Vô minh theo quan điểm nhà Phật
Vô minh có nghĩa là sống trong mê mẩn, giả dối. Ngay trong cuộc sống này, mà không biết cái nào là giả dối, không nhận ra cái nào là chân thật, là vô minh.
Vô mình là gì?
Vô minh có nghĩa là chỉ những người có nhận thức sai lầm về bản ngã và thế giới xung quanh. Vô minh là yếu tố đầu tiên trong nguyên lý duyên khởi với 12 nhân duyên, là những nguyên nhân khiến cho con người vướng vào trong luân hồi. Vô minh cũng là một trong ba phiền não của con người.
Trong Phật giáo vô minh thường được dịch là "thiếu hiểu biết". Tuy nhiên sự thiếu hiểu biết ở đây không phải là người không có học thức mà mà người có quan niệm sai lầm về bản chất của thực tại.
Vô minh là nguồn gốc của mọi đau khổ, nguyên nhân dẫn đến tham làm, sân si, hận thù của con người. Do đó, sự thiếu hiểu biết này có thể hiểu là sự thiếu tinh tế về bản chất thật của thế giới hiện tượng.
Vô minh được giải thích theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng trong Phật Giáo, vô minh được xác định tỏng các giáo lý của nhà Phật như sau:
- Tứ Diệu Đế
- Liên kết đầu tiên trong 12 liên kết của Duyên khởi.
- Một trong ba chất độc trong Phật giáo Đại Thừa.
- Một trong 6 kết sử trong giáo lý Đại Thừa A Tỳ Đàm, Vi diệu pháp.Một trong 10 kiết sử trong giáo lý Phật giáo Nguyên Thủy, tương đương với sự ảo tưởng, mờ nhạt.
Trong bối cảnh của 12 nhân duyên, vô minh thường tượng trưng bởi 1 người mù bị bịt mắt.
Ý nghĩa của vô mình trong Phật giáo
vô minh xuất hiện như một đề tài thảo luận chính trong hai học thuyết về bản chất của thực tại. Trong các truyền thống Phật giáo khác nhau. Điều thứ nhất liên quan đến học thuyết vô ngã đó chính là sự thiếu hiểu biết hoặc quan niệm sai lầm về bản ngã. Điều thứ hai liên quan đến học thuyết vô thường đó là sự thiếu hiểu biết hoặc quan niệm sai lầm về sự vĩnh cửu. Bởi bản chất thật của thực tại đó là phải thay đổi liên tục.
Thông thường, chúng ta chỉ tin những gì chúng ta cảm nhận được thông qua 5 giác quan chính. Nhưng nếu chúng ta có những quan niệm sai lầm về những thứ nằm ngoài vốn hiểu biết của mình thì sẽ rất dễ đưa ra những quyết định không chính xác.
Chúng ta thường chỉ nhìn thấy những khoái lạc trong cuộc sống thông qua những cảm nhận chủ quan và sự hiểu biết có giới hạn. Do đó, chúng ta cố gắng đạt được nó bằng mọi cách, kể cả những hành động không phù hợp với chuẩn mực.
Góc nhìn giới hạn này ngăn cản chúng ta nhận ra bản chất thật của những khoái cảm đó chỉ là tạm thười, không thể mang giá trị lâu dài. Đứa Phật là người đã nhìn thấy nó một cách rõ nhất, Ngài chỉ ra cho chúng ta thấy sự vật sự việc một cách tổng quát nhất và lý giải tại sao con người cần phải tin vào nó.
Cách loại bỏ vô minh để giác ngộ
Vô minh hay thiếu hiểu biết có thể được loại bỏ bằng cách nuôi dưỡng trạng thái tích cực một cách tốt nhất. Bạn sẽ cảm thấy mình có những nhận thức sâu sắc và khôn ngoan hơn về bản chất của thực tại có nghĩa là bạn đã giác ngộ và loại bỏ đi những vô minh trong chính bản thân mình.
Tuy nhiên việc loại bỏ vô minh là điều không dễ dàng. Bởi vì tâm trí của chúng ta đã bị bao phủ bởi những tạp chất đã tích lũy trong quá trình con người sinh trưởng và phát triển.
Chúng ta muốn thoát ly khỏi 6 nẻo luân hồi thì ta bắt buộc phải giác ngộ. Mà giác ngộ là thấy rõ manh mối của mê lầm; xưa chúng ta lầm, bây giờ chúng ta không còn lầm đương lạc lối nữa.
Trí tuệ thì ngược lại vô minh. Vô minh cũng như là đêm tối mà trí tuệ cũng như mặt trăng, mặt trời sáng. Có mặt trăng, có mặt trời thì không có tối, hay ngược lại có tối thì không có mặt trăng, mặt trời. Hai cái đó nó ngược nhau. Nếu giác ngộ thì không có vô minh, mà vô minh thì dẫn chúng ta đi trong sanh tử; giác ngộ thì thoát ly sanh tử. Đó là hai cái hết sức rõ.
Khi đức Phật đã giác ngộ, Ngài có bao nhiêu thứ diệu dụng không thể kể hết, nào là ngũ nhãn, lục thông, tứ vô sở úy, thập bát bất cộng... Nói chung một danh từ là giải thoát bất tư nghì, tức là không thể nghĩ bàn. Nghĩa là đem trí phàm phu của chúng ta bàn xét không hết được.Nếu giác ngộ thì không có vô minh, mà vô minh thì dẫn chúng ta đi trong sanh tử; giác ngộ thì thoát ly sanh tử. Đó là hai cái hết sức rõ.
Khi đức Phật đã giác ngộ, Ngài có bao nhiêu thứ diệu dụng không thể kể hết, nào là ngũ nhãn, lục thông, tứ vô sở úy, thập bát bất cộng... Nói chung nếu bạn muốn thoát ra khỏi vô minh thì ngay từ hôm nay hãy tu tập hướng thiện, hồi hướng công đức và không tham lam sân si. Sớm muộn bạn cũng sẽ giác ngộ được vô minh.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận