúc nào cũng thông thoáng và sạch sẽ.

Trong thôn, các nhà mặt đối nhau, đuôi liền nhau, đường nối nhau, vừa thoáng mát lại vừa kín đáo. Xung quanh, địa hình nhìn giống như cái nồi, ở giữa thấp còn 4 phía thì cao. Do đó, người lạ vào thôn nếu không có người dân dẫn đường thì sẽ lẩn quẩn chẳng biết lối ra.

Người dân bản địa cũng cho biết, bố cục bát quái của thôn có tính năng phòng vệ rất cao. Cụ thể, trong cuộc chiến tranh 1925, bộ đội của Tiêu Kính Quang phía Nam và bộ đội của Tôn Truyền Phương chiến đấu suốt 3 ngày liên tiếp ở cạnh thôn nhưng không có bất kỳ một viên đạn nào lọt vào trong, toàn bộ người dân vẫn bình an vô sự.

kham-pha-thon-bat-quai-cua-hau-due-gia-cat-luong-2

Thời kỳ chiến tranh với Nhật, có một đội quân Nhật khi đi qua đường lớn trên đồi Cao Long ngoài thôn nhưng lại không hề phát hiện ra thôn Bát Quái.

Tại sao thôn bát quái lại là “đệ nhất kỳ thôn”?

Thôn Bát Quái được phong là ‘đệ nhất kỳ thôn’ của Trung Quốc với nhiều lý do. Đầu tiên, người dân ở đây đều là đời sau của Gia Cát Lượng. Nói cách khác, hầu hết người dân trong thôn đều mang họ Gia Cát. Chỉ có những người phụ nữ khác họ được gả vào tộc Gia Cát và rất ít người không phải thành viên trong dòng họ sinh sống ở đây. Nhiều thống kê đã chỉ ra, chỉ riêng thôn Bát Quái đã chiếm đến ¼ số lượng hậu duệ của Gia Cát Lượng ở khắp Trung Quốc.

kham-pha-thon-bat-quai-cua-hau-due-gia-cat-luong-1

Bên cạnh đó, thôn còn có bố cục vô cùng tinh xảo. Nhìn từ trên cao, thôn hiện ra hình bát quái với bố cục đường phố, nhà cửa, hướng đi trùng với cửu cung của Bát Quái trận. Thôn còn là nơi bảo tồn nguyên vẹn nhất nhiều văn vận, kiến trúc cổ của cả 3 đời Nguyên, Minh và Thanh.

Suốt nhiều trăm năm, thời thế thay đổi nhưng thôn Bát Quái vẫn không hề thay đổi, xa rời được chiến hỏa, né tránh được thiên tai và tai họa do con người gây ra.

Xem thêm: Triệu Vân hét lên 4 chữ trước khi qua đời khiến Gia Cát Lượng nghe xong xấu hổ tột cùng

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận