Vì sao Đức Phật nhập mẫu thai trong hình tướng voi trắng?

Đức Phật nhập mẫu thai trong hình tướng voi trắng. Loài voi vốn là một loài vật rất đặc biệt, một khi đã được huấn luyện thì đặc biệt vâng lời và trung thành với chủ nhân. Sự kiện Đức Phật nhập mẫu thai dưới hình tượng voi trắng sáu ngà nêu biểu cho sức mạnh của lòng từ bi và trí tuệ.

Hoài Lương
10:00 10/12/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sáu chiếc ngà tượng trưng cho lục độ vượt qua mọi chướng ngại, ma tà, qua đó phát huy những Ba la mật toàn hảo gồm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.

Vào một ngày trăng tròn, mẫu thân tương lai của Đức Phật, hoàng hậu Ma Da, vốn là công chúa của dòng họ Koliyan - một chi tộc thuộc dòng Thích-ca, trong khi bà đang trì giới vesaka (một khóa chuyên tu đoạn thực), thì Bồ Tát Tất-Đạt-Đa từ cung trời Đâu Suất trong hình tướng một Bạch tượng sáu ngà giáng nhập vào bào thai của bà. Lúc bấy giờ, voi đóng vai trò cốt yếu trong chiến tranh, vận chuyển và được coi là biểu tượng hùng mạnh của một đất nước.

Đặc biệt, voi trắng (bạch tượng) còn đại diện cho trí tuệ toàn hảo và quyền lực lãnh đạo của hoàng gia. Theo bố trí quân sự thông lệ lúc đó, nhà vua tổ chức bốn đội chiến binh, đội tượng binh là hàng tiên phong đóng vai trò như lá chắn khiên vững chắc, lớp thứ hai là đội kị binh, tiếp theo là đội chiến xa (các cỗ xe chiến đấu), và bọc hậu sau cùng là đội bộ binh.

Nhập vào bụng mẹ mình dưới hình tượng một con voi biểu thị sức mạnh của lòng từ bi và trí tuệ của Đức Phật. Điều đó cũng ngụ ý rằng Ngài sẽ chiến thắng trong cuộc chiến chống lại vô minh, bằng việc sử dụng sáu chiếc ngà tượng trưng cho lục độ vượt qua mọi chướng ngại, ma tà, qua đó phát huy những Ba la mật toàn hảo gồm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.

duc-phat-nhap-mau-thai-trong-hinh-tuong-voi-trang-vi-sao-01
Loài voi vốn là một loài vật rất đặc biệt, một khi đã được huấn luyện thì đặc biệt vâng lời và trung thành với chủ nhân. Sự kiện Đức Phật nhập mẫu thai dưới hình tượng voi trắng sáu ngà nêu biểu cho sức mạnh của lòng từ bi và trí tuệ.

Hình tượng voi trong một kiếp tiền thân của Đức Phật

Tại một vương quốc cổ xưa, một người đàn ông mang một con voi đến hoàng cung và xin dâng cúng nhà vua con voi của mình. Tuy nhiên, nhà vua nói: "Ngươi nên thuần hóa con voi trước rồi hãy tặng nó cho trẫm".

Theo lệnh của nhà vua, người đàn ông đã huấn luyện chú voi, rồi sau đó quay trở lại hoàng cung để lại xin dâng cúng voi. Nhà vua đã chúc mừng người quản tượng và nói: "Trẫm muốn cưỡi voi này vào rừng để vãn cảnh, hãy chuẩn bị tốt cho chuyến đi”.

Người quản tượng cho voi ăn rất nhiều lá xanh và chuối một cách thỏa thích. Sáng hôm sau, người quản tượng lót nhiều lớp đêm lụa vào một hộp gỗ vuông, cột chặt lên lưng voi và đeo lên đầu nó rất nhiều trang sức vàng bạc, giống như trang hoàng cỗ xe hoàng gia. Người quản tượng trèo lên lưng voi, ngồi vững vàng trên cổ voi để điều khiển nó. Nhà vua ngồi thoải mái trong chiếc hộp gỗ vuông có các cạnh được trang trí bằng bạc.

Khi họ đến giữa khu rừng rậm, con voi đánh hơi thấy mùi voi cái và chạy mỗi lúc một nhanh để đuổi theo. Mùi hương càng mạnh, chú voi chạy càng nhanh theo hướng của người bạn đời mong muốn của mình và khiến họ lạc đường.

Người quản tượng cố gắng kiềm chế con voi bằng cách la hét, quát tháo con vật đang phát cuồng này và đánh nó bằng roi sắt. Do điên cuồng vì dục vọng, con voi trở nên mất tự chủ và lồng lên như thể đang chạy trốn khỏi một nỗi sợ hãi khủng khiếp. Lúc này, con voi đáng thương đã hoàn toàn bị chế ngự bởi dục vọng hướng về con voi cái.

Cả vua và người quản tượng đều sợ hãi. Lo sợ cho tính mạng nhà vua và bản thân nếu còn cố nán lại trên lưng voi, người quản tượng cố hét to với nhà vua: "Muôn tâu Bệ hạ, xin ngài vui lòng bám chặt vào một nhánh cây và để cho con voi đi theo ý muốn của nó".

Và cả hai, trong cơn hoảng loạn, cố xoay sở bám lấy một nhánh cây nhô ra để bảo toàn tính mạng. Nhà vua vô cùng tức giận và căn dặn người quản tượng phải trừng phạt con voi của mình một cách nghiêm khắc khi họ trở về hoàng cung.

Người quản tượng sợ điếng người, chắp hai bàn tay lại khẩn thiết cầu xin với nhà vua: "Muôn tâu Bệ hạ, con voi của thần thường rất trung thành và làm việc chăm chỉ mỗi ngày, thực hiện bất cứ việc gì thần ra lệnh. Bệ hạ, nếu ngài có thể rộng lòng, xin ngài nhẫn nại và chờ tới khi con voi quay trở lại hoàng cung. Nó sẽ quay lại khi bình tâm trở lại.

Thần chỉ huấn luyện nó về sức mạnh thể chất và kỹ năng làm việc, chứ không huấn luyện nó về tâm trí và dục vọng, vì thần không biết cách huấn luyện những kỹ năng này. Nếu Bệ hạ tin thần, thần sẽ trừng phạt con voi của thần trước mặt Bệ hạ tại sân hoàng gia”.

duc-phat-nhap-mau-thai-trong-hinh-tuong-voi-trang-vi-sao-02
Người quản tượng trả lời rằng một người đã hoàn toàn từ bỏ và loại trừ dục vọng và lòng tham, là người duy nhất hoàn toàn giác ngộ, được tôn xưng là Đức Phật, người đã thấu triệt bản chất tính không của vạn pháp, đã hoàn toàn thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử

Một tuần sau, con voi hối hận trở về cung điện, trong lòng nặng trĩu mặc cảm tội lỗi và xấu hổ. Người quản tượng, với nỗi buồn khổ sâu sắc trong thâm tâm, đã nung nóng một quả cầu sắt trong lửa để bắt voi ngậm như một hình phạt. Nhà vua và cả hoàng tộc đều có mặt. Người quản tượng, e sợ rằng con vật yêu quý của mình có thể phải chịu hình phạt nặng nề hơn của nhà vua, đã hét lên giận dữ để tỏ ra nghiêm khắc với con vật, rồi ra lệnh cho con voi quỳ xuống đất và há miệng ra.

Con voi đáng thương há to miệng ra, toàn thân run rẩy, đôi mắt đẫm lệ, nó chuẩn bị chấp nhận hình phạt bằng cách nuốt quả cầu sắt nóng như sự sám hối vì đã không hoàn thành nhiệm vụ được nhà vua và chủ nhân của nó giao phó. Người quản tượng, hơi ngập ngừng, run rẩy và khóc thầm khi nghĩ đến nỗi đau đớn khủng khiếp mà con vật yêu quý phải chịu.

Trong khi quan sát, nhà vua vương giả uy nghi và các thành viên hoàng gia khác, cảm thấy nỗi xấu hổ dâng lên và đau buồn với ý nghĩ đáng kinh sợ là lưỡi và miệng mềm mại của con voi sẽ bị đốt cháy. Từng khoảnh khắc trôi qua, sự run rẩy của con voi sợ hãi làm rung chuyển cả mặt đất.

Đúng vào lúc đó, do bị khuấy động đến tận đáy lòng mình bởi trí khôn nhạy cảm và sự cao thượng của con voi, nhà vua thình lình đứng bật dậy, hét lên và ngăn không cho người quản tượng thực hiện hình phạt dã man đối với sinh vật khốn khổ đó. Vượt qua những bức màn che của ngã mạn và vị trí đặc quyền vốn hay che khuất tầm nhìn của mình, nhà vua đã trải nghiệm sự chứng ngộ bất ngờ làm chuyển hoá toàn bộ thân tâm ngài.

Trong khoảnh khắc đó, thay vì ra lệnh trừng phạt kẻ dám có hành động sai trái đối với một người có vị thế tối cao vĩ đại như ông, nhà vua đã chọn cách mở tâm hồn mình cho lòng từ bi, sự cảm thông và tha thứ.

Khiêm tốn nhận ra rằng tất cả chúng ta, giống như con voi, đều có thể mắc phải những cơn đam mê mù quáng cho đến khi chúng ta tự hoàn thiện bản thân mình thông qua sự thiền định về tự tính tâm, nhà vua hỏi người quản tượng: "Ai có thể đào luyện tâm và đoạn trừ dục vọng trong tâm? Trẫm sẽ rất vui khi biết về bất kỳ người nào không bị dục vọng chi phối và phát nguyện chính trẫm cùng toàn thể thần dân sẽ đi theo con đường của người đó".

duc-phat-nhap-mau-thai-trong-hinh-tuong-voi-trang-vi-sao-03
Tham dục chính là bức màn tăm tối gây ra khổ đau cho tất cả chúng sinh, cho dù họ là con người hay động vật như nhau không khác.

Người quản tượng trả lời rằng một người đã hoàn toàn từ bỏ và loại trừ dục vọng và lòng tham, là người duy nhất hoàn toàn giác ngộ, được tôn xưng là Đức Phật, người đã thấu triệt bản chất tính không của vạn pháp, đã hoàn toàn thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Vào lúc nghe thấy tên của Đức Phật, tóc của nhà vua dựng đứng lên và ông cảm thấy một niềm hỷ lạc khôn tả.

Ngay lập tức ông khao khát đạt được giác ngộ trong tương lai và dâng lời cầu nguyện: "Nguyện con sẽ trở nên giống như Đức Phật vì lợi ích của tất cả chúng sinh". Khi nhà vua đọc lời cầu nguyện này, ông nhớ lại nhiều kiếp sống trước đây của mình, và tất cả Chư Thiên đều tuỳ hỷ công đức nhà vua. Đây là thời điểm mà Đức Phật Cồ Đàm phát khởi Bồ đề tâm khi Ngài là một vị vua trong kiếp trước của mình.

Tham dục chính là bức màn tăm tối gây ra khổ đau cho tất cả chúng sinh, cho dù họ là con người hay động vật như nhau không khác. Đây là lý do tại sao Đức Phật nói rằng mọi chúng sinh đều chịu đau khổ như nhau bởi tham dục và vô minh. Vì vậy, việc đầu tiên, tâm trí của chúng ta, vốn đầy tham lam và dục vọng, cần phải được thuần hóa bằng cách đi theo Bát chính đạo và nhận thức được chân lý của Tứ diệu đế.

5 nhân duyên hội đủ để đức Phật giáng sinh vào thế giới này

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận