Loại rau xưa mọc bờ bụi không ai hái, giờ thành đặc sản thành phố nhiều người ưa chuộng

Trước kia, cây cúc tần được trồng nhiều ở thôn quê để làm hàng rào. Hiện tại, nó trở thành loại rau được nhiều người ưa chuộng, thậm chí còn là đặc sản có giá lên tới 50.000 đồng/kg.

Loại rau xưa mọc bờ bụi không ai hái, giờ thành đặc sản thành phố nhiều người ưa chuộng

Trước kia, cây cúc tần được trồng nhiều ở thôn quê để làm hàng rào. Hiện tại, nó trở thành loại rau được nhiều người ưa chuộng, thậm chí còn là đặc sản có giá lên tới 50.000 đồng/kg.

Cây cúc tần còn có tên gọi là từ bi, đại bi, đại ngại hay băng phiến ngải, cây co mát hay cây phặc phà. Loại cây này thuộc họ Cúc, có danh pháp là Pluchea indica.

Cây cúc tần vốn là loại cây hoang dã mọc nhiều ở Ấn Độ và Malaysia. Khi du nhập vào Việt Nam, loại cây này thường mọc hoang ở các vùng đồng bằng hay những sườn đồi núi thấp. Cây cúc tần thường mọc thành bụi, có chiều cao từ 1-2m. Cành cây phát triển từ thân, mảnh nhỏ và có nhiều lông chẵn. Lá cây hình elip dài và hẹp, đầu lá nhọn, lá hình bầu dục và có khía răng ở mép cùng màu lục pha xám đặc trưng.

Cây cúc tần thường có dây tơ hồng bám vào, cả cây được bao phủ bởi một lớp lông tơ mỏng và có mùi thơm dịu nhẹ. Từ đầu cành là những bông hoa mọc lên, hoa mọc thành chùm, có màu tím nhạt. Hoa cái xếp thành dây còn giữa cụm là những bông hoa lưỡng tính.

Trước đây, cây cúc tần thường được người dân quê dùng làm hàng rào chắn. Thuở đó, cũng chẳng ai ăn cúc tần nên cây cứ mọc lên nhan nhản nhưng không ai hái. Ngày nay, cuộc sống hiện đại hóa, những hàng rào bê tông gạch đỏ chắc chắn thay thế những hàng rào cúc tần ngày xưa. Vì thế, những hàng rào bằng cây cúc tần cũng dần dần biến mất.

Tuy nhiên, cây cúc tần lại trở thành món rau được nhiều người ưa chuộng. Tại đồng bằng Bắc Bộ, lá cúc tần được coi là một loại rau đặc sản. Rau cúc tần có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như luộc, xào, nấu canh... Rau cúc tần cũng có thể ăn kèm với các món rau ghém hoặc làm bánh nếp, kho cá, nấu cháo, hầm óc lợn. Đặc biệt, rau cúc tần còn là gia vị không thể thiếu trong món dồi lợn - món ăn khoái khẩu của người Việt Nam.

Nhiều người cho biết, rau cúc tần có mùi vị khá đặc biệt. Rau có vị thơm chua cay nồng, ăn vô cùng "bén". Khi làm dồi lợn, trộn thêm một chút lá cúc tần non đã rửa sạch và thái nhỏ sẽ tạo nên hương vị thơm ngon, đậm đà không món ăn nào có được. Còn khi kho cá, xếp một lượt lá cúc tần xuống dưới rồi xếp lá lên trên, xen kẽ là gừng, riềng, gia vị, trên cùng là một lớp lá cúc tần nữa. Kho nhỏ lửa, để liu riu tới khi sền sệt nước thì nhấc xuống, ăn với cơm nóng thì không còn gì để chê. 

Những năm gần đây, cây cúc tần trở thành loại rau được nhiều người ưa chuộng. Rau được bày bán rộng rãi, dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng, siêu thị, các trang thương mại điện tử. Theo khảo sát chung, 1kg rau cúc tần tươi có giá khoảng 30.000 đến 50.000 đồng/kg. 

Một chủ trang trại chuyên bán các loại rau lá và thảo dược online cho biết, rau cúc tần thường được nhập về từ người dân các tỉnh phía Bắc. Mọi bộ phận của cây cúc tần đều có thể dùng, từ rễ, lá cây và thân ngọn. Nếu cúc tần để làm thuốc, tốt nhất nên thu hoạch vào mùa hè và mùa thu.

Theo Đông y, cúc tần là loại thuốc có vị hơi cay và đắng, tính mát, mùi thơm dịu, có tác dụng tán phong hàn, khu phong, tiêu độc, tiêu độc, trừ thấp, lợi tiểu, hoạt huyết, sát trùng...

Xem thêm: Loài cây xưa cho không ai lấy, giờ thành đặc sản hiếm có giá 125.000 đồng/kg vẫn không có mà mua