Người biết đủ thì nghèo khổ vẫn vui, mưu cầu tham thì giàu sang vẫn buồn

Dù chúng ta đang tận hưởng cuộc sống giàu sang hay sống trong khổ cực thì người biết đủ sẽ luôn thấy an nhiên, người không biết đủ sẽ luôn ưu phiền.

Loan Nguyễn
09:00 12/06/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cổ nhân dạy: Người thấy đủ thường vui

Ở một mức độ nào đó, danh lợi có thể khiến con người ta hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu cứ mải chạy theo những thứ vật chất phù phiếm sẽ chỉ khiến con người cảm thấy khổ sở mà thôi. “Biết đủ” chính là cách nắm giữ hạnh phúc trong tay.

Chính vì thế, cổ nhân có câu: “Thấy đủ thường vui!” Một người biết đủ ở phương diện công danh lợi lộc có thể không thành công như người khác nhìn vào nhưng chắc chắn là bản thân họ sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.

loi-phat-day-nguoi-biet-du-la-nguoi-giau-co-1

Chuyện kể rằng, vào triều đại nhà Minh, có một vị tiên sinh dạy học, gia cảnh bần hàn nhưng mỗi ngày đều dâng hương bái lễ, cảm tạ trời xanh ban phúc. 

Vợ của ông nghĩ mãi mà không hiểu, liền hỏi: “Một ngày ba bữa đều là húp cháo loãng, sao có thể tính là hưởng phúc?”

Vị tiên sinh này trả lời: “Sống ở nơi thái bình, không có chiến sự thảm họa, đó là cái hạnh phúc lớn nhất. Hàng ngày có quần áo mặc, có cái ăn, không đến mức đông chịu lạnh, đói không có gì ăn là hạnh phúc lớn thứ hai.

Trong người không có bệnh tật, không có tai họa, trong lao ngục không có τù nhân là cái hạnh phúc lớn thứ ba. Chúng ta có cả ba thứ ấy rồi chẳng phải là phúc sao?”

Nhiều cho rằng vị tiên sinh này không thành công, nhưng ông lại tự thấy mình hạnh phúc. Bởi vì trong lòng ông biết đủ, niềm hạnh phúc của ông đến từ góc độ tương đối.

Lời Phật dạy: Người không biết đủ, dù ở thiên đường cũng thấy khổ

Tài liệu ghi chép lại, một ngày nọ, vua Ba Tư Nặc đến gặp Đức Phật và hỏi rằng: “Bạch Thế Tôn, khi con nhìn chư Tăng, con thấy được sự thanh thản, vui tươi và vẻ rạng rỡ trên mặt của họ. Con được biết rằng chúng Tỳ kheo chỉ ăn ngày một bữa nhưng tại sao họ lại được như vậy”.

Đức Phật trả lời nhà vua rằng: “Đó là vì họ không nuối tiếc quá khứ, không lo lắng cho tương lai. Họ bằng lòng với những gì họ đang có và làm các công đức. Họ không bao giờ nói rằng như thế này hay như thế kia là không đủ đối với họ. Đó là cách họ sống. Và do đó mà họ giữ được trạng thái thanh thản, vui tươi và nét mặt rạng ngời như là kết quả của sự biết đủ”.

loi-phat-day-nguoi-biet-du-la-nguoi-giau-co-3

Lời Phật dạy: “Biết đủ thường vui, người không biết đủ, dù ở thiên đường cũng thấy khổ”. 

Cuộc đời con người khi giàu sang, lúc nghèo hèn cũng giống như đất có đồi núi chập chùng, hay đồng ruộng bằng phẳng, chẳng bao giờ giống nhau. 

Làm người có lúc gặp vận may, có lúc gặp rủi ro, chúng ta không thể so bì người này với người kia. Nếu như chúng ta “thấy người tài đức muốn mình bằng họ” thì càng so sánh càng mệt. Người giàu sang thấy người nghèo hèn thì kiêu ngạo, tự cao tự đại; hoặc người nghèo thấy người giàu sang thì tự ty, ganh tỵ đều không đúng. Chuyện đúng sai cũng là nguyên nhân tranh cãi, tất nhiên khổ não sẽ đến.

Tại sao chúng ta lại không thể cảm thấy thỏa mãn với cuộc sống hiện tại của mình, mặc dù chúng ta có nhiều thứ hơn những gì chúng ta cần? Đó là vì chúng ta không biết đủ. Nếu chúng ta thật sự biết đủ, sẽ không bao giờ nói rằng chúng ta không thỏa mãn với cái này hay cái kia. Chúng ta luôn cảm thấy không thỏa mãn là bởi vì có một sự xung đột giữa một bên là sự ham muốn ích kỷ và bên kia là quy luật vô thường. Chỉ cần chúng ta biết đủ và bằng lòng với hiện tại, chúng ta sẽ có được trạng thái an lạc. 

loi-phat-day-nguoi-biet-du-la-nguoi-giau-co-4

Dù chúng ta đang tận hưởng cuộc sống giàu sang, sung túc, được ăn ngon mặc đẹp hay sống trong khổ cực, ăn uống đạm bạc thì người biết đủ sẽ luôn thấy an nhiên. Kẻ không biết đủ, dù giàu có, địa vị cao nhưng ngày ngày vẫn tìm cách đấu đá, tranh giành quyền lực, khổ não vô cùng.

Vận dụng lời Phật dạy vào đời sống ra sao?

Đức Phật khuyên chúng ta hãy thực tập nguyên tắc “Biết đủ là giàu có nhất”. Ở vào cùng một hoàn cảnh, chúng ta chỉ cần thay đổi cách nhìn nhận, thay đổi cái tâm của mình thì hoàn cảnh cũng tự nhiên thay đổi. Có tâm biết đủ là quý trọng những gì có ở hiện tại.

Chúng ta đừng nên nghĩ mình thiếu những gì mà nên nghĩ nhiều về những thứ mình đã có. Nếu không quý trọng, thì những thứ đang có hiện tại cùng rời bỏ chúng ta mà đi.

Cách thoát khỏi tai họa chính là quý trọng phúc phận mình đang có. Ví như sinh mệnh và sức khỏe là tài phú lớn nhất của mỗi người nhưng mọi người lại thường xem nhẹ, đến lúc sắp mất đi rồi mới thấy hối tiếc thì đã muộn.

loi-phat-day-nguoi-biet-du-la-nguoi-giau-co-5

Người giàu có không nhất thiết phải có nhiều tiền. Có nhiều tiền mà lúc nào cũng nghi ngờ, sợ hãi, nghĩ rằng có ai đó đang tìm cách hại mình, đi đâu cũng phải có bảo vệ, nhà cửa thì mấy lớp khóa mà vẫn không thể ngủ ngon giấc, thì giàu như vậy để làm gì. 

Một người mà biết đủ thì đúng là một người may mắn, bởi anh ta không có những lo lắng và sợ hãi như thế. Khi một người biết đủ, họ sẽ nghĩ rằng: “Như thế này là đã đủ cho tôi, cho gia đình tôi và tôi không còn muốn gì thêm nữa”. Nếu ai cũng nghĩ được như vậy thì đâu có vấn đề gì.

Khi chúng ta biết đủ thì không bao giờ có tâm ganh tỵ, và nhờ vậy mà ta cũng cho phép người khác sống vui vẻ. Nếu không có ganh tỵ thì giận dữ cũng không khởi lên. Nếu không có giận dữ thì bạo lực và đổ máu không xảy ra, và do đó mọi người có thể sống một cách yên bình. Một cuộc sống biết đủ luôn luôn đem đến cho người ta hy vọng và tự tin. 

Xem thêm: Lời Phật dạy: 6 việc xấu con người phải tránh để gia đình giàu có, bình an

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận