Trong cuộc sống của mỗi con người, ai cũng mong muốn có được những thành quả cao đẹp trên con đường mà họ chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ý thức được bản chất cũng như điểm xuất phát của thành công phía cuối con đường kia chính là ý chí, sự quyết tâm, nghị lực vươn lên sau những lần vấp ngã. Hiểu được bản chất của thất bại sẽ giúp chúng ta vững bước hơn trên hành trình của chính mình. Có nhận định cho ràng “Thất bại là một con đường vòng, không phải con đường cụt”.
“Thất bại” trên cách hiểu đơn giản nhất thì đó là những lần chúng ta mắc phải sai lầm, không đạt được mục đích mà bản thân đặt ra từ đầu. Thất bại đó có thể sinh ra từ những lí do như khi ta chủ quan trước những kì thi, chúng ta chưa cố gắng hết sức nên gặp quá nhiều sai lầm nghiêm trọng. Hay thất bại có thể đến từ những lí do khách quan như khi ta gặp phải những vấn đề mà khả năng chưa thể vượt qua được, chúng ta bị người khác làm khó, vô tình chọn hướng đi sai cho chúng ta, v.v… Và rất nhiều lí do khác. Thất bại đến với ta từ những điều nhỏ nhặt: điểm kém trong đợt kiểm tra trên lớp, bị cha mẹ la mắng khi làm sai; đến những điều lớn lao hơn như trượt những kì thi lớn mang tính quyết định cho cuộc đời mình, tuột mất cơ hội để có được công việc trong đợt xét tuyển… Rất nhiều những khó khăn đang chờ đợi chúng ta, chúng ta cần phải có ý chí để vực dậy, tiếp tục bước qua chúng dù có gian nan thế nào. Chúng ta thất bại khi đi trên chính con đường của mình không có nghĩa là chúng ta đã bước vào “một con đường cụt” khiến cho bản thân bế tắc, không có cách giải quyết. “Con đường cụt” là con đường tuyệt vọng, là sự kết thúc. Nhưng thất bại không phải là một bức tường dựng đứng, không phải là vực thẳm cho mọi bước chân. Thực chất, nó chỉ là “một con đường vòng”, một lối đi khó khăn hơn, xa hơn, tốn nhiều thời gian và công sức để bắt đầu lại, cũng thử thách ta nhiều hơn khi phải tìm ra cách giải quyết thông minh. Câu nói đem đến cho ta một nhận thức đúng đắn về người bạn của thành công – thất bại.
Có thể nói, những lần chúng ta thất bại hay vấp ngã ấy là những chướng ngại hữu ích mà bản thân phải vượt qua để trưởng thành hơn, xứng đáng hơn với thành quả của mình. Thất bại cũng giống như một mảnh ghép nhỏ trong bức tranh vẽ lên thành công của bạn ở cuối con đường, bạn cần phải đặt mảnh ghép ấy ở đúng chỗ, và kết quả cuối cùng mà bạn có được sẽ là một bức tranh tuyệt đẹp do chính tay bạn xây dựng nên.
Nhìn vào bức tranh cuộc đời rộng lớn, ta thấy đâu ai có thể chạm đến thành công mà chưa từng vướng phải thất bại. Những người đã và đang thành công nổi tiếng trên thế giới hôm nay liệu họ có bao giờ thất bại? Câu trả lời là có, họ không những thất bại mà còn thất bại rất nhiều. Ồng chủ Bill Gates của hãng Microsoít cũng đã từng bị đuổi việc bởi chính công ti của mình, nhưng nó không ngăn cản được khát vọng đi tiên phong trong lĩnh vực máy tính của ông. Thomas
Edison đã từng bị đuổi học vì ông khác những đứa trẻ khác, tuy nhiên điều đó không hề cản trở niềm đam mê tìm tòi học hỏi để trở thành nhà phát minh đại tài của nhân loại. Bill Gates và Thomas Edison là hai bằng chứng rõ nhất về tính tương đối của thất bại. Thất bại là khởi đầu của con đường thành công, không phải là dấu chấm của nó. Từ đó, ta có thể thấy được rằng những thất bại trong cuộc đời con người luôn là những khó khăn ta phải vượt qua, có thể gian lao nhưng không bao giờ là mất hi vọng.
Tuy thế, nhắc đến thất bại, ta thường nghĩ ngay đến những trạng thái tâm lý tiêu cực. Đã không ít kẻ yếu gan từ bỏ chỉ vì không đủ bản lĩnh vượt qua câu cày nhỏ trơn trượt của cuộc đời. Họ không biết rằng thất bại đem đến những bài học kinh nghiệm cho mỗi người trong cuộc đời mà không phải lúc nào cũng mua được bằng tiền bạc. Nó giúp họ nhạy bén và tỉnh táo trước những sai sót, cạm bẫy về sau. ít nhất “bánh xe trượt” cũng không phải vì con đường trơn cũ. Những người nếm trải nhiều thất bại sẽ luôn vừng vàng trong cuộc sống. Họ sẽ khéo léo hơn khi đối đầu với thử thách, như Frank Tyger từng nói: “Để thành công, bạn phải sẵn lòng thất bại”. Khi chúng ta vấp ngã và học được cách đứng lên, chúng ta sẽ trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn, chúng ta được mài giũa để trở thành một ngòi bút chì sắc lớn để tô điểm cho bức tranh cuộc đời mình. Vậy nên khi chúng ta thất bại, có thể sẽ phải đi những con đường vòng xa hơn, khó khăn hơn thì hãy vững tin nếu các bạn có thể học được gì từ khó khăn đó, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn trước đấy!
Thất bại thực sự là thất bại khi chúng ta gặp phải một chướng ngại và đầu hàng nó, từ bỏ ước mơ của mình vì nó. Vậy nên việc cần làm nhất là tiếp tục “con đường vòng” mà chúng ta phải đi. Những nhà bác học đại tài của thế giới như Albert Einstein, Issac Newton, Mendeleev… đều đã từng thất bại vô vàn những thí nghiệm, những phép toán để có thể phát minh ra những định luật giúp nhân loại có thể tìm đến những kho tàng kiến thức khổng lồ. Họ thất bại nhưng với sự bản lĩnh, kiên cường, họ tìm ra những sai sót và sửa chữa chúng trong quá trình để đạt được kết quả như mong muốn. “Chỉ những người dám thất bại mới đạt được thành công lớn” – Robert Kennedy đã khẳng định thế. Muốn mở lối con đường dẫn đến thành công thì phải có được ý chí, nghị lực, sự quyết tâm và nhiệt huyết với ước mơ của mình. Hãy đương đầu với khó khăn để tự hoàn thiện bản thân trên “con đường vòng” của chính mình!
Và ngay cả khi đã đến đích bàng một con đường thẳng, không gập ghềnh, trắc trở thì không có nghĩa là ta sẽ không phải đi trên “con đường vòng”. Có nhiều người thành công từ khi còn rất trẻ tuổi như Mark Zuckerberg – ông chủ mạng xã hội Facebook, đã thành công từ năm 21 tuổi hay Tailor R.Wilson chế tạo thành công Fusor – thiết bị tạo ra phản ứng hạt nhân từ năm 14 tuổi. Cũng như những thiên tài khác, họ thành công dựa trên sự nỗ lực, hết mình vì ước mơ. Nhưng rồi họ lại phải vất vả tạo dựng những đỉnh cao mới, sau khi đã tạo ra những đỉnh cao. Bắt tay lại, nhiều lúc họ loay hoay và vấp phải sai lầm. Họ tìm hiểu và làm lại, lại thất bại, họ lại tiếp tục tìm con đường khác, lại thất bại, lại tiếp tục nỗ lực, nỗ lực không ngừng. Trên đời này, không bao giờ tồn tại những “con đường thẳng” vĩnh cửu. Họ biết thế, nên càng cầu thị, cầu tiến và sản phẩm của họ càng ngày càng cầu toàn. Món quà của sự nỗ lực đó là những thành công mĩ mãn mà hàng ngàn người phải ngưỡng mộ, thán phục.
Nhìn người mà ngẫm đến ta. Chúng ta cần bắt đầu từ những bước cơ bản đến con đường dẫn ta tới thành công, đó là việc học tập ở trường. Ở lứa tuổi học sinh, việc học tập ở trường gần như là tất yếu, đó là hành trang để bước vào đời. Mỗi người cần phải quyết tâm, học hỏi từ những người thầy cô, những người đi trước. Có lẽ ai cũng từng bị những con điểm xấu khi ta chủ quan, lười học nhưng có sao đâu khi các bạn cảm thấy không hài lòng với con điểm đó và học tốt hơn? Học hỏi, rút kinh nghiệm từ những lần điểm kém cũng sẽ giúp cải thiện việc học, đưa bạn gần tới gần hơn với thành công. Nói một cách khác “Tri thức là sức mạnh”. Có được tri thức thì con đường đến với ước mơ của các bạn được rút ngắn lại một ít và mỗi khi đối mặt với một khó khăn, ta lại tiếp tục đứng lên bằng sự quyết tâm, không ngừng cố gắng để vươn tới thành công. Và một trong những tri thức đắt giá bạn có được hôm nay đó là thất bại giống như “con đường vòng”, nó không bao giờ là “con đường cụt”.
Bên cạnh những bài học ta có thể học tập được từ những thành công, thất bại của người khác thi cũng cần phải quan tâm đến lí do nhiều người không thể thành công do sự mềm yểu của bản thân. Chúng ta đầu hàng, không chịu tiếp tục bước trên đôi chân của mình đồng nghĩa với việc chúng ta đã thất bại một cách thảm hại. Tôi vẫn nhớ như in một câu nói rằng: “Một người có thể trượt ngã nhiều lần, nhưng anh ta chưa phải kẻ thất bại chừng nào anh ta chưa bỏ cuộc”. Buông xuôi, từ bỏ ước mơ là một trong những thử thách lớn của mỗi con người. Những người bị nghiện là do họ đã tự nhủ với lòng mình “một lần này thôi” dẫu biết hậu quả của việc đó. Họ đã mềm yếu, chịu thua những cám dỗ. Trong cuộc sống của mỗi con người không thể tránh được những rắc rối, thất bại nhưng chúng ta phải biết cứng rắn với bản thân, vượt qua được những cám dỗ ấy để làm chủ bản thân mình đã là một bước thành công khi ta chiến thắng bản thân mình. “Không một chiến thắng nào hiển hách bàng chiến thắng chính bản thân mình”, không nhận thức được điều trên, một lần thất bại của bạn sẽ là “con đường cụt” bị ếm bùa vĩnh viễn.
Các bạn đã từng thất bại, dù ít dù nhiều, dù nhỏ dù lớn? Không sao, nó “chỉ là thành công đang bị trì hoãn”. Các bạn có ước mơ, có khát vọng, nhưng vẫn còn e dè thất bại nên ngập ngừng chân bước? Có hề chi! Hãy nhớ:
Thất bại không phải con đường cụt; nó là con đường vòng mà ta chắc chắn sẽ đi qua.
Xem thêm: NLXH 200 chữ: Hiệu ứng cánh bướm - những cú hích nhỏ trong cuộc sống