Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi vừa khỏi COVID-19 có được tiêm vaccine không?

Khi Bộ Y tế thông tin sẽ tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi thì nhiều phụ huynh đặt ra câu hỏi: Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi vừa khỏi COVID-19 có được tiêm không?

Đỗ Thu Nga
11:33 09/04/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi vừa khỏi COVID-19 có được tiêm vaccine không?

Sáng 7/4, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chia sẻ trên tờ VnExpress biết thông tin trên và nói rằng lô sớm nhất gồm gần một triệu liều sẽ đến Việt Nam vào ngày 9/4. Lô thứ hai khoảng hơn 2 triệu liều được cung ứng vào ngày 13/4. Lô thứ ba hơn 4 triệu liều, dự kiến về trước ngày 18/4. Các lô vaccine này do chính phủ Australia viện trợ Việt Nam.

Trong tháng 4, Bộ Y tế sẽ triển khai tiêm phòng trên diện rộng. Chính vì thế, việc tiêm chủng của trẻ em đang đặc biệt được quan tâm. Và câu hỏi đặt ra là: Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi vừa khỏi COVID-19 có được tiêm vaccine không?

Theo Bộ Y tế, với trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19, nên tiêm vaccine phòng COVID-19 sau khi khỏi bệnh ít nhất 3 tháng, tiêm các liều cơ bản cùng loại vaccine cho trẻ. Các đối tượng trên 12 tuổi đã mắc COVID-19 tiêm vaccine phòng COVID-19 sau khi hồi phục từ 3- 6 tháng.

Tre-tu-5-den-duoi-12-tuoi-vua-khoi-COVID-19-co-duoc-tiem-vaccine-khong-8

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, trẻ sẽ được tiêm hai mũi vaccine cùng loại, không tiêm trộn. Hai loại vaccine được sử dụng tiêm cho trẻ độ tuổi này là: Pfizer (cho trẻ 5 - dưới 12 tuổi) và Moderna (cho trẻ 6 - dưới 12 tuổi); 2 mũi tiêm cách nhau 4 tuần.

Cụ thể, vaccine Pfizer cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có liều tiêm 0,2 ml.

Vaccine Moderna cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi có liều tiêm là 0,25 ml.

Cũng theo các chuyên gia y tế, báo cáo quốc tế cho thấy, các phản ứng bất lợi nhiều nhất ở trẻ em sau liệu trình tiêm cơ bản gồm: Đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, buồn nôn hoặc nôn mửa, sưng hoặc đau ở nách, sốt, ban đỏ tại vị trí tiêm, sưng tại vị trí tiêm, đau khớp... Bên cạnh đó, người tiêm có thể có các triệu chứng như: Tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm (ít gặp hơn); phản ứng viêm cơ tim, ngoài màng tim rất hiếm gặp (tỷ lệ dưới 1/10.000).

Theo đó, sau khi tiêm chủng, trẻ cần được theo dõi tại điểm tiêm 30 phút và tiếp tục theo dõi trong vòng 28 ngày sau tiêm. Trong vòng ba ngày đầu, trẻ cần được theo dõi sát 24/24 giờ. Cha mẹ cũng cần tránh để trẻ vận động mạnh, luôn chuẩn bị sẵn để tránh tai biến nặng có thể xảy ra.

Những lưu ý khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Trước khi tiêm

- Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

- Cho trẻ ăn đủ no

- Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

- Khai báo y tế ở điểm tiêm

- Thực hiện đầy đủ 5K.

Khi tiêm

- Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế

- Ở lại theo dõi 30 phút sau khi tiêm

- Thông báo với nhân viên y tế nếu có bất thường

Tre-tu-5-den-duoi-12-tuoi-vua-khoi-COVID-19-co-duoc-tiem-vaccine-khong-7

Sau khi tiêm

- Cho trẻ nghỉ ngơi ở nhà, nơi thoáng gió

- Uống nhiều nước

- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

- Hạ sốt ngay khi trẻ sốt trên 38,5 độ

Lưu ý về liều lượng thuốc hạ sốt cho trẻ

- Trẻ từ 16 - 25kg: Có thể uống Hapacol 250

- Trẻ từ 26 - 32kg: Có thể uống Hapacol 325

- Trẻ từ 30 - 50kg: Có thể uống Hapacol sủi

Phụ huynh cần báo ngay cho nhân viên y tế khi trẻ có các biểu hiện: Nổi mề đay, sưng hạch cổ họng/miệng, khó thở, lơ mơ, sốt cao trên  40 độ, co giật hoặc tê bì tay chân.

Xem thêm: Các phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận