Vì sao không công bố danh tính, chi tiết lịch trình di chuyển của bệnh nhân COVID-19 nữa?

Từ lịch trình di chuyển, nhiều cá nhân, tổ chức đã đăng tải lại, kéo theo nhiều bình luận suy diễn, xâm phạm đời tư của bệnh nhân làm ảnh hưởng đến cuộc sống, gia đình, công việc... 

Đỗ Thu Nga
11:51 25/05/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh đưa tin, Bộ Thông tin và truyền thông vừa có công văn yêu cầu Bộ Y tế phối hợp điều chỉnh công tác cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống dịch COVID-19.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian qua, công tác thông tin, tuyên truyền đã góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19 và ý thức bảo vệ bản thân, cộng đồng của người dân, tạo ra tâm thế bình tĩnh đối phó với dịch bệnh trong xã hội.

Song một số phương thức và nội dung cung cấp về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, trong đó có công khai danh tính, lịch trình di chuyển của bệnh nhân mắc COVID-19 gần đây đã để lộ nhiều bất cập. Các thông tin do ngành y tế địa phương cung cấp dựa trên khai báo của người bệnh. Dựa vào các thông tin công khai đó, một số cá nhân, tổ chức đã đăng tải lại, kéo theo những bình luận, suy diễn, xâm phạm đời tư cá nhân, ảnh hưởng đến người thân trong gia đình bệnh nhân.

vi-sao-khong-cong-bo-danh-tinh-lich-trinh-di-chuyen-cua-bn-covid-19-6
Sẽ công bố danh tính, chi tiết lịch trình di chuyển, tiếp xúc của bệnh nhân COVID-19 nữa

Từ thực tế trên, để chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, đảm bảo truyền thông đạt hiệu quả cao, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều chỉnh việc cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống dịch.

Tinh thần là đảm bảo cung cấp thông tin cho báo chí kịp thời, chính xác về diễn biến của dịch bệnh để không lơ là, chủ quan. Nhưng cũng không gây hoang mang, nhất là khi dịch bệnh bùng phát. 

Phía Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị không công bố danh tính, chi tiết về lịch trình di chuyển và chi tiết về quá trình tiếp xúc của bệnh nhân. Chỉ công bố, khuyến cáo các điểm đến có nguy cơ về dịch tễ (nơi đã từng có người dương tính với COVID-19 đến) để người dân đã từng di chuyển, tiếp xúc tại khu vực đó thực hiện ngay các biện pháp tự bảo vệ mình và những người xung quanh theo hướng dẫn của ngành y tế.

Hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam. Tính đến sáng 25/5, nước ta ghi nhận thêm 57 ca mắc Covid-19 trong nước, riêng Bắc Giang 45 ca, Hà Nội 4 ca, trong đó có 1 nhân viên y tế. Đến nay, Việt Nam có 5.461 ca bệnh, riêng số người mắc tính từ ngày 27/4 đến nay là 2.405.

vi-sao-khong-cong-bo-danh-tinh-lich-trinh-di-chuyen-cua-bn-covid-19-4

Thứ trưởng Bộ Y tế Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết Bắc Giang và Bắc Ninh đang là 2 điểm nóng của đợt dịch COVID-19 mới bùng phát. Khác biệt của ổ dịch tại đây là sự xâm nhập trong các khu công nghiệp với số lượng công nhân rất lớn. Điều này gây khó khăn trong công tác chống dịch, điển hình là việc cách ly tập trung các trường hợp F1 cũng như lấy mẫu cho tất cả người có nguy cơ. 

Do đó, theo chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đã thống nhất thí điểm tại các địa phương này hai biện pháp mới.

Thứ nhất là cách ly F1 nguy cơ thấp tại nhà

- F1 cần được phân loại kỹ càng. Những người tiếp xúc rất gần và có nguy cơ cao vẫn phải cách ly tập trung. Người tiếp xúc ở khoảng cách xa (trên 2 m - PV), có thể cách ly tại nhà. F1 cách ly tại nhà phải đảm bảo các yếu tố như có phòng riêng, thoáng, điều kiện vệ sinh tương đối riêng biệt. Những thành viên khác không tiếp xúc gần F1. Mọi sinh hoạt của F1 thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế. 

- F1 cách ly tại nhà phải cam kết thực hiện các biện pháp cách ly ở điểm tập trung. Chính quyền cơ sở hướng dẫn F1 theo dõi và khai báo y tế hằng ngày. Việc thu gom, xử lý rác thải của người cách ly tại nhà phải đảm bảo. Thời gian cách ly tại nhà cũng như tập trung. F1 nếu vi phạm khi cách ly tại nhà sẽ bị xử lý nghiêm.

Người dân tự lấy mẫu xét nghiệm

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng cho biết một thí điểm khác đang được cân nhắc áp dụng tại hai điểm nóng này là người dân tự lấy mẫu xét nghiệm.

Những người thuộc diện nguy cơ thay vì được nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm thì có thể tự lấy, sau đó, gửi mẫu tới cơ quan chức năng để thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2... Những mẫu bệnh phẩm này sẽ do các cơ sở Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm COVID-19 thực hiện.

Xem thêm: Vì sao chưa giãn cách xã hội toàn thành phố Hà Nội?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận