Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về thực phẩm bẩn
Thực phẩm bẩn là hiện tượng tiêu cực gây nhức nhối trong xã hội hiện nay. Dưới đây là dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về thực phẩm bẩn.
Thực phẩm bẩn là khái niệm để chỉ đồ ăn thức uống không rõ nguồn gốc, chứa chất độc hại và không an toàn cho sức khỏe. Thậm chí, loạt thực phẩm này có thể đe dọa, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng người dùng.
Thực phẩm bẩn có thể là những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, không được kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, chúng vẫn ngang nhiên được bày bán trên thị trường. Đó có thể là những đồ ăn, đồ uống đã hết hạn sử dụng, chuyển sang giai đoạn nấm mốc, nhiễm khuẩn, không được mang đi tiêu hủy…
Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về thực phẩm bẩn
Mở đoạn
Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận xã hội: Tình trạng thực phẩm bẩn tại nước ta hiện nay.
Tùy theo khả năng của mình mà học sinh có thể dẫn dắt trực tiếp hoặc gián tiếp.
Thân đoạn
Giải thích khái niệm
Thực phẩm bẩn là khái niệm để chỉ đồ ăn thức uống không rõ nguồn gốc, chứa chất độc hại và không an toàn cho sức khỏe.
Thực phẩm bẩn là rau có lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép; nội tạng động vật ngâm hóa chất tẩy trắng, tẩy mùi; thịt lợn dùng chất salbutamol để tăng trọng, siêu nạc; cho gà ăn chất nhuộm dùng trong công nghiệp…
Nguyên nhân vấn đề
-
Người sản xuất kinh doanh vì hám tiền, chạy theo lợi nhuận mà vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Người tiêu dùng ham rẻ, thiếu hiểu biết về an toàn thực phẩm.
-
Cơ quan chức năng vẫn chưa sát sao, chưa kiểm tra thường xuyên được những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chưa có hình thức xử phạt, răn đe đúng mức.
Hậu quả vấn đề
-
Vấn đề thực phẩm bẩn ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, ung thư.
-
Khiến người tiêu dùng hoang mang, lo sợ.
-
Ảnh hưởng tới nòi giống, gây tổn hại kinh tế.
Giải pháp vấn đề
-
Để ngăn chặn tình trạng thực phẩm bẩn, cần nâng cao đạo đức, trách nhiệm của người kinh doanh.
-
Đối với người tiêu dùng, cần trang bị thêm hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm, cảnh giác với thực phẩm bẩn và thực phẩm không rõ nguồn gốc.
-
Các cơ quan chức năng cần tuyên truyền an toàn thực phẩm; nâng cao ý thức của người sản xuất và kinh doanh cũng như tiêu dùng thực phẩm; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.
Kết đoạn
Tổng kết lại vấn đề, đó là thực phẩm bẩn. Rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Bài mẫu đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về thực phẩm bẩn
Vấn đề thực phẩm bẩn là vấn đề đáng lo ngại, gây nhức nhối trong xã hội hiện nay. Thực phẩm bẩn là khái niệm để chỉ đồ ăn thức uống không rõ nguồn gốc, chứa chất độc hại và không an toàn cho sức khỏe. Thậm chí, loạt thực phẩm này có thể đe dọa, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng người dùng. Thực phẩm bẩn có thể là những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, không được kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, chúng vẫn ngang nhiên được bày bán trên thị trường. Đó có thể là những đồ ăn, đồ uống đã hết hạn sử dụng, chuyển sang giai đoạn nấm mốc, nhiễm khuẩn, không được mang đi tiêu hủy… Nhu cầu về thực phẩm rất lớn, vì thế nhiều người sử dụng nhiều chất kích thích, tăng trưởng, thuốc trừ sâu để thực phẩm, rau củ phát triển nhanh, mẫu mã đẹp; những người chăn nuôi cũng dùng nhiều thuốc tăng trọng để vật nuôi mau lớn; người kinh doanh dùng các hóa chất để “hồi sinh” thực phẩm bẩn, ôi thiu… Nguyên nhân gây ra tình trạng thực phẩm bẩn là ý thức kém của người dân, hám tiền, ham lợi nhuận. Để tình trạng thực phẩm bẩn không còn xuất hiện trên thị trường, trước hết cần tuyên truyền cho mọi người hiểu về tác hại của các loại hóa chất, thuốc độc; mở rộng các mô hình sản xuất nông sản sạch. Ngoài ra, cần có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Xem thêm: Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về vượt qua thất bại để thành công
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận