Vì sao con Nhai Tí huyền bí được người Việt xưa tôn sùng?

Con Nhai Tí huyền bí rất được người Việt xưa tôn sùng. Nó là đứa con thứ 7 của rồng trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Tử.

Đỗ Thu Nga
17:00 18/09/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thế giới linh vật Việt rất phong phú, thể hiện bản sắc độc đáo của văn hóa dân tộc cũng như sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và các nền văn minh trên thế giới. Trong các linh vật được người Việt xưa tôn thờ không thể không nhắc đến con Nhai Tí. 

Con Nhai Tí còn được gọi là Nhai Xế, Nhai Xả. Nó là một linh vật khá kỳ lạ. Nhi Tí là đứa con thứ 7 của rồng trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Tử. 

vi-sao-con-nhai-ti-huyen-bi-duoc-nguoi-viet-xua-ton-sung-8
Con Nhai Tí là 1 trong 9 con trai của rồng

Theo Long Sinh Cửu Tử, rồng thần sinh được 9 con trai nhưng không con nào là rồng thuần túy. Chín đứa con của rồng đều là các loài thần thú và có tính cách khác nhau. Tùy vào tính cách mà người ta dùng hình ảnh của chúng để trang trí ở những lĩnh vực như mái nhà, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền....

Trong chín đứa con của rồng, Nhai Tí được miêu tả là loài mình rồng, đầu chó soi, mắt luôn trừng trừng to đầy sát khí, cương liệt hung dữ, khát máu hiếu sát, thích chém giết chiến trận. Nhai Tí được khắc ở thân vũ khí: ngậm lưỡi phủ, lưỡi gươm đao, trên vỏ gươm, chuôi cầm của khí giới để thêm phần sát khí, ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.

vi-sao-con-nhai-ti-huyen-bi-duoc-nguoi-viet-xua-ton-sung-0

Trong phong thủy xưa, Nhai Tí có tính cách hóa sát, sẽ giúp ích những người trong các trò đặt cược. Ngoài ra, những người muốn kiếm được nhiều tiền cũng giữ Nhai Tí trong nhà dưới dạng vật trang trí. Để tăng sức mạnh của linh vật này, người ta có thể đặt một con dao cạnh nó...

Nói một chút về truyền thuyết Long Sinh Cửu Tử, theo Wiki, đây là truyền thuyết trong thần thoại Trung Quốc. Theo Phật giáo, loài rồng là giống loài đa tình, và có thể cũng lẽ đó Long Vương giao hợp với nhiều chủng loại thần thú hay yêu thú mà sinh ra các chủng tử biến dị không hoàn toàn giống như Rồng nhưng vẫn mang uy của loài rồng, và được biết đến nhiều nhất là chín đứa con biến dị của Rồng. Có nhiều dị bản khác nhau về câu chuyện này, các dị bản khác nhau cả về tên và các mô tả về chín người con của rồng, nhưng đều nói rằng rồng có chín người con.

Truyền thuyết về những đứa con của rồng được nhắc đến trong nhiều cổ thư của Trung Hoa như Chiến quốc sách, Sử ký, Hoài Lộc Đường Tập, Thục Viên Tạp Ký,… Ngoài Nhi Tí, rồng còn có 8 đứa con khác là:

Tù Ngưu

Tù Ngưu có hình dạng rồng nhỏ, màu vàng, có sừng như sừng lân. Loài này rất mê âm nhạc nên thường chọn đầu cây đàn để ngự. Cũng vì thế, người xưa thường dùng hình tượng Tù Ngưu để trang trí cho các loại đàn.

vi-sao-con-nhai-ti-huyen-bi-duoc-nguoi-viet-xua-ton-sung-7

Trào Phong 

Trào Phong thường ưa mạo hiểm, thích leo trèo và nhìn ra xa. Vì thế, loài này hay được chạm khắc trên đầu cột, góc mái của ngôi nhà hoặc một số điểm cao trên công trình kiến trúc với ý nghĩa chống hỏa hoạn, đuổi yêu ma.

Bồ Lao

Bồ Lao vốn sống ở gần biển, nhưng lại rất sợ cá kình. Mỗi lần gặp cá kình, Bồ Lao thường kêu la rất to. Do đó, Bồ Lao thường được đúc phía trên chuông, ngụ ý muốn tiếng chuông đánh ra được vang xa.

Toan Ghê

Toan Nghê có mình sư tử, đầu rồng. Thế nhưng khác với những người anh em thích ồn ào của mình, Toan Nghê lại sống khá trầm lặng. Loài này chỉ thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút và… chỉ vậy.

vi-sao-con-nhai-ti-huyen-bi-duoc-nguoi-viet-xua-ton-sung-6
Toan Nghê thường được chạm khắc phía trên các dụng cụ đốt hương trầm

Bá Hạ

Bá Hạ mang hình dáng mình rùa, đầu rồng, sức mạnh vô địch. Bá Hạ rất thích cõng các vật nặng, tương truyền từng cõng Tam Sơn Ngũ Nhạc trên lưng. Bá Hạ từng giúp vua Hạ Vũ trị thủy, nhưng sau khi xong việc, vì sợ Bá Hạ sẽ làm việc lung tung gây họa nên nhà vua đã làm bia đá ghi công rồi cho Bá Hạ cõng. Vì bia đá quá nặng nên Bá Hạ không thể đi đâu được.

Bệ Ngạn

Bệ Ngạn có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn. Bệ Ngạn tính tình rất khẳng khái, trượng nghĩa, yêu lẽ phải và hay cãi lý đòi sự công bằng. Vì vậy, Bệ Ngạn thường được trang trí ở cửa nhà ngục, nha môn,.. hoặc những chốn liên quan đến lao lý, xét xử.

vi-sao-con-nhai-ti-huyen-bi-duoc-nguoi-viet-xua-ton-sung-5

Phụ Hí

Phụ Hí có hình dạng giống rồng, song dáng vẻ thanh nhã, thường nằm cuộn mình trên đá. Phụ Hí rất thích ngắm chữ khắc trên văn phia, thường nằm ngắm chữ. Do sở thích kỳ lạ này mà Phụ Hí thường được khắc thành đôi cân đối trên các văn bia.

Tiêu Đồ

Tiêu Đồ thích sự kín đáo, thường cuộn tròn lại thành con ốc và không thích người khác xâm nhập lãnh địa của mình. Tiêu Đồ hay được khắc hình trên cửa ra vào hoặc trang trí cho tay nắm mở cửa, ngụ ý phải kín đáo cũng như giữ an toàn cho chủ nhà.

Xem thêm: Thuồng luồng - quái vật gây ra bao nỗi khiếp đảm trong thần thoại dân gian Việt Nam thực chất là con gì?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận