Vào năm 1644, tại Trung Quốc, sau khi nhà Thanh lật đổ triều đại nhà Minh thì một bộ phận người Hoa bắt đầu di chuyển vào Đàng Trong của nước ta. Họ đa phần là những người có ý định “phản Thanh phục Minh”, bị nhà Thanh đàn áp và không chịu thuộc ách thống trị mới. Những người này sống tập trung ở các khu vực quận 5, quận 6, quận 10 trong địa phận thành phố Hồ Chí Minh.
Khi người Hoa đi chuyển xuống Đàng Trong họ được chúa Nguyễn Ánh cho phép cư ngụ tại Cù Lao Phố, Đông Phố, Gia Định và một số địa điểm khác thuộc vùng Nam Bộ. Tại đây, người Hoa đã bắt đầu lập chợ để buôn bán và phát triển cuộc sống rồi dần dần đông đúc như bây giờ.
Vào những năm 1782, quân Tây Sơn đã đứng lên lật đổ chúa Nguyễn Ánh. Vì những người Hoa này ủng hộ chúa nên cũng bị quân Tây Sơn đàn áp. Sau khi không chịu đựng được nữa họ mới bắt đầu di cư xuống thành phố Chợ Lớn (thời đó, người Hoa gọi nó là “Đề Ngạn”).
Đến thời kỳ Pháp thuộc, những người Hoa sống ở Sài Gòn – Chợ Lớn đã dần lớn mạnh và có mối quan hệ khá thân thiết với quân Pháp. Đặc biệt phải nhắc đến Quách Đàm, một nhà buôn người Hoa “giàu nứt vách đổ tường” đã cho xây dựng khu Chợ Lớn (xưa gọi là Chợ Bình Tây, nhưng người dân nơi đó lại quen gọi là Chợ Lớn cũ).
Người Hoa sinh sống ở khu Chợ Lớn – Sài Gòn đã mang theo rất nhiều nét văn hóa đặc trưng, không chỉ trong cách sinh hoạt thường ngày mà thể hiện qua cả những thú vui trong nghệ thuật. Và năm 1961, Jack Garofalo, một nhiếp ảnh gia người Pháp đã tái hiện lại cuộc sống của những người Hoa sống tại Chợ Lớn và được lưu truyền cho đến tận ngày nay.
Thật ra, trong cách sinh hoạt của cuộc sống thường ngày, người Hoa cũng rất đơn giản và gần giống với người Việt Nam ta. Họ cũng thường đi chợ vào buổi sớm và làm những món ăn quen thuộc cho gia đình. Ngoài ra, những người Hoa còn mang theo rất nhiều nét đẹp trong phong tục tín ngưỡng của dân tộc mình, nó như một liều thuốc tinh thần cho chính cộng đồng họ.
Người Hoa cũng rất tâm linh và tín ngưỡng, nơi họ sinh sống luôn xuất hiện những ngôi miếu thờ của nhiều bậc thánh nhân hay những ngôi chùa Phật giáo,….Đó trở thành niềm tin bất diệt trong tâm trí của người Hoa, đại diện cho ước mơ, khát vọng và sự phù hộ từ các bậc bề trên sẽ giúp họ tự tin hơn và có được nhiều may mắn hơn trong cuộc sống.
Kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi, người Hoa cũng sẽ có những trò chơi dân gian giải trí cho mọi lứa tuổi, để giúp làm tươi mới và vui vẻ hơn cho cuộc sống của mình. Những đứa trẻ thường tụ tập lại chơi cùng nhau ở một nơi như chạy giỡn khắp xóm, chơi trò trốn tìm hay năm mười cùng lũ bạn thanh mai trúc mã,…
Ngoài ra còn phải nhắc đến những chiếc gánh hàng rong, đây chính là kế sinh nhai của rất nhiều người dân trước đây. Với những tiếng rao lảnh lót, mời mọc người mua hàng từ khắp con ngõ này sang con ngõ khác tạo nên một bản giao hưởng sống động và nhộn nhịp.
Xem thêm: Những bí ẩn về nhà hát lớn Hà Nội: Ai là "cha đẻ", chi phí "khủng" thế nào?