Tội trạng ở dương gian đều bị ghi chép lại trong sổ sách ở âm tào địa phủ?
Theo Pháp giới Duyên sinh, chết chưa phải là hết, mà còn đó nằm trong vòng tương tục, có điều là chúng ta phải hiểu được mối tương quan, tương tác giữa cõi âm và cõi thế (dương) như thế nào để tu tập, ứng xử có hiệu quả trong mối quan hệ Âm Dương giữa người sống và người chết.
Cõi âm nhìn từ giáo lý đạo Phật
Khi khoa học chưa phát triển thì rất khó khăn để trả lời câu hỏi "người chết còn hay hết". Nhưng các nhà khoa học ngày nay đã chứng minh được những linh ảnh và những âm thanh của họ còn tồn tại sau khi chết vẫn tương tác với người đang sống. Đặc biệt, là những người thân trong gia đình và họ hàng. Điển hình là những nhà ngoại cảm trong nước và thế giới đã cho chúng ta thấy được điều này. Như vậy, tín ngưỡng và khoa học, cũng như tôn giáo nói chung không ai bảo ai, nhưng đều cho rằng người chết là không hết.
Xét dưới góc độ tôn giáo, thì người chết không bao giờ hết, bởi nếu hết thì không còn tôn giáo và tôn giáo tồn tại từ nhiều nghìn năm nay đã khẳng định điều đó. Xét về mặt khoa học phát triển, thì hiện nay các nhà khoa học không còn bối rối, do dự trước quyết định con người chết còn hay hết, khi mà công nghệ hiện đại ngày nay đã chụp được những linh ảnh và ghi nhận được âm thanh đặc biệt của người cõi âm, rồi từng bước đã làm rõ nhiều điều về cõi u minh này.
Đạo Phật nhìn nhận cái chết là một quá trình chuyển sinh sang một đời sống khác, hay theo quan niệm tôn giáo là chuyển tới một kiếp khác. Sự thay đổi này ví như ta thay đổi một chiếc áo có gì mà phải sợ. Nếu ta biết tu thì sự thay đổi theo quy luật vô thường này của việc chuyển sinh trong quá trình Sinh-Tử của con người, thì coi đây là một lẽ đương nhiên. Bởi người có tu (tức chỉ người tu giác ngộ giải thoát rốt ráo) chắc chắn đời sống kiếp sau sẽ thay đổi tốt hơn đời sống hiện tại, nếu như họ cố gắng huân tập như ý Chính pháp.
Theo Pháp giới Duyên sinh, chết chưa phải là hết, mà còn đó nằm trong vòng tương tục, có điều là chúng ta phải hiểu được mối tương quan, tương tác giữa cõi âm và cõi thế (dương) như thế nào để tu tập, ứng xử có hiệu quả trong mối quan hệ Âm Dương giữa người sống và người chết sao cho phù hợp với chính pháp của đạo Phật, nhằm đem lại cuộc sống an vui cho cả hai phía, mà trong giáo lý đạo Phật gọi là “Âm siêu Dương thái” tức cõi âm thoát được cảnh nặng nề ô trược, thì cõi dương cũng không bị tác động cảnh u buồn mà trở nên hài hòa, trong sáng.
Tội trạng ở dương gian đều được ghi chép lại dưới âm phủ?
Trong cuốn sách với tên gọi: "Kiến văn lục", hòa thượng Trí Húc tự là Ngẫu Ích, một trong tứ đại cao tăng danh tiếng cuối đời Minh, ghi chép lại những điều mà ông từng trải nghiệm, "mắt thấy tai nghe", trong đó có đề cập đến một câu chuyện như sau:
Tại đất Sở, có một thư sinh tâm địa chính trực thiện lương, vốn đang miệt mài theo đuổi nghiệp đèn sách thi cử. Vừa hay khi đó đại điện thứ 7 của âm phủ thiếu người nên Ngọc hoàng đại đế phái thư sinh này tạm thời phụ trách công việc ở đó. Cứ cách mấy ngày nguyên thần của thư sinh này lại ly thể đi đến âm phủ xử lý công việc của nội phủ ở cương vị đại điện thứ 7.
Công việc chủ yếu của thư sinh này là chịu trách nhiệm chỉnh lý lại sổ ghi chép của âm phủ chứ không cần phải trực tiếp xử án phán tội. Thư sinh này phát hiện mỗi một người trên trần gian khi đến âm phủ đều được căn cứ theo lượng nghiệp - đức của mình khi còn sống tại cõi trần tạo ra mà phải chịu tội báo hay được hưởng phúc phận tương ứng.
Trong một lần xem lại sổ sách, anh ta phát hiện trong sổ ghi chép tội trạng có ghi tên vợ mình, trong đó ghi tội trộm một con gà của hàng xóm, nặng cả lông là 1 cân, 12 lạng (Thời cổ một cân là 16 lạng). Vậy là thư sinh này liền gấp trang đó lại đánh dấu.
Khi trở về dương gian, chàng thư sinh mới hỏi lại vợ mình có phải đã trộm gà của hàng xóm không? Lúc đầu người vợ của anh ta phủ nhận nhưng sau đó nghe chồng mình kể lại chuyện đã thấy dưới âm phủ mới liền sợ hãi khai ra. Thì ra do gà nhà hàng xóm chạy sang ăn lương thực của nhà mình đang phơi ở sân nên cô ta lỡ tay đánh chết. Vì sợ hàng xóm chửi bới nên đã đem giấu nó đi, đến nay vẫn chưa có ai phát hiện.
Nghe vợ kể xong sự tình, hai người bèn lấy gà ra cân, quả là 1 cân 12 lạng không sai một ly, vợ chồng cùng nhìn nhau kinh ngạc, sổ âm gian quả là chuẩn xác phi thường. Cân gà xong hai vợ chồng thư sinh liền cầm gà chết và một số tiền tương ứng sang nhà hàng xóm tạ tội nhận sai, xin bồi thường.
Không lâu sau đó, thư sinh này trở lại âm phủ làm việc, liền mở sổ ghi chép ra xem thì thấy tội trạng của vợ mình đã không còn trong sổ ghi chép nữa cứ như thể chưa hề tồn tại.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận