Giải mã vùng nước kỳ lạ có thể "hóa đá" các sinh vật nếu vô tình sảy chân rơi xuống

Người dân địa phương cho rằng, hồ Natron chịu một lời nguyền từ xa xưa khiến bất kỳ sinh vật nào tới gần đều bị hóa đá. Sự thật thế nào?

Giải mã vùng nước kỳ lạ có thể "hóa đá" các sinh vật nếu vô tình sảy chân rơi xuống

Người dân địa phương cho rằng, hồ Natron chịu một lời nguyền từ xa xưa khiến bất kỳ sinh vật nào tới gần đều bị hóa đá. Sự thật thế nào?

Không cần phải ra rạp xem những bộ phim khoa học viễn tưởng, chúng ta vẫn có thể tận mắt chứng kiến một bức tượng sống bị "phù phép" bởi loại nước tử thần ở "hồ tử thần Natron" (Hồ Natri Oxit).

Khi đến châu Phi, người ta nhắc nhiều nhất là khu vực Tanzania. Đây là vùng đất nằm ở phía Đông Phi với 3 ngọn núi lửa hùng vĩ, những cao nguyên màu mỡ cùng các khu rừng và hệ động vật hoang dã vô cùng phong phú. Cảnh đẹp ở nơi đây khiến du khách "thích mê". Thế nhưng có một nơi được gọi là "cơn ác mộng" của thế giới động vật, đó chính là hồ tử thần Natron.

Mặt hồ Natron đỏ au như màu máu

Hồ Natron là hồ nước mặn thuộc địa phận phía Bắc của Tanzania, gần biên giới Kenya. Đây là hồ nước nổi tiếng với vẻ đẹp kỳ ảo, nước trong hồ có màu đỏ tươi. Bên dưới mặt hồ kỳ ảo này chính là nghĩa địa của hàng trăm loài động vật. Bất kỳ loài nào sảy chân ngã xuống hồ thì xác của chúng đều hóa đá trong một thời gian ngắn.

Nick Brandt - nhiếp ảnh gia nổi tiếng ở khu vực Đông Phi đã từng chụp được bức ảnh để đời ở khu vực này. Cụ thể, trong một chuyến đi tới Tanzania, anh đã ghé thăm hồ Natron. Anh khẳng định, nước hồ Nick Brandt không bình thường chút nào và anh đã lượm nhặt được các "tượng sống" quanh hồ này.

SInh vật "hóa đá" sau khi lỡ chân rơi xuống hồ

Sau khi thu nhặt, anh đặt chúng lên cành cây để dàn dựng bối cảnh tác phẩm nghệ thuật của mình. Bằng con mắt nghệ thuật, nhiếp ảnh gia tài năng đã làm sống lại những xác sinh vật vô hồn. 

Vậy điều gì đã khiến hồ Natron trở thành nỗi ám ảnh của các loài động vật? Thủ phạm gây ra hiện tượng kỳ lạ của hồ Natron là ngọn núi lửa một trăm triệu năm có tên  Ol Doinyo Lengai, nằm ở phía nam hồ Natron. Dung nham từ ngọn núi lửa này chảy xuống mang theo một lượng muối khoáng đặc biệt. Lượng muối này tồn đọng trong hồ, tích tụ theo năm tháng khiến hồ ngày càng trở nên kiềm hơn.

Hồ Natron nhìn từ trên cao xuống

Xác của các loài vật rơi xuống hồ được bọc trong những lớp xi măng bằng muối và được bảo quản tốt. Với lượng pH vào khoảng 9 - 10,5 và nhiệt độ nước có thể lên tới 140 độ F (60 độ C), người ta tin rằng, hồ Natron không phải là ngôi nhà lý tưởng cho các sinh vật sống ghé chân.

Tất cả các sinh vật chìm trong hồ sẽ bị phân hủy trong thời gian rất ngắn. Chính vì vậy mà xác của chúng còn nguyên hình dáng như khi còn sống. Những bức tượng vôi này được bảo quản hoàn mỹ đến từng chi tiết nếu bạn vạch mỏ một con dơi sau khi rơi xuống hồ thì bạn vẫn có thể thấy rõ chiếc lưỡi nhỏ của nó còn nguyên vẹn và từng cọng lông còn nguyên trên cơ thể.

Hồng hạc là loài duy nhất "yêu" hồ Natron

Tuy bị coi là vùng đất tử thần nhưng nơi đây vẫn là điểm đến yêu thích của nhiều động vật hoang dã, tron đó có hồng hạc. Vào mùa sinh sản, khoảng 2 triệu con hồng hạc tề tựu về cạnh hồ này sinh sản. Tổ của chúng được xây trên các mỏm muối nhỏ được hình thành trong hồ vào mùa khô.

Môi trường sống khắc nghiệt của hồ trở thành cái bẫy giúp loài hồng hạc chống lại kẻ thù. Dẫu vậy cũng có lúc những con hồng hạc xấu số không may lỡ chân sa xuống nước và trở thành nạn nhân của "hồ tử thần".

Chúng sinh sản trong lòng hồ vào mùa nước cạn

Ngoài hiện tượng phân hủy động vật nhanh chóng, hồ tử thần còn nổi tiếng với màu đỏ chết chóc. Màu đỏ tươi như máu được tạo ra bởi các loài vi khuẩn đặc biệt chỉ có ở nơi đây. Chính vì vậy, hồ Natron tạo nên một thiên đường sáng tạo, khơi nguồn cho nhiều họa sĩ, nhiếp ảnh gia. 

Hồ Natron được xem là 1 nơi khá khắc nghiệt với con người. Nhiệt độ cao, nồng độ muối lớn nên bầu không khí càng khô và nóng hơn những nơi khác dễ khiến con người rơi vào tình trạng mệt mỏi. Chính vì vậy, du khách đến hồ tham quan cần chuẩn bị đồ bảo hộ và tuân theo hướng dẫn của người chuyên nghiệp.

Giải mã bí ẩn về "sân golf của quỷ" nằm trong lòng Thung lũng Chết