Wibu có nghĩa là gì?
Theo Zing, Wibu thực chất là cách viết Việt hó của “weeaboo” - một từ lóng tiếng Anh. Đây là từ tiếng lóng mang tính chất miệt thị những tín đồ cuồng văn hóa Nhật Bản một cách tiêu cực.
Tiền thân của “weeaboo” là “Wapanese” - từ viết tắt của cụm “Wannabe Japanese” (muốn trở thành người Nhật Bản).
Tìm hiểu về nguồn gốc của từ Wibu thì phát hiện ra nó đã có lịch sử cách đây đến 21 năm. Wibu xuất hiện đầu tiên vào khoảng đầu những năm 2000, ám chỉ người da trắng bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa của đất nước Nhật Bản, đặc biệt là truyện tranh (manga) và hoạt hình (anime).
Bắt đầu từ cuối năm 2003, “wapanese” xuất hiện với tần suất rất cao trên diễn đàn 4chan, thường liên quan đến các cuộc trao đổi không mấy vui vẻ, hòa nhã giữa nhóm rất hâm mộ anime/manga và văn hoá phụ liên quan (cosplay, lolita, gothic…) với nhóm ít quan tâm đến chúng.
Đến giữa năm 2005, khi việc lạm dùng từ “wapanese” đạt đỉnh điểm, người kiểm duyệt của 4chan đã phải can thiệp, thay thế từ lóng mang tính xúc phạm này bằng “weeaboo”, viết tắt là "weeb".
Và khi "weeaboo" vượt biên tiến vào Việt Nam thì biến đổi thành "wibu". Một số cách đọc khác có thể kể đến như “weebu”, “quý bửu”... Từ đó cho đến nay, từ này được sử dụng khá phổ biến trên mạng xã hội Việt Nam. Song nó thường bị sử dụng sai cách.
Nhiều người đã gán nhãn “wibu” cho bất kỳ ai yêu thích, hâm mộ sản phẩm văn hóa Nhật Bản mà không để ý đến bản chất miệt thị của thuật ngữ.
Mặt khác, nhiều bạn trẻ tự nhận là “wibu” nhằm khẳng định sở thích thần tượng văn hóa xứ hoa anh đào của mình.
Wibu khác Otaku thế nào?
CÙng với từ Wibu, thuật ngữ "Otaku" cũng xuất hiện và gây ra nhiều tranh cãi về điểm giống và khác nhau giữa hai từ này:
Đầu tiên, về bản chất, chúng ta cần nắm rõ khái niệm văn hóa Nhật Bản. Tức là nó sẽ bao gồm các thứ vĩ mô chứ không đơn thuần là vi mô như văn hóa 2D Nhật Bản gồm anime, manga hay hentai. Do đó, không thể đánh đồng những người yêu thích anime “Otaku” vào từ “Wibu”.
Tiếp đó, về ý nghĩa thực sự của 2 khái niệm. Trong khi "wibu" chỉ những người cuồn mọi thứ về văn hóa Nhật Bản thì "Otaku” lại hoàn toàn khác biệt. Nó đơn giản chỉ là “ngôi nhà” mang tên của sự đam mê, một sở thích đặc biệt nào đó đến mức mà bạn không muốn rời đi.
Ví dụ điển hình là vấn dề người trẻ hiện nay hay bị đắm chìm trong thế giới ảo của game, truyện tranh, phim chuyển thể từ truyện tranh... rồi cứ thế dành hết thời gian rảnh rỗi để cày nó. Rồi sau đó, “Otaku” đã trở thành 1 thuật ngữ riêng chỉ đối tượng có niềm đam mê cháy bỏng với nền văn hóa 2D Nhật Bản.
Tại Nhật, “otaku” được sử dụng với ý nghĩa có phần khá tiêu cực. Nhưng khi du nhập đến Mỹ hay các quốc gia khác thì từ này lại trở nên đơn giản để gọi những fan cứng của anime, manga Nhật Bản.
Wibu được sử dụng như thế nào trong đời sống?
Hiện nay, nếu bạn để ý dù chỉ là một hành động tôn vinh hoặc khen ngợi Nhật Bản cũng sẽ bị cư dân mạng gắn cho mác là "kẻ wibu", Bởi trong đầu những "anh hùng bàn phím" chất chứa một triết lý kinh khủng về Wibu đó là "bọn cuồng Nhật". Song thực tế họ lại chưa biết rõ về "độ cuồng" của thuật ngữ wibu.
Khen ngợi hoặc tôn vinh một sự vật, hiện tượng nào đó không phải là cuồng mà nó chỉ là sự tiếp nhận văn hóa tốt đẹp của loài người, phân tích cái tốt để hưởng ứng, học tập và phát triển. Còn "cuồng" là sự tôn sùng, xem những điều đó là hoàn mỹ nhất, cao quý nhất với bản thân.
Vậy nên, bản chất cốt lõi của wibu tương đương với nguồn gốc của nó, mang ý nghĩa tiêu cực cùng với hàm ý mỉa mai, châm chọc cực gắt. Vậy nên, trong được sống đừng nên sử dụng từ "wibu" một cách bừa bãi.
Xem thêm: Ngôn ngữ Gen Z: "Còn cái nịt" là gì?