Trùng tang liên táng là gì và cách tính giờ mất phạm trùng tang 

Theo dân gian, trùng tang (trùng tang liên táng) là việc nhiều người trong gia đình, dòng tộc chết một cách đột ngột, liên tục. Cũng theo dân gian, cách duy nhất để cắt trùng tang là "nhốt trùng", liệu có đúng không?

Đỗ Thu Nga
17:24 12/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trùng tang liên táng là gì?

Trùng tang liên táng (hay trùng tang hoặc chết trùng) là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình Việt Nam. Đó là những cái chết bất ngờ, liên tiếp xảy ra với những người trong gia đình mà chưa giải mã được. 

Nhiều ý kiến cho rằng, trùng tang liên táng là hiện tượng có thật trong cuộc sống. Không có nhiều tư liệu viết về hiện tượng này nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng những trường hợp chết phạm vào trùng tang liên táng hết sức đau thương. Thậm chí có nhà nhân đinh đông đúc mà chỉ vài 3 năm đã chịu cảnh tuyệt tự.

Tại miền Bắc Việt Nam có 1 nơi nhốt trùng lớn nhất là chùa Hàm Long ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh. Chùa được xây vào thời Lý, tương truyền đây là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ. Các vị sư tăng ở chùa này từ xưa đã có phương pháp trấn Trùng rất huyền bí mà hiệu quả.

Theo đó, hằng ngày vào buổi chiều, các sư ở đây nấu một nồi cháo to để cúng thí thực cho Trùng và vong bị nhốt ở đây, bữa nào quên là gà vịt của dân trong vùng sẽ chết la liệt. 

trung-tang-la-gi
Trùng tang là một hiện tượng tâm linh gây ám ảnh cho nhiều gia đình, dòng họ

Cũng ở miền Bắc Việt Nam, từ xưa các môn phái Pháp sư của Bắc Tông, pháp sư các môn phái Phù Thủy của đồng bắc bắc bộ như vùng Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định... có khả năng hóa giải trùng tang rất hay. 

Theo tìm hiểu, trùng tang liên táng thường có 3 dạng:

- Trùng 3 ngày đầu: Tức là trong gia đình, dòng họ có người chết theo ngày, tính từ lúc có người chết trùng cho đến 3 ngày sau. Nhiều khi người này chưa kịp chôn thì người khác đã chết tiếp. Đây là trùng tang nặng nhất, làm cho gia đình không kịp trở tay cũng không biết là chết trùng.

- Trùng tuần đầu: Trùng này được tính từ lúc chết cho đến đến tuần đầu. Đây là loại trùng tang khá nặng, có thể kéo dài đến 49 ngày - tức là cúng 49 ngày.

- Trùng nhẹ nhất tức là xảy ra vào những ngày sau đó, kéo dài cho đến hết 3 năm và có thể hơn tùy thuộc vào thời gian bốc mộ lên mộ tròn. Nhiều khi sự việc xảy ra đúng ngày cuối cùng ngày trước hôm bốc mộ do gia đình không kiêng khem cẩn thận. Sở dĩ nói trùng này nhẹ là vì gia đình có thời gian cứu vãn.

Trùng tang liên táng theo lý giải của Trụ trì chùa Ba Vàng

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng từng nói về hiện tượng trùng tang liên táng như sau: "Chữ “trùng tang liên táng” nghĩa là: tang trùng nhau, liên táng là chôn liên hoàn. Chuyện này quả thật đã làm cho mọi người rất sợ hãi. Vì đối với cái chết ai mà không sợ? Thế mà nhà mấy người chết liền liền nhau, gần nhau. Ví dụ trong 49 ngày một người chết, rồi trong một năm lại thêm mấy người chết nữa, ba năm mấy người chết nữa thì quả thật là hoảng sợ. Những gia đình, những dòng tộc như thế rất là sợ hãi”.

Quan niệm về trùng tang được đông đảo người tin là do một ông thần trùng, quỷ trùng hay Diêm Vương sai bảo vong linh về bắt thân nhân. Từ quan niệm đó, gia đình sau khi đưa tang xong về phát tiến hành nhốt vong, không cho vong về nhà. 

Song Sư phụ Thích Trúc Thái Minh giảng giảng, tinh thần đạo Phật khẳng định rõ là không có cái gọi là thần trùng, không có quỷ trùng về bắt người nhà chúng ta. Và cũng không có câu chuyện Diêm vương, quỷ sứ bắt vong linh người nhà đã mất, dẫn về nhà để bắt con cháu. Mà theo đạo Phật, chuyện sinh tử của đời người chúng ta hoàn toàn do nghiệp. Chúng ta là phàm phu thì việc sinh ra là con của ai? Ở gia đình nào? Ở địa vị nào? Ở xứ sở nào? Là do nghiệp. Chúng ta chết trong hoàn cảnh nào? Chết ở nhà, chết ngoài đường hay chết ở chợ, chết ở trên đất hay chết ở ngoài sông nước, chết bệnh tật hay an lành, cái đấy cũng đều là do nghiệp mình đã tạo. Còn đối với các bậc Thánh đã chứng đắc Thánh quả, các Ngài đã tự tại với việc sinh tử, tùy duyên mà sinh ra, hoặc là tùy nguyện mà ra đi”.

trung-tang-la-gi-5
Sư phụ Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng

Về vấn đề nhốt vong, Sư phụ Thích Trúc Thái Minh giảng giảng, cha mẹ nuôi nấng, chăm lo cho mình, đến khi nhắm mắt xong một cái, con nó đã bắt đem đi nhốt luôn, không cho về nhà nữa. Như vậy là phạm tội bất hiếu. Mà tội bất hiếu là một trong những tội nặng nhất, phải quả báo. Cho nên việc đem nhốt vong cha mẹ, người thân, tổ tiên vào đó là việc không đúng tinh thần đạo lý.

Vậy bản chất của trùng tang liên táng là gì? Sư phụ Thích Trúc Thái Minh tiếp tục chia sẻ, đối với đạo Phật, trong gia đình, huyết thống, dòng tộc chúng ta đều có cái cộng nghiệp hay gọi là đồng nghiệp với nhau. Đồng nghiệp với nhau mới sinh về trong một gia đình làm con cái của cha mẹ, anh em với nhau hoặc là họ hàng với nhau; có những cái đồng nghiệp nhất định. Nếu gia đình, một dòng tộc mà có cái đồng nghiệp: người này chết rồi những người kia sau đó phải chết. Do nghiệp nó đến sẽ sinh ra hiện tượng mình thấy như là chết trùng. Nhưng sự thật đây là do nghiệp chi phối chứ không phải là có ông thần trùng”.

Nếu theo đúng luật nhân quả của nhà Phật, thọ mạng của chúng sanh do phước báu mà thành. Nếu mỗi người biết tu tập, làm phúc sẽ nhận được những điều tốt lành và chuyển hóa được nghiệp ác mình đã gây ra.

Để giải quyết vấn đề trùng tang, Sư phụ đưa ra lời khuyên: “Gia đình có tang sự không nên đi xem bói, mà nên nghe theo lời Phật dạy. Như trong kinh Địa Tạng, Đức Phật dạy nhà có người mất thì con cháu nên tu phúc, làm chay cúng dường, tu các việc phúc, bố thí, phóng sinh; ấn tống kinh điển, tụng kinh sám hối, hồi hướng phước báu cho người đã mất, thì người mất được phước báu, người sống cũng được phước báu. Gọi là người mất, người sống đều được phước báu, nhà được an lành. Còn nếu chúng ta đi xem thầy bói thì lại rước cái lo vào nhà rất sợ hãi. Đó là cách tu tập để chuyển hóa việc này. Và chúng ta tin chắc không có thần trùng, không có quỷ trùng, không có Diêm Vương bắt vong linh nhà mình về để chỉ điểm bắt con bắt cháu, không có chuyện đó. Mà chỉ có nghiệp, cái nghiệp đồng nhau, thế thôi. Tu tập sẽ chuyển hóa được nghiệp này”.

Còn theo Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương, khi gia đình có người thân trực hệ qua đời, đi coi Thầy báo người qua đời nhằm vào ngày "trùng" thì gia đình nên mời chư Tăng đến tụng kinh, niệm Phật. Sau khi chôn cất xong thì đem vong linh vào chùa thờ phụng, giúp vong linh gần Phật pháp, nghe kinh mà siêu thoát.

Cách tính giờ mất phạm trùng tang liên táng

Dựa vào triết lý nhân quả, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh hướng dẫn Phật tử tính lịch trùng tang theo khoa học như sau:

Cách 1: Tính ngày giờ mất phạm trùng tang

- Nam nhất thập khởi Dần đếm thuận liên tiến,

- Nữ nhất Thập khởi Thân, nghịch liên tiến: năm dừng đếm tiếp đến tháng, tháng dừng đếm tiếp đến ngày, ngày dừng đếm tiếp đến giờ. Sau cùng, tra bảng:

- Gặp Tý - Ngọ - Mão - Dậu: vào cung Thiên di.

- Gặp Dần - Thân - Tỵ - Hợi: vào cung Trùng tang.

  • Gặp Thìn - Tuất - Sửu – Mùi: vào cung Nhập mộ. Tuổi từ 1 đến 9 (gọi là số tiểu nhi)  không tính Trùng tang.
trung-tang-la-gi-8
Cách tính ngày, giờ mất phạm "trùng tang"

Giải thích:

- Nam: Bắt đầu khởi là 10, đếm chẵn chục từ Dần, rồi đếm thuận kim đồng hồ: Mão 20, thìn 30…đến chẵn chục của năm thì dừng lại. Số lẻ của năm thì đếm các cung tiếp theo cho đến khi tuổi của người mất thì dừng lại để tính tháng.

+ Coi ô tiếp theo sẽ là tháng 1 (tháng giêng) và đếm tiếp cho đến khi tháng mất là dừng lại để tính ngày.

+ Coi ô tiếp theo sẽ là ngày 1, và đếm cho đến ngày mất thì dừng lại để tính giờ.

+ Coi ô tiếp theo là giờ Tý, và đếm tiếp cho đến giờ mất thì dừng lại và tra bảng 1.

- Nữ: Bắt đầu khởi là 10, đếm từ Thân, rồi đếm nghịch kim dồng hồ: Mùi 20, Ngọ 30… quy trình làm cũng giống như Nam, nhưng đếm ngược kim đồng hồ.

- Tra bảng 1 xem cái cung dừng lại sau cùng là cung màu gì: Xanh là Thiên Di (Tý Ngọ Mão Dậu) , Đen là Trùng Tang (Dần Thân Tỵ Hợi) , Hồng là Nhập Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi).

- Cách luận (phổ cập) về trùng tang Dựa vào tuổi của người mất và ngày, tháng, giờ mất của họ để tính xem: người đó có được “Nhập Mộ” hay gặp  “Thiên Di”, “Trùng Tang”.

- “Nhập Mộ”: là người mất “ra đi” đã đến số, không có oan khuất gì, uyên trần đã mãn, không còn vương vấn trần ai. Thể hiện sự an lành, yên ổn. Chỉ cần được một “Nhập mộ” của tuổi hoặc tháng, ngày, giờ là được coi là tốt, không cần phải làm lễ trấn trùng tang. 

- “Thiên Di”: là dấu hiệu ra đi do "trời định”, người mất lúc đó được “trời đưa đi”. Sự ra đi này nằm ngoài mong muốn của người mất, nhưng cũng là hợp với lẽ trời. khi gặp Thiên Di thì thường mất ở nơi xa nhà.

- “Trùng Tang”: là dấu hiệu ra đi không hợp số phận, không dứt khoát, có nhiều ảnh hưởng tới người ở lại. Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải Trùng Tang mà không có “Nhập Mộ” nào thì cần phải mời người có kinh nghiệm làm lễ “trấn Trùng Tang”.

- Ví dụ về cách tính: cụ ông 99 tuổi mất tháng 10 ngày 11 lúc 12 giờ (giờ Ngọ)

+ Khởi từ Dần là 10, đếm đến 90 là dừng tại cung Tuất.

+ Hợi là ô tiếp theo, coi là 91, đếm đến 99 là cung Mùi thì dừng lại (Năm Nhập Mộ).

+ Ô tiếp theo là Thân, coi là tháng 1, đếm đến tháng 10 dừng lại là cung Tỵ (Tháng Trùng tang).

+ Ô tiếp theo là Ngọ, coi là ngày 1, đếm đến ngày 11 thì dừng lại là cung Thìn. (Ngày Thiên Di)

+ Ô tiếp theo là Tỵ, coi là giờ Tý, đếm đến giờ Ngọ là cung Hợi:

+ Kết luận là: (Giời Trùng tang).

Thường thì ngày, tháng, năm, giờ có cung khác nhau, hễ càng có nhiều cung Trùng Tang thì việc Trùng càng bị nặng nề. Theo cách tính dân gian từ xưa cho rằng trùng ngày là nặng nhất- (Trùng thất xa). Trùng tháng nặng nhì- (Trùng tam xa.) Trùng giờ nặng 3- (Trùng nhị xa) Trùng năm nhẹ nhất – (Trùng nhất xa.) Ngoài ra, cứ chết vào năm tháng ngày giờ Dần, Thân, Tỵ, Hợi - thì cũng bị trùng tang theo phương đồ trên. Năm tính năm, ngày tính ngày...

Chú ý khi chôn cất, nếu chôn cất vào các ngày, tháng sau:

-Tháng giêng: ngày 7-19

-Tháng 2, tháng ba: ngày 6-18-30.

-Tháng tư: ngày 4-16-28.

-Tháng năm, tháng sáu: ngày 3-15-27.

-Tháng bảy: ngày 1-12-25.

-Tháng tám, tháng chín: ngày 12-24.

-Tháng mười : ngày 10-22.

-Tháng 11 ( tháng chạp): ngày 9-21.

Nếu người chết mà chôn vào các ngày trên thì trong vòng ba tháng hoặc là ba năm sẽ có cha mẹ, con cháu, anh em ruột chết theo nữa. Khi thấy bị phạm những điều trên rồi, gia chủ nên tìm thầy giải hạn ngay, nên tìm các thầy tu, cao tăng (thực tế ngoài đời thường rất hiếm các bậc Cao Tăng).

1. Địa Chi trùng: Trong 12 tuổi con giáp chết bất kỳ năm tháng nào cũng kỵ 4 ngày Dần, Thân, Tỵ, Hợi. Mức độ "Trùng" nhẹ hay còn gọi "trùng phục" theo dân gian. Khi chôn cất hay cải táng cũng phải cữ ngày giờ trên.

2. Trùng tang liên táng: 2.1 Tuổi Thân Tý Thìn chết năm, tháng, ngày, giờ, Tỵ. 2.2 Tuổi Dần Ngọ Tuất chết năm, tháng, ngày, giờ, Hợi. 2.3 Tuổi Tỵ Dậu Sửu chết năm, tháng, ngày, giờ, Dần. 2.4 Tuổi Hợi Mão Mùi chết năm, tháng, ngày, giờ, Thân. Chết năm tháng ngày giờ trên gọi là trùng tang liên táng. Khi khâm liệm, chôn người trong thân tộc cũng phải tránh những năm, tháng, ngày, giờ trên ứng theo tuổi. Chết ngày giờ trên gọi là ngày giờ kiếp sát (theo Tứ trụ). Dân gian gọi là Cướp Sát. Nếu thân tộc bị phạm vào trường hợp trên thì thường rất hoang mang. Cần phải “giải hạn” gấp. Nếu chậm trễ thì sẽ gây biến cố khôn lường.

3. Việc giải hạn:

Trong dân gian, có nhiều biện pháp giải hạn trùng tang và trùng tang liên táng. Tuy nhiên, có những cách “giải hạn” thiếu cơ sở khoa học, bày vẽ tốn kém, sa đà vào mê tín dị đoan.

Cách “giải hạn” khoa học nhất là nương theo hiệu ứng của luật Nhân Quả, phải tìm rõ nguyên nhân gốc, rồi tiến hành “chặt gốc ngọn tự ngã".

Các tuổi cần tránh khi phạm trùng tang liên táng

Trong nhiều sách có ghi: Trùng tang nhất xa - 3 người chết theo; trùng tang nhị xa - 5 người chết theo; trùng tang tam xa - bảy người chết theo. Như vậy, trùng tang ngày là nặng nhất, sau đó đến trùng tang táng, trùng tang giờ và trùng tang năm là nhẹ nhất.

Người nhà kiêng người tam hợp tuổi, kiêng tuổi xung, kiêng tuổi Hình với Vong mệnh.  Kỵ Long - Hổ - Kê - Xà tứ sinh Nhân ngoại (Người khách các tuổi Thìn - Dần - Dậu - Tỵ không được có mặt khi khâm liệm).  Kiêng người có cung phi Bát trạch xung khắc với Vong mệnh.  Kiêng khóc thành tiếng khi đang liệm.

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận