NLXH: "Trên đời này... có một thứ ta phải quỳ gối tôn trọng, đó là lòng tốt"

Nghị luận: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cuối đầu thán phục, đó là tài năng và chỉ có một thứ ta phải quỳ gối tôn trọng, đó là lòng tốt” (V.Huy-go).

Đỗ Thu Nga
12:00 11/11/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

GỢI Ý VIẾT BÀI:

I. Mở bài

– Giới thiệu về lòng tốt và sự thờ ơ trong cuộc sống.

– Dẫn vào câu nói “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà người ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”.

II. Thân bài

1. Giải thích:

– Tài năng: Khả năng đặc biệt, sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt bậc. Lòng tốt: Tấm lòng vị tha, khoan dung và nhân hậu. Đây là hai phẩm chất đặc biệt quý giá ở con người, thuộc hai lĩnh vực trí tuệ và tâm hồn của con người.

– Cúi đầu thán phục và quỳ gối tôn trọng: là cách nói hình ảnh thể hiện thái độ đánh giá cao nhất đối với những phẩm chất quý giá của con người đồng thời cũng bộc lộ một quan điểm về cách đánh giá con người: Chỉ đề cao, coi trọng tôn vinh những gì đẹp đẽ, có giá trị trong trí tuệ và phẩm cách của con người, coi đó là cái duy nhất đáng coi trọng, ngưỡng mộ.

tren-doi-nay-co-mot-thu-ta-phai-quy-goi-ton-trong-do-la-long-tot-9

2. Phân tích, lý giải, chứng minh:

– Vì sao phải cúi đầu thán phục đối với tài năng: Vì tài năng là biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ của con người, là điều kiện tốt nhất để con người khẳng định giá trị của bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cả cộng đồng. Đối diện với tài năng, ta không chỉ được chiêm ngưỡng, thán phục mà còn được mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao nhận thức để tự hoàn thiện bản thân. Dẫn chứng : Chúng ta biết đến một người tài năng như thần đồng âm nhạc Mô-da,một tác gia nổi tiếng như V.Huy-gô,một Meri Quiri nổi tiếng với những thành tựu kiệt xuất cho nhân loại khi tìm ra radium,v..v..Tất cả những con người ấy,họ đều được coi là người có tài năng. Tài năng của họ có thể là thiên bẩm, nhưng phần nhiều do sự nỗ lực của mỗi cá nhân.

– Vì sao phải quỳ gối tôn trọng đối với lòng tốt: Vì lòng tốt xét đến cùng là sự hy sinh, dâng hiến cho người, cho đời trên cơ sở của tinh thần nhân đạo. Lòng tốt có thể cảm hóa quỷ dữ,có thể xua tan bóng đêm,có thể đưa con người ta hoàn lương trở về với cái thiện cuộc đời. Để tốt với người, với đời, mỗi cá nhân cần biết vượt qua những nhu cầu cá nhân ích kỷ, biết đứng cao hơn chính bản thân mình để có thể yêu thương thật lòng, giúp đỡ chân tình, tha thứ thực sự. Những nỗ lực vì người khác xuất phát từ lòng tốt luôn đáng để tôn vinh.

3. Bàn luận, mở rộng vấn đề: 

Vị thế của chủ thể câu nói: Một nhà văn lớn (hội tụ cả hai yếu tốt tài năng và tấm lòng), người hơn ai hết hiểu sâu sắc ý nghĩa, giá trị của tài năng, tấm lòng trong văn chương cũng như cuộc sống. Ở vị thế ấy, thái độ đề cao là một tất yếu.

– Mặt tích cực: Đề xuất một cách đánh giá và một thái độ đúng đối với những giá trị tốt đẹp của con người. Tài năng bao giờ cũng cần được đề cao, và lòng tốt bao giờ cũng cần được coi trọng. Mọi biểu hiện miệt thị lòng tốt và phủ nhận tài năng đều cần phải lên án, phê phán. 4. Mở rộng, nâng cao:

– Không nên tuyệt đối hoá vị trí của tài năng và lòng tốt vì trong cuộc sống, trong con người vẫn còn có nhiều phẩm chất khác cần được coi trọng.

– Xã hội ngày nay, thật giả, tốt xấu lẫn lộn. Con người không còn biết phân biệt cái gì là đáng quý, đáng tôn trọng. Có những con người suốt cuộc đời chỉ lo tìm kiếm công danh, lợi lộc. Họ trau dồi cho thật nhiều kiến thức chỉ để tiến thân, chỉ vì mình mà thôi. Họ chẳng quan tâm gì đến người khác. Họ chỉ đề cao chữ tài mà chữ tâm thì họ không coi trọng, không nhắc đến. Vì thế, một người dù có tài đến đâu mà không có trong mình một tinh thần hỷ xả, một tâm hồn cao thượng thì cũng chẳng làm cho người khác nể phục bao nhiêu, đôi khi còn làm cho người khác căm ghét. Vậy những tài năng như thế có đáng để chúng ta thán phục không? Lại có những con người có lòng tốt nhưng lại không có tài để giúp ích cho đời.

– Không nên tuyệt đối hoá vị trí của tài năng và lòng tốt vì trong cuộc sống, trong con người vẫn còn có nhiều phẩm chất khác cần được coi trọng. – Xã hội ngày nay, thật giả, tốt xấu lẫn lộn. Con người không còn biết phân biệt cái gì là đáng quý, đáng tôn trọng. Có những con người suốt cuộc đời chỉ lo tìm kiếm công danh, lợi lộc. Họ trau dồi cho thật nhiều kiến thức chỉ để tiến thân, chỉ vì mình mà thôi. Họ chẳng quan tâm gì đến người khác. Họ chỉ đề cao chữ tài mà chữ tâm thì họ không coi trọng, không nhắc đến. Vì thế, một người dù có tài đến đâu mà không có trong mình một tinh thần hỷ xả, một tâm hồn cao thượng thì cũng chẳng làm cho người khác nể phục bao nhiêu, đôi khi còn làm cho người khác căm ghét. Vậy những tài năng như thế có đáng để chúng ta thán phục không? Lại có những con người có lòng tốt nhưng lại không có tài để giúp ích cho đời.

– Cần xác lập mối quan hệ giữa tài năng và lòng tốt (liên hệ với quan điểm của Hồ Chí Minh: Có tài mà không có đức là vô dụng. Có đức mà không có tài không làm được việc gì). 

III. Kết bài 

khẳng định vấn đề:

– Tài năng và lòng tốt là những điều đáng quý, đáng trân trọng. Cái tài nhờ cái tâm mà cháy lên, cái tâm nhờ cái tài mà toả sáng.

Xem thêm: NLXH: Khát vọng và tham vọng của con người trong cuộc sống

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận