Nhà Hậu Lê và "kỷ lục" buồn: 9 đời vua chết thảm

Nhà Hậu Lê tồn tại trong giai đoạn lịch sử đầy biến động, quyền lực rơi vào tay các bề tôi. Nhà Hậu Lê trở thành triều đại nắm giữ "kỷ lục" buồn về số vua chết thảm.

Đỗ Thu Nga
12:00 18/10/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà Hậu lê (Hậu Lê triều; 1428–1789) là một triều đại phong kiến Việt Nam tồn tại sau thời Bắc thuộc lần 4 và đồng thời với nhà Mạc, nhà Tây Sơn trong một thời gian, trước nhà Nguyễn. Nhà Hậu Lê do Lê Lợi lập ra, nó được phân biệt với nhà Tiền Lê (980–1009) do Lê Hoàn lập ra cuối thế kỷ X. Nhà Hậu Lê gồm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn Lê sơ 1428-1527): kéo dài 100 năm, bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đến khi Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoàng lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc.

- Giai đoạn Lê Trung Hưng (1533–1789): khởi đầu khi tướng Nguyễn Kim tôn phò Lê Duy Ninh, một người thuộc dòng dõi nhà Lê để khởi binh chống lại nhà Mạc đến khi Lê Chiêu Thống bỏ nước sang cầu viện Nhà Thanh đánh Tây Sơn. Nguyễn Huệ, một lãnh đạo của phong trào Tây Sơn, sau đó lên ngôi vua, chấm dứt giai đoạn Lê Trung Hưng và sự tồn tại của nhà Hậu Lê. Thời Lê Trung hưng tuy kéo dài, nhưng các Hoàng đế nhà Lê mất thực quyền, chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

trieu-dai-phong-kien-viet-nam-nao-co-9-doi-vua-chet-tham-8

Thời kỳ đầu của Lê Trung Hưng còn được gọi là Nam Bắc triều, nhà Lê và nhà Mạc chia đôi nước Đại Việt. Khi bị nhà Mạc đánh bại chạy lên Cao Bằng ((1592 tới năm 1677) thì công thần có công đánh Mạc là họ Trịnh đã nắm hết quyền hành. Công thần họ Nguyễn không thần phục họ Trịnh, ly khai ở phía nam, do đó phần lớn hậu kỳ thời Lê Trung hưng, nước Đại Việt lại bị chia cắt bởi chúa Trịnh và chúa Nguyễn, gọi là Trịnh Nguyễn phân tranh.

Do tồn tại trong giai đoạn lịch sử đầy biến động mà triều đại này nắm giữ "kỷ lục" về số vua chết thảm:

Lê Bang Cơ bị ám sát giữa đêm

Lê Nhân Tông (27 tháng 5 năm 1441 – 25 tháng 10 năm 1459) tên húy là Lê Bang Cơ. Ông là hoàng đế thứ 3 của Hoàng triệu Lê nước Đại Việt, trị vì 17 năm.

Ông là con thứ 3 của vua Lê Thái Tông, được Thái Tông lập làm Thái tử khi mới 6 tháng sau khi sinh ra. Năm 1442, Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, đột ngột qua đời. Các tể tướng theo di mệnh của vua lập Lê Bang Cơ làm hoàng đế, lúc ấy mới 1 tuổi, hiệu là Lê Nhân Tông.

Vì vua còn quá nhỏ tuổi nên mẹ là Tuyên Từ Hoàng thái hậu đã buông rèm nhiếp chính. Trong vòng 10 năm đầu giữ ngôi, nhà vua nhờ sự giúp sức của Thái hậu và các tể tướng, đại thần như Lê Khải, Lê Thụ, Lê Liệt... đã giữ được sự yên ổn trong nước. 

Ở phía Nam, năm  ngôi, nhà vua nhờ sự giúp sức của Thái hậu và các tể tướng, đại thần như Lê Khả, Lê Thụ, Lê Liệt,... đã giữ được sự yên ổn trong nước. Ở phía Nam, năm 1444-45, Chiêm Thành hai lần đưa quân xâm lấn Hóa châu. Năm 1446, triều đình sai Lê Khả, Lê Thụ, Lê Khắc Phục đem đại quân chinh phạt đất Chiêm, hạ thành Đồ Bàn và bắt vua Chiêm là Bí Cai. Cũng vào thời Lê Nhân Tông, năm 1448 triều đình sáp nhập xứ Bồn Man vào Đại Việt.

trieu-dai-phong-kien-viet-nam-nao-co-9-doi-vua-chet-tham-6

Năm 1452, Thái hậu cho Lê Nhân Tông tự coi chính sự. Hoàng đế ra sức khuyến khích nông nghiệp, tổ chức một số khoa thi Nho học tìm người tài. Nhân Tông còn truy tặng cho các công thần khai quốc của Hoàng triều Lê, ban ruộng đất cho hậu duệ của họ và tăng lương cho quan lại, vương hầu. 

Dưới triều Nhân Tông, nước Đại Việt thái bình thịnh trị, đời sống nhân dân ổn định, bờ cõi được bảo vệ và mở rộng. Thế nhưng ông lại không thoát khỏi cái chết cay đắng bởi Lê Nghi Dân.

Sử chép, khi bị mất ngôi Thái tử, Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân vẫn thường có lòng oán hận, muốn thoán ngôi của Nhân Tông. Theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn soạn thời Lê Trung Hưng, Nhân Tông nghĩ Nghi Dân là anh ruột nên không có ý đề phòng gì cả. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cũng chép rằng, ngày 3 tháng 1 âm lịch năm 1456, nhà vua đã mời Nghi Dân cùng ăn yến tiệc.

Ngày 3 tháng 10 năm Kỷ Mão (tức 28 tháng 10 năm 1459), Nghi Dân đang đêm cùng các thủ hạ bắc thang vào tận trong cung cấm giết Lê Nhân Tông. Hôm sau Tuyên Từ Hoàng thái hậu cũng bị hại. Khi đó Nhân Tông mới 18 tuổi, trị vì được 17 năm. Đại Việt sử ký toàn thư có kể Lê Nghi Dân đã được viên chỉ huy cấm binh Lê Đắc Ninh tiếp tay trong việc giết hại Nhân Tông: ....Bấy giờ, Lê Đắc Ninh là Đô chỉ huy giữ Cấm binh đương phiên trực, đã không chịu dẫn quân ra trước ngăn giữ, lại đem giúp kẻ phản nghịch. Cho nên Nghi Dân mới tiếm đoạt được ngôi báu, mà các quan văn võ phải nuốt hận ngậm đau, trăm họ bốn phương như mất cha mất mẹ.

Khi biết Nghi Dân sẽ làm đảo chính, Nội nhân thị thái hậu phó chưởng Đào Biểu đã giả mạo làm Lê Nhân Tông, khoác hoàng bào và lên long sàng mà nằm. Không may, Nghi Dân biết được, nên cũng giết Đào Biểu luôn.

Cái chết của vua khiến quan lại "nuốt hận ngậm đau", và thần dân "như mất cha mất mẹ”.

Quả báo của Lê Nghi Dân

Lê Nghi Dân (tháng 10, 1439 – 6 tháng 6, 1460), thường được gọi là Lệ Đức hầu Lạng Sơn vương, là vị hoàng đế thứ tư của triều đại Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Ông chiếm ngôi vị trong thời gian ngắn, từ tháng 10 năm 1459 đến khi bị phế truất vào tháng 6 năm 1460, với niên hiệu là Thiên Hưng. Đôi khi, ông cũng được gọi là Thiên Hưng Đế.

Nói về chuyện Lê Nghi Dân đảo chính thoái ngôi Lê Nhân Tông, sử chép: Lê Nghi Dân vốn được lập làm Thái tử khi mới 3 tháng tuổi (1440). Nhưng sau đó, ngôi Thái tử rơi vào tay Lê Bang Cơ chỉ vì mẹ ông bị vua thất sủng. Sau khi giết Bang Cơ,  Lê Nghi Dân lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Hưng.

trieu-dai-phong-kien-viet-nam-nao-co-9-doi-vua-chet-tham-5

Do bất mãn, tháng 5/1460, các tể tướng đại thần là Đỗ Bí, Lê Ngang, Lê Thụ, Lê Ê đã bí mật bàn việc lật đổ vua Thiên Hưng. Vụ việc đó bị lộ, tất cả những người mưu phản đều bị bắt giết.

Do vua thay đổi nhiều pháp chế của đời trước, dùng những người thân tín của mình vào triều nên các cựu thần ngày càng không bằng lòng. Tháng 6/1460, các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng, Lê Niệm… lại bàn nhau làm binh biến.

Sau buổi chầu, Nguyễn Xí dẫn quân vào giữ chặt quân cấm binh, đóng các cửa thành, giết bề tôi tin cẩn của vua Thiên Hưng. Hơn 100 người thuộc phe cánh của vua mất mạng. 

Bản thân Lê Thiên Hưng bị bắt, phế truất làm Lệ Đức hầu và bị thắt cổ chết khi mới 22 tuổi, ở ngôi được một năm.

"Vua quỷ" Lê Uy Mục

Lê Uy Mục (5 tháng 5, 1488 – 1 tháng 12, 1509), đôi khi còn gọi là Mẫn Lệ công, là vị hoàng đế thứ tám của nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Ông được xem là một vị hoàng đế tàn bạo và hoang dâm, nổi tiếng là một bạo chúa, người đời gọi là Quỷ vương.

Năm 1505, Lê Uy Mục lên ngôi sau khi vua Lê Túc Tông mất ở tuổi 17. Trong thời gian trị vì, Lê Uy Mục không chuyên tâm trị quốc, an dân mà ăn chơi vô độ, ham rượu chè gái đẹp, tàn bạo giết hại nhiều người vô tội, Quyền hành trong triều rơi vào tay ngoại thích của vua.

trieu-dai-phong-kien-viet-nam-nao-co-9-doi-vua-chet-tham-4

Điều này làm dấy lên sự phẫn nộ trong quan lại, dân chúng cũng như dòng họ Lê. Giản Tu Công Lê Oanh (vua Lê Tương Dực sau này) đã được lập làm minh chủ nổi dậy chống lại Uy Mục.

Tháng 11/1509, Lê Oanh sai Cẩm Giang Vương Lê Sùng ở Tây Đô đưa quân về Đông Kinh (Hà Nội). Uy Mục có ưu thế hơn, đã bắt giết Lê Sùng và mẹ của Lê Oanh. Sau đó, Lê Oanh vào chiếm kinh thành bắt được và bức tử Lê Uy Mục.

Hận Lê Uy Mục giết hại gia đình mình, Lê  Oanh còn sai người dùng súng lớn, nhét xác Uy Mục vào miệng súng, cho nổ tan hết hài cốt, chỉ lấy ít tro tàn về chôn tại quê mẹ tại làng Phù Chẩn. “Quỷ vương” Lê Uy Mục ở ngôi được 4 năm, thọ 21 tuổi.

"Vua lợn" Lê Tương Dực 

Lê Tương Dực (16 tháng 7 năm 1495 – 8 tháng 5 năm 1516) tên thật là Lê Oanh, là vị hoàng đế thứ chín của Hoàng triều Lê sơ nước Đại Việt. Ông cai trị từ năm 1509 đến năm 1516 với niên hiệu Hồng Thuận, ở ngôi 7 năm.

Lê Oanh là cháu nội Lê Thánh Tông và là em họ Lê Uy Mục. Năm 1509, khi bị Lê Uy Mục bắt giam, ông vượt ngục trốn vào Thanh Hóa, cùng đại thần Nguyễn Văn Lang nổi quân 3 phủ khởi nghĩa, quyết lật đổ Lê Uy Mục. Quân khởi nghĩa tiến ra Đông Kinh, đánh bại và giết Uy Mục. 

Sau khi Lê Uy Mục chết, Lê Oanh tự lập mình làm vua, lấy niên hiệu là Hồng Thuận, tức vua Tương Dực Đế. Lê Oanh đi lại vết xe đổ của Lê Uy Mục, ăn chơi xa xỉ, trụy lạc, bỏ bê việc nước khiến dân chúng oán than. Vậy nên mới gọi ông là "vua lợn". Triều chính cũng vì thế mà rơi vào cảnh rối ren, bên ngoài loạn lạc.

Dù tình hình rất căng thẳng nhưng Lê Tương Dực không đoái hoài vẫn sa lầy vào các thú vui của mình. Quận công Trịnh Duy Sản là  là người có công trạng, nhiều lần can ngăn không được mà còn bị vua cho người đánh bằng trượng. Sản bất mãn, mưu với thái sư Lê Quảng Độ và Trình Trí Sâm lập vua khác.

Mượn tiếng đi đánh giặc, mờ sáng một ngày tháng 5/1516 Trịnh Duy Sản đem binh vào cửa Bắc Thần giết “vua lợn”. Lê Tương Dực ở ngôi được 7 năm, hưởng thọ 21 tuổi.

Lê Chiêu Tông và cuộc đời đầy bão tố

Lê Chiêu Tông (18 tháng 11 năm 1506 – 19 tháng 1 năm 1527), tên thật là Lê Y, là vị hoàng đế thứ 10 của Hoàng triều Lê nước Đại Việt, ở ngôi từ năm 1516 đến 1522, tổng cộng 7 năm.

Lê Y là chắt của Lê Thánh Tông và là cháu gọi Lê Tương Dực bằng chú. Năm 1516, vua Lê Tương Dực bị Nguyên quận công Trịnh Duy Sản giết. Trịnh Duy Sản cùng Hùng quốc công Lê Nghĩa Chiêu lập Lê Chiêu Tông Lê Y lên ngôi Hoàng đế.

Trong thời gian trị vì của Lê Chiêu Tông, triều đình bị thao túng bởi Trần Chân - con nuôi của Trịnh Duy Sản. Vua nghe lời gièm pha, sợ uy quyền của Trần Chân nên đã sai người dụ Chân vào triều định giết cùng các thủ hạ thân tín.

trieu-dai-phong-kien-viet-nam-nao-co-9-doi-vua-chet-tham-3

Nhóm thủ hạ còn lại của Trần Chân sau đó phục thù, mang quân từ Sơn Tây đánh kinh thành khiến vua phải tháo chạy. Với sự lãnh đạo của Mạc Đăng Dung, quân triều đình đánh bại những kẻ nổi loạn. Dung lần lượt được phong làm Minh quận công, rồi thái phó, quyền thế dần dần át cả vua.

Chiêu Tông không muốn bị Đăng Dung khống chế, bí mật bàn cùng các nội thần hạ bệ Đăng Dung. Nhưng kế hoạch bị đổ vỡ, Chiêu Tông phải trốn chạy. Sau đó Đăng Dung tuyên bố phế truất ông và lập em ông là Lê Xuân lên ngôi (Lê Cung Hoàng). Như vậy, trong nước lúc này có 2 vua là Chiêu Tông và Cung Hoàng.

Các tướng lĩnh thân cận của Chiêu Tông đem quân giúp vua, khôi phục được thanh thế, đẩy lùi quân Mạc Đăng Dung. Nhưng do nội bộ bất hòa, các tướng lại bỏ theo phe của kẻ tiếm quyền. Từ đó, quân của Mạc Đăng Dung làm chủ tình hình.

Ngày 28/10/1525, Mạc Đăng Dung bắt được Chiêu Tông mang về Thăng Long giam lỏng. Đến tháng 12/1526, ông bị Đăng Dung sai người giết chết, thọ 24 tuổi, ở ngôi được 6 năm.

Lê Cung Hoàng

Lê Cung Hoàng (26 tháng 7, 1507 – 15 tháng 6, 1527) là vị hoàng đế thứ 11 của nhà Hậu Lê, ở ngôi từ năm 1522 đến 1527, tổng cộng 5 năm. Ông là vị hoàng đế cuối cùng của nhà Lê sơ.

Ông là em ruột của Lê Chiêu Tông, chắt của Lê Thánh Tông, được Mạc Đăng Dung dựng lên để giữ danh chính khi Chiêu Tông trốn thoát vào năm 1522. Sau khi Chiêu Tông bị giết, vai trò lá chắn của Cung Hoàng không còn. Đã đến lúc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê.

trieu-dai-phong-kien-viet-nam-nao-co-9-doi-vua-chet-tham-2
Lê Cung Hoàng chết quá tức tưởi

Vào ngày 15/6/1527, Mạc Đăng Dung đem quân vào kinh, bắt vua nhường ngôi. Triều thần lúc đó hầu hết đã là người của Đăng Dung hoặc theo Đăng Dung, tự khởi thảo chiếu nhường ngôi cho vua.

Mạc Đăng Dung xưng hoàng đế, tức là Mạc Thái Tổ, lập ra nhà Mạc, lấy niên hiệu là Minh Đức.

Lê Cung Hoàng bị giáng xuống làm Cung Vương rồi giam cùng với Hoàng thái hậu ở cung Tây Nội. Vài tháng sau, Đăng Dung ép mẹ con Cung Hoàng phải tự tử. Lê Cung Hoàng ở ngôi được 5 năm, thọ 21 tuổi.

Lê Anh Tông

Lê Anh Tông (1532 - 22 tháng 1, 1573), tên húy là Lê Duy Bang, là hoàng đế thứ ba của Nhà Lê Trung hưng và là hoàng đế thứ 14 của nhà Hậu Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1556 đến năm 1572, tổng cộng 16 năm, trong thời kỳ Nam - Bắc triều.

Vào thời điểm đó, chính quyền nhà Lê trở thành bù nhìn, mọi thực quyền nằm trong tay chúa Trịnh. Ông nội của Kính Tông là Lê Anh Tông (Duy Bang) đã bị Trịnh Tùng sát hại vì chống lại Trịnh Tùng.

trieu-dai-phong-kien-viet-nam-nao-co-9-doi-vua-chet-tham-1

Từ năm 1600, Trịnh Tùng đã cơ bản dẹp được nhà Mạc ở miền Bắc, mâu thuẫn mới nổi lên giữa họ Trịnh và họ Nguyễn khi Nguyễn Hoàng tự ý bỏ vào vùng Thuận - Quảng. Nhân cơ hội này, tàn dư nhà họ Mạc lại nổi lên.

Trong tình hình đó, vào năm 1619, Lê Kính Tông cùng Trịnh Xuân mưu giết chết Trịnh Tùng để giành lại địa vị. Nhưng kế hoạch thất bại, Trịnh Xuân bị tống vào ngục, còn nhà vua bị bức thắt cổ chết. Lê Kính Tông thọ 31 tuổi, ở ngôi 20 năm.

Lê Duy Phường và cái chết cay đắng

Lê Duy Phường (1709 – 1735) hay Vĩnh Khánh đế hoặc Hôn Đức công, là vị hoàng đế thứ 12 của nhà Lê Trung hưng và thứ 23 của triều Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông là con trai thứ, đồng thời là đích tử của vua Lê Dụ Tông và Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trang hay Trịnh Thị Ngọc Phúc, con gái Đề quận công Trịnh Lan. Về thứ thì Trịnh thị là cô họ của chúa Trịnh Cương. Do xuất thân như thế nên ông được lập làm Thái tử tháng 4 năm 1729, thay cho anh trưởng là Duy Tường. Năm đó, Lê Duy Phường 21 tuổi.

Tháng 10/1729, Trịnh Cương mất, con là Trịnh Giang lên nối ngôi. Cũng như các đời trước, việc triều chính do Trịnh Giang định đoạt, vua Vĩnh Khánh không có thực quyền. Trịnh Giang còn muốn thay đổi ngôi vua do Trịnh Cương đã sắp đặt để ra oai với thần hạ.

Năm 1732, vua Vĩnh Khánh bị ép ra ở cung riêng. Tháng 8 năm đó, Trịnh Giang vu cho vua Vĩnh Khánh tư thông với vợ Trịnh Cương, rồi phế bỏ, lập con trưởng của Dụ Tông (anh cả của Duy Phường) là Lê Duy Tường lên ngôi, tức Lê Thuần Tông. Tháng 4/1735, Lê Thuần Tông mất, Trịnh Giang lập em Duy Phường là Lê Duy Thận làm vua, tức là Lê Ý Tông.

Duy Phường bị dời đến ở một ngôi nhà ở bên ngoài. Tháng 9/1735, Trịnh Giang sai người thắt cổ giết chết ông. Lê Duy Phường ở ngôi 3 năm , thọ 27 tuổi.

Xem thêm: "Vua Lợn" Lê Tương Dực từng có những việc làm tiến bộ, tích cực gì?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận