Thử nghiệm làm chín một con gà bằng "máy vả" của Youtuber khiến người xem không khỏi trầm trồ
Trong video mới nhất của mình, Louis Weisz đã đi tìm giải đáp cho câu hỏi liệu có thể làm chín thức ăn bằng cách vỗ lên thực phẩm hay không. Và đến nay câu trả lời là: “Có”.
Một năm trước có người đã hỏi rằng nếu động năng được chuyển thành nhiệt năng thì phải làm chín một con gà như thế nào? Vấn đề khá hóc búa này đã không được chú ý trong một thời gian, thế nhưng gần đây nó lại xuất hiện trở lại và trở thành chủ đề bàn tán của nhiều người.
Đây không phải lần đầu tiên trên internet xuất hiện những câu hỏi kỳ quái như thế này. Nhưng bạn sẽ nhận ra mình có thể học thêm được rất nhiều điều từ vấn đề này đặc biệt là những phép tính nhiệt động lực học kỳ lạ.
Trước vấn đề này, Weisz đã bắt đầu đi tìm lời giải đáp cho riêng mình. Anh đã tự thiết kế ra một chiếc máy vả bằng cách gắn một tấm gỗ phẳng vào một cánh tay máy chạy bằng motor, Weisz bắt đầu thử nghiệm và thu về được một số kết quả khá bất ngờ.
Chiếc máy của anh có thể tự làm tăng thêm 16 độ ở phần thân bên trong con gà. Tuy nhiên hệ thống ban đầu lại không đủ sức bền để có thể chờ được gà chín. Vì thế trong những lần thử nghiệm gần đây nhất, anh đã có thêm nhiều cải tiến đáng kể.
Thay đổi chủ yếu đến từ vấn đề thiết kế đã giúp khắc phục được những thiếu sót từ những lần thử nghiệm trước. Hệ thống hoạt động càng nhanh thì lực tác động của mỗi lần vỗ sẽ càng lớn. Do đó nếu cứ bị vỗ liên tục thì con gà chả mấy mà biến thành cục bột.
Trong thiết kế cải tiến lần này, anh đã thêm khả năng năng điều chỉnh độ cao cho phần tiếp xúc với con gà, từ đó dễ dàng kiểm soát được lực tác động của mỗi cú "vả". Cánh tay máy được làm từ ống nhôm rỗng có phần lõi được làm từ gỗ cây sồi để làm tăng độ bền.
Một vấn đề khác là làm thế nào để lượng nhiệt khi truyền vào con gà không bị thoát ra ngoài? Để giải quyết vấn đề này, Weisz đã sử dụng một lớp vật liệu cách nhiệt aerogel mỏng để bọc con gà. Đây chính là loại vật liệu mà NASA sử dụng để giữ ấm cho phi hành gia khi sử dụng bộ đồ bảo hộ không gian. Nhờ đó mà động năng từ lực của mỗi cái vỗ sau khi được chuyển hóa thành nhiệt năng sẽ không thể thoát khỏi con gà.
Trong lần thử nghiệm này, chiếc "máy vả" đã thành công nấu chín một phần của con gà nhưng nó lại liên tục gặp vấn đề về nhiệt độ và độ bền của vật liệu trong suốt quá trình nấu. Để khắc phục được điều này, Weisz đã sử dụng những tấm thép bọc bên ngoài để tăng độ bền cho cánh tay, đồng thời bổ sung một motor thứ hai để giảm tải áp lực cho motor thứ nhất rồi nối chúng với nhau bằng dây chuyền, để tổng dòng điện đầu ra có thể chạm mức 40A. Ngoài ra anh còn dùng quạt và túi tuyết để tản nhiệt cho hệ thống.
Sau khi nâng cấp, anh đã dùng chiếc máy để thử nấu món steak. Trong quá trình nấu, sau 34.000 lần vỗ, cuối cùng miếng thịt đã chạm mốc nhiệt là 60 độ C và miếng thịt này hoàn toàn có thể ăn được.
Đương nhiên là chiếc máy này của anh chàng youtuber Weisz đã thành công trong việc làm chín một con gà dù rằng sau khi hoàn thành thì cả máy và gà đều không còn nguyên vẹn. Thế nhưng để đạt được kết quả trên chiếc máy đã phải trải qua 6 tiếng với 1350.000 lần vỗ. Weisz cũng đã hoàn thành mục tiêu giữ nhiệt độ của con gà trên 55 độ C trong hơn 90 phút.
Các chuyên gia khuyên bạn nên nấu gà cho tới khi nhiệt độ bên trong con gà đạt 73 độ C để tiêu diệt hết vi khuẩn. Nhưng kết quả này vẫn có thể đạt được ở mức nhiệt độ thấp hơn miễn là nhiệt lượng được duy trì trong ít nhất 75 phút.
Ít nhất thì chiếc "máy vả" của Weisz đã giúp con gà đạt tới ngưỡng có thể ăn được, tuy nhiên vẫn phải cẩn thận với những sợi thủy tinh và aerogel bị nhiễm vào thịt gà trong quá trình "vỗ". Mặc dù thử nghiệm này không thể tạo ra một bữa ăn ngon theo đúng nghĩa, nhưng ít nhất thì chúng ta có thể biết được cần phải "tát" bao nhiêu cái để làm chín được một con gà.
Xem thêm: Lương vỏn vẹn 9 triệu đồng, 9x gốc Ninh Bình mua chung cư tiền tỷ sau 4 năm nhờ chi tiêu hợp lý
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận