Chuyện tình Tiên Dung - Chử Đồng Tử - Tây Nương: Thiên tình sử động lòng người nghìn năm may ra có một

Chắc chắn ai ai cũng biết, Tiên Dung bất chấp địa vị công chúa cao quý để lấy chàng trai nghèo không mảnh vải che thân Chử Đồng Tử. Nhưng không phải ai cũng biết câu chuyện sau cuộc hôn nhân đó thế nào.

Đỗ Thu Nga
09:00 20/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo Wiki, Chử Đồng Tử là một nhân vật truyền thuyết, thần thoại và là 1 vị thánh sống ở thế kỷ thứ IV-III TCN (vào khoảng năm 300 TCN, thời Hùng Duệ Vương). Về sau, ông thường được liệt vào một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng Việt Nam.

Một trong những tích nổi tiếng về cuộc đời Chử Đồng Tử liên quan đến việc gặp công chúa Tiên Dung và được cô gái cành vàng lá ngọc này lấy làm chồng. Sau khi kết nghĩa phu thê, Tiên Dung và Chử Đồng Tử mở ra bến chợ, lập phố xá rồi cùng dân trong vùng buôn bán. Lâu dần khu chợ ấy trở thành chợ lớn (nay là chợ Thám, hay còn gọi là chợ Hà Lương).

Sau này, họ cùng nhau bốc thuốc chữa bệnh cho người dân khắp nơi và được tôn thờ, nể trọng hết mực với danh xưng đức thánh Chử cùng Tiên Dung công chúa.

Công chúa chấp nhận chung tình vì nghĩa lớn

Trong một lần đi chữa bệnh cho người dân, Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung bất ngờ gặp một người con gái xinh đẹp đang cắt lúa bên đường nên tới hỏi chuyện. Thấy nàng có nhan sắc tuyệt trần, bản tính hiền lành mà phong thái đối đáp thông minh, Tiên Dung liền tỏ ra mến phục, kết nghĩa chị em.

Thien-tinh-su-dong-long-nguoi-cua-Tien-Dung-Chu-Dong-Tu-Tay-Nuong
Chử Đồng Tử

Theo tài liệu mà cụ Nguyễn Văn Để, thủ từ Đền Hóa cung cấp, được dịch từ bản khắc phả chữ Nho bằng gỗ thị của Nguyễn Hiền dưới thời Lê và bản sao của Ngô Chân Nguyễn Tử năm 1899, thì người con gái nhan sắc ấy là bà Hồng Vân công chúa, trên thường gọi là Tây Nương.

Tương truyền, mẹ nàng nằm mơ thấy một con chim xanh lớn bay vào màn rồi hóa thành người con gái. Tiếp đó, một nữ nhân xuất hiện và tự xưng là "Tây cung vương mẫu từ thiên đình giáng xuống, đem con xuống gửi nhà người cõi trần trong vòng 36 năm".

Từ đó bà thụ thai, đến ngày mùng 10/2 âm lịch năm sau thì sinh hạ một người con gái và đặt tên là Tây Nương.

Được biết, công chúa Tiên Dung chính là "kết tóc se duyên" cho em gái kết nghĩa Tây Nương với phu quân của mình. Đây là chuyện hoàn toàn tự nguyện. Nàng cho đó là hợp ý trời, vừa lòng người nên không hề đắn đo. Từ ấy, họ cùng nhau đi khắp muôn nơi để chữa bệnh cứu dân.

Thien-tinh-su-dong-long-nguoi-cua-Tien-Dung-Chu-Dong-Tu-Tay-Nuong-0
Công chúa Tiên Dung chấp nhận chung chồng vì nghĩa lớn

Cũng theo bản phải ghi lại thì năm đó, vua Hùng Duệ Vương - cha ruột của công chúa Tiên Dung mắc bệnh nặng đến mức ngự y cũng "bó tay". Biết Tây Nương giỏi việc chữa bệnh bằng Đông y nên Tiên Dung đã nhờ nàng đóng giả bà lang vào cung chữa bệnh cho vua cha,.

Sau khi khỏi bệnh, Hùng Duệ Vương có ý định mang vàng bạc, châu báu để tạ ơn vị nữ thần y này. Song Tây Nương nhất mực không nhận, quyết đem trả lại để quay về chung sống với Tiên Dung và Chử Đồng Tử. Đồng thời tiếp tục hành nghề y cứu dân nghèo. 

Tương truyền, đức thánh Chử - công chúa Tiên Dung và nàng Tây Nương đã cùng nhau "tam vị đồng thăng", cưỡi hạc trắng bay về trời sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình nơi trần thế.

Để tỏ lòng biết ơn trước công lao to lớn của ba vị thánh nhân, dân làng trong vùng cùng nhân dân khắp nơi đã lập đền thờ nhằm tri ân những hành động đầy cao đẹp ấy.

Đôi lời bình

Nói về kiếp chồng chung, nữ sĩ Hồ Xuân Hương từng cảm thán: 

"Kéo đắp chăn chung kẻ lạnh lùng

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung"

Nhưng đối với trường hợp của công chúa Tiên Dung thì lại khác hoàn toàn. Hai người phụ nữ tự nguyện "chung chồng". Thậm chí họa còn sống rất hòa thuận trong một mái nhà.

Họ đã vượt lên trên ranh giới của tình yêu, của nhu cầu hạnh phúc cá nhân để chung tay gây dựng nghĩa lớn, cùng nhau cứu người theo đúng sở nguyện ban đầu. 

Thien-tinh-su-dong-long-nguoi-cua-Tien-Dung-Chu-Dong-Tu-Tay-Nuong-5

Tuy nhiên, không phải cứ hy sinh vì nghĩa lớn thì sẽ có một thiên tình sử đẹp như nàng Tiên Dung. Ví dụ như trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), nàng Kiều đã hy sinh hạnh phúc cá nhân, nhường người trong mộng cho em gái Thúy Vân để bán mình chuộc cha. 

Ấy vậy mà sau 25 năm lưu lạc, Kiều đành nhìn hạnh phúc của em gái mà buông lời từ chối việc hàn gắn nghĩa xưa. Đồng thời quyết định "đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ".

Dẫu em gái đã ngỏ ý để Kiều quay về với Kim Trọng và cả ba sẽ cùng chung sống hạnh phúc dưới một mái nhà, song cái kết cuối cùng vẫn chẳng hề viên mãn mà lại còn chất chứa đầy rẫy những bi ai...

Thế mới nói, để tạo nên một thiên tình sử đẹp đẽ và đi vào lòng người như của Tiên Dung - Tây Nương và đức thánh Chử thì ngàn năm may ra mới có một!

(Tổng hợp)

Xem thêm: Lang Liêu - Vua Hùng thứ 7 và truyền thuyết "tìm vợ nhờ giấc mơ"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận