Có bầu 1 tháng bụng có to không?

Kích thước bụng trong thai kỳ bị phụ thuộc rất lớn vào cơ địa của từng mẹ. Có những người ngay từ khi có bầu 1 tháng đã thấy lộ rõ bụng nhưng cũng có những chị em tới những tháng cuối cùng mới thấy được sự thay đổi rõ rệt.

Thái An
13:00 26/04/2022 Thái An
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Có bầu 1 tháng bụng có to không, to khoảng bao nhiêu là chuẩn?

Thực tế, có bầu mấy tháng thì bụng to, nhìn lộ rõ hẳn sẽ phụ thuộc phần nhiều vào cơ địa của của người mẹ. Sẽ không có bất cứ quy chuẩn nào để nói về kích thước của bụng bầu trong thai kỳ.

Nếu bình thường người của mẹ bầu thon gọn, cao ráo thì khi có bầu 1 tháng bụng có to không? Trường hợp này câu trả lời sẽ thường là không.

co-bau-1-thang-bung-co-to-khong-7

Ngược lại, đối với những mẹ bầu vốn có dáng người nhỏ nhắn, và lớp mỡ bụng dày thì có thể ngay từ tháng đầu tiên của thai kỳ đã có thể nhìn thấy sự thay đổi trong kích thước bụng. 

Tuy nhiên, vấn đề có bầu 1 tháng bụng có to không cũng sẽ còn phụ thuộc vào số lần mang bầu của các mẹ. Thông thường, lần mang thai đầu tiên, bụng bầu sẽ lâu lộ hơn những lần tiếp theo.

Có thai mấy tháng thì bụng to?

Thông thường, khi bước sang tháng thứ 3 của thai kỳ, bụng bầu của các mẹ sẽ có dấu hiệu lộ ra rõ hơn.

Và sang tháng thứ 4, 5, bụng sẽ nhô lên trông thấy. Trong khoảng thời gian này, mẹ nên tích cực bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.

Rất nhiều người trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ thậm chí còn hầu như không có dấu hiệu tăng cân, nhưng đến tháng thứ 4 trở đi cân nặng lại tăng lên rõ rệt.

Kích thước bụng bầu thông thường trong 9 tháng thai kỳ

Kích thước bụng bầu 1 tháng và bụng bầu 3 tháng

Có thai mấy tháng thì bụng to? Có bầu 1 tháng bụng có to không? Có lẽ đây là 2 trong số rất nhiều câu hỏi thắc mắc của chị em sau khi biết được tin mừng.

Thông thường, khi ở tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu sẽ xuất hiện rất ít thay đổi. khi này thai nhi đã bắt đầu hình thành các bộ phận của cơ thể như: miệng, cổ họng, tế bào máu  và hệ thống tuần hoàn. Tuy vậy, lúc này em bé mới chỉ lớn bằng hạt vừng nên sẽ rất khó để khiến bụng mẹ lộ ra. Chỉ có một số ít mẹ bầu sẽ xuất hiện các triệu chứng ốm nghén sớm.

Đến tháng thứ 2, cơ thể bà bầu bắt đầu có dấu hiệu “phát nhiệt”, mệt mỏi nhiều hơn, đi tiểu nhiều, phần ngực tăng kích thước nhanh và trở nên nhạy cảm hơn.

Tới tháng thứ 2 này, vòng 2 sẽ có sự thay đổi rõ rệt khi em bé có kích thước bằng hạt đậu. Những chị em mình dày sẵn sẽ càng lộ dáng rõ hơn.

co-bau-1-thang-bung-co-to-khong-6

Với bụng bầu 3 tháng, mẹ bầu sẽ thấy bụng nhô rõ hơn. Đồng thời, không chỉ bụng bầu 3 tháng thay đổi mà kích thước bầu ngực cũng tăng hơn trước, đầu vú trở nên sậm màu. 

Ở giai đoạn này, thai nhi cũng đã dần cứng cáp và ổn định hơn. các bộ phận như ngón tay, ngón chân trở nên rõ rệt hơn. Một số bé phát triển nhanh thậm chí còn có thể cử động ngón tay.

Cùng lúc này, cơ quan sinh dục bắt đầu xuất hiện và trong giai đoạn phát triển. Bắt đầu từ giai đoạn này, bác sĩ đã đo được nhịp đập của tim thai nhờ sử dụng thiết bị đo chuyên dụng.

Thời gian này, một số cơ quan bên trong cơ thể như hệ tuần hoàn, tiết niệu dần dần hoàn thành. Đặc biệt, người mẹ đôi khi có thể cảm nhận được sự có mặt của em bé. Điều này chắc hẳn khiến cho mẹ bầu cảm thấy rất vui sướng, xúc động khi có một sinh linh bé bỏng đang phát triển từng ngày trong cơ thể mình.

Kích thước bụng bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ

Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi được ổn định hơn cũng khiến cơ thể và tâm lý ổn của mẹ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Trong tháng này, kích thước vòng bụng của mẹ sẽ tăng lên không nhiều so với tháng trước đó. Ở giai đoạn này mẹ bầu có thể đang phải trải qua thời kỳ thai nghén vất vả nên có thể bị giảm cân. Điều này cũng có thể khiến kích thước bụng bầu bị ảnh hưởng.

Ở tháng thứ 4 với sự phát triển của hệ thần kinh, em bé đã có thể mút ngón tay hoặc ngáp,... Đây cũng là thời điểm mẹ bầu cảm nhận được rõ rệt sự tồn tại của em bé trong bụng.

Tháng thứ 5, câu hỏi có thai mấy tháng thì bụng to sẽ được trả lời dễ dàng hơn. Lúc này, bụng bầu bắt đầu lộ ra rất rõ bởi trọng lượng cơ thể của mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể. Đồng thời, tử cung “nở” lớn hơn, tạo lực chèn lên phần bụng phía trên khiến mẹ bầu hay cảm thấy chướng bụng và tiêu hóa không tốt.

co-bau-1-thang-bung-co-to-khong-8

Ở giai đoạn này con đã biết đạp và chuyển động nhiều hơn, đây là khoảnh khắc cực kỳ đáng nhớ đối với người mẹ.

Xung quanh cơ thể bé lúc này lớp lông tơ băt đầu mọc lên, ngoài ra một lớp gây cũng hình thành trên da của em bé. Chúng có tác dụng chính là bảo vệ trẻ khi ở trong bụng mẹ, khi em bé chào đời, chúng sẽ dần biến mất.

Lúc này, thai nhi phát triển rất nhanh chóng, nhiều em bé có trọng lượng khoảng 300 gram. Vì sự phát triển nhanh chóng ấy, bụng người mẹ cũng to lên đáng kể.

Sang tháng thứ sáu, bụng bầu của mẹ sẽ càng ngày càng phát triển lớn hơn nữa, đi kèm với cân nặng của thai nhi cũng tiếp tục tăng thêm.

co-bau-1-thang-bung-co-to-khong-2

Kích thước bụng bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Tháng thứ 7, tử cung phát triển lớn hơn nữa, thân hình mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt. Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ hay bị “chuột rút” ở cẳng chân, bí tiện, vùng lưng và vùng xương chậu đau buốt.

Đây cũng là giai đoạn được cảnh báo có nguy cơ sinh non cao, do đó các mẹ bầu cần vô cùng cẩn trọng để đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng và bản thân.

Trong tháng thứ 8, cơ thể em bé gần như đã hoàn thiện, duy chỉ có phổi là chưa hoàn thiện đầy đủ. Càng về sau, khi cơ thể phát triển, em bé lại có nhiều chuyển động, di chuyển trong bụng mẹ hơn.

Ở tháng này có thể thấy được mẹ bầu bắt đầu chửa “vượt mặt”, cân nặng cơ thể tăng nhiều, cử động tương đối nặng nề, khó khăn. Lúc này, cơ thể bắt đầu có hiện tượng phù thũng.

Ở tháng thứ 9, tháng cuối cùng của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi đã hoàn thành, phổi và não phát triển cực kỳ nhanh chóng để bé chuẩn bị chào đời. Trong tháng này, trọng lượng của em bé cũng tăng mạnh, có thể dao động từ 2,9kg - 3,5kg. Đặc biệt, để chào đời dễ dàng hơn, bé thường úp mặt vào bụng mẹ, đầu ở bên dưới.

co-bau-1-thang-bung-co-to-khong-3
Những lưu ý về kích thước bụng bầu mẹ cần nhớ trong thai kỳ

Không có một quy chuẩn nào để nói về kích thước bụng bầu của các mẹ, do đó, trong giai đoạn đang mang thai, mẹ bầu không nên quá lo lắng về những điều sau:

  • Kích thước bụng nhỏ hơn so với người khác không có nghĩa thai nhi chậm phát triển, mà còn bởi nhiều yếu tố khác nhau, mẹ nên lưu ý:
  • Tốc độ tăng chu vi vùng bụng quá nhanh, đặc biệt là khi gần đến ngày sinh, có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh này sẽ không tốt cho cả bà bầu và em bé. Thai nhi bị tiểu đường sẽ to lớn hơn và có nguy cơ bị suy hô hấp, tiểu đường , tụt đường huyết.
  • Tăng cân nhiều hay ít phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, vận động và tình trạng sức khỏe của người mẹ.
  • Kiểm soát cân nặng tốt, ổn định sẽ có được cơ thể khỏe mạnh, cải thiện khả năng sinh đẻ…
  • Thu nạp những thực phẩm lành mạnh và lắng nghe cơ thể của chính mình. Không nhất thiết phải ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó. Hãy ăn những món mình thích nhưng cần phải tránh những món có thể gây hại.
  • Để tránh thừa cân, tiểu đường thai kỳ, mẹ hãy vận động đều đặn mỗi ngày.
co-bau-1-thang-bung-co-to-khong-10

Như vậy, với câu hỏi "Có bầu 1 tháng bụng có to không?" thì câu trả lời thường là không. Trung bình sau khoảng 3 tháng đầu tiên mang thai các mẹ bầu mới có thể thấy được sự thay đổi rõ rệt đối với kích thước vòng 2.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có kích thước bụng bầu giống nhau. Nếu bạn có sức khỏe ổn định, ăn uống và nghỉ ngơi tốt nhưng bụng vẫn nhỏ hơn so với những người khác thì điều này vẫn không có gì đáng để lo lắng.

Xem thêm: 6 bí quyết giúp cuộc sống của phụ nữ mang thai trở nên dễ dàng hơn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận