Những lý do thuyết phục khiến Việt Nam "soán ngôi" Bhutan trở thành quốc gia hạnh phúc nhất châu Á
Việt Nam đứng thứ 5 trong top 10 quốc gia hạnh phúc nhất hành tinh. Việt Nam còn "soán ngôi" Bhutan để trở thành đất nước hạnh phúc nhất châu Á với rất nhiều lý do vô cùng thuyết phục.
Bhutan là quốc gia sống biệt lập với thế giới tại vùng lục địa Nam Á, nằm kẹp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Đất nước này được xếp hạng thấp nhất thế giới về kinh tế. Đồng thời dân số nghèo và mù chữ chiếm tỉ lệ rất cao. Song đây lại là đất nước nằm trong top đầu về Chỉ số hạnh phúc.
Quốc gia này được đánh giá là 1 trong những nơi có cuộc sống hạnh phúc nhất hành tinh (xếp thứ 5). Thứ hạng này được đánh giá theo thống kê của tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội New Economics Foundation (NEF) có trụ sở chính tại Vương quốc Anh.
Tuy nhiên không lâu sau đó, vị trí của quốc gia này trên bảng xếp hạng Chỉ số hạnh phúc thế giới đã bị Việt Nam "soán ngôi". Theo tổ chức nghiên cứu kinh tế – xã hội New Economics Foundation(NEF) có sở chính tại Vương quốc Anh, Việt Nam là quốc gia có chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) đứng thứ 5 thế giới, đứng đầu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Việt Nam là 1 trong 3 nước có Chỉ số hành tinh hạnh phúc (Happy Planet Index) cao và chỉ số dấu chân sinh thái nhỏ đủ để có sự bền vững môi trường. Bảng xếp hạng được công bố tại trang web happyplanetindex.org.
Năm 2018, Việt Nam xếp thứ 95 trong bảng xếp hạng 156 quốc gia của Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2018, trên 4 nước trong Đông Nam Á (Brunei không được tính).
Năm 2019, theo Báo cáo World Happiness Report 2019 của Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã xếp hạng chỉ số hạnh phúc của 156 quốc gia. Việt Nam đứng thứ 94 trong bảng xếp hạng, tăng 1 bậc so với năm 2018.
Theo Báo cáo Chỉ số hạnh phúc năm 2020 của Liên Hợp quốc cho thấy, Việt Nam đã chiếm vị trí thứ 83 trong giai đoạn 2017 - 2019. Thứ hạng của Việt Nam đã tăng đáng kể so với năm 2019 và 2018.
Danh sách các nước đứng đầu Chỉ số hành tinh hạnh phúc tiếp theo Costa Rica là Mexico, Colombiam, Vanuatu, Việt Nam, Panama, Nicaragua, Bangladesh, Thái Lan, Ecuador.
10 quốc gia kém hạnh phúc nhất là Chad, Luxembourg, Togo, Benin, Mông Cổ, Cote D'Ivoire, Turkmenistan, Sierra Leone, Swaziland, Burundi, Trinidad & Tobago.
Vậy đâu là lý do khiến Việt Nam xếp hạng 5 những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới và hạnh phúc nhất châu Á?
Việt Nam là quốc bình yên
Sau khi kết thúc chiến tranh, Việt Nam bước sang một trang mới, trở thành quốc gia hội nhập, ổn định. Mọi phương hướng hoạt động của đất nước đều đi theo một chỉ thị nhạy bén và đúng đắn duy nhất nên không xảy ra tình trạng phức tạp ảnh hưởng đến người dân như nhiều quốc gia khác.
Chính vì thế, người dân Việt Nam có điều kiện tập trung để làm ăn lâu dài. Đồng thời, Việt Nam cũng luôn đứng trung lập với các vấn đề thế giới. Do đó ít chịu tác động từ các động thái chính trị gay gắt của các phe phái trên thế giới.
Tuổi thọ trung bình của người Việt khá ấn tượng: 75,5 năm
Nhờ có khí hậu trong lành, dịch vụ y tế phát triển nên người dân Việt Nam được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Theo đánh giá, Việt Nam có chỉ số GDP ngang bằng nhưng lại có mốc tuổi thọ trung bình cao hơn đến 17 năm so với một số quốc gia khác.
Đáng nói, tuổi thọ trung bình cao nhưng mức sống trung bình của người Việt chỉ đạt ở mốc 5,5/10. Mức sống của người Việt tuy không cao nhưng vẫn hơn mức sống của người Hong Kong.
Dịch vụ công và điều kiện giáo dục rất phát triển
Theo khảo sát của NEF, Việt Nam được đánh giá cao về dịch vụ công với bộ máy dịch vụ nà nước đang được kiện toàn dần dần theo từng năm tháng. Tỷ lệ phổ cập giáo dục cao so với các quốc gia trên thế giới.
Năm 2012, tỷ lệ trẻ em nhập học ở Việt Nam thuộc nhóm cao trên thế giới với 98% trẻ em được đến trường. Số trường cao đẳng, đại học cũng tăng kèm theo chất lượng giáo dục được nâng cao.
Số người nghèo đói ở Việt Nam cũng giảm mạnh từ 58% (1993) còn 10,7% (2010) do đất nước đáp ứng được mức độ hội nhập cao.
Báo cáo Hạnh phúc thế giới được biên soạn hàng năm bởi cơ quan Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (UN Sustainable Development Solutions Network).
Báo cáo này gồm 156 quốc gia và dựa vào 6 chỉ số hạnh phúc, bao gồm: thu nhập, tự do, tin tưởng, tuổi thọ, hỗ trợ xã hội và sự hào phóng.
Mỗi tiêu chí được đánh giá theo thang điểm từ 0 đế 10, được theo dõi, so sánh với các quốc gia khác. Kết quả xếp hạng được công bố trong Báo cáo hạnh phúc thế giới (World Happiness Report) thường niên.
10 công trình kiến trúc đẹp nhất của Việt Nam được cả thế giới ngưỡng mộ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận