Tái nhiễm và tái hoạt COVID-19 khác nhau như thế nào?

Tái nhiễm và tái hoạt COVID-19 là 2 trường hợp hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, F0 cũng cần bình tĩnh theo dõi sức khỏe, điều trị và chăm sóc theo đúng hướng dẫn từ Bộ Y tế.

Đỗ Thu Nga
09:35 10/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tái nhiễm và tái hoạt COVID-19 khác nhau như thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố chia sẻ trên tờ Người lao động rằng: Cần phải hiểu đúng vấn đề tái nhiễm và tái hoạt (tái dương) của virus để không hoảng loạn, lo sợ. 

Theo bác sĩ Tiến, các tài liệu y khoa đã chỉ ra rằng, tái hoạt là người bệnh có kết quả âm tính - dương tính lẫn lộn nhiều lần trong vòng 90 ngày, kể từ lần mắc bệnh đầu tiên. Kết quả dương tính này có thể do xác virus còn lưu lại trong cơ thể, chưa đào thải hết hoặc xét nghiệm cho thấy kết quả sai.

Tái dương tính là tình trạng người từng mắc COVID-19 bị mắc lại sau 90 ngày, kể từ lần lây nhiễm đầu tiên. Một người có thể bị tái nhiễm biến chủng mới hoặc chính biến chủng đã từng mắc.

Tái nhiễm sẽ nguy hiểm hơn tái hoạt. Bởi tái nhiễm giống như một lần mắc mới và cần phải điều trị như một ca bệnh mới.

Tai-nhiem-va-tai-hoat-COVID-19-khac-nhau-nhu-the-nao-7
Tái nhiễm và tái hoạt là hai trường hợp khác nhau

Bác sĩ Tiến thông tin thêm rằng: "Đến nay, các thống kê trên thế giới ghi nhận tỉ lệ tái hoạt khoảng 8% - 11%, còn tái nhiễm chỉ chưa đến 1%. Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố chưa ghi nhận ca tái nhiễm COVID-19 nào nhưng tái hoạt thì có 1 ca sau 2 tuần khỏi bệnh đã dương tính lại với SARS-CoV-2, phải nhập viện điều trị, 2 tuần sau xét nghiệm PCR âm tính nhưng 2 tuần tiếp theo lại tiếp tục dương tính, đến 2 tuần cuối mới âm tính hoàn toàn".

Tuy tỷ lệ này rất ít nhưng bác sĩ Tiến cho rằng, việc tái nhiễm vẫn có thể xảy ra. Vì vậy bệnh viện đã chuẩn bị sẵn quy trình và điều trị các ca nhiễm như một ca bệnh mới. Khi trẻ tái nhiễm, không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ thì ca mẹ được khuyến cáo điều trị tại nhà, bô sung dinh dưỡng cho trẻ.

Với biến chủng omicron, trẻ có thể bị sốt cao từ 1 - 3 ngày. Cha mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt kèm theo làm mát người. Trẻ dưới 6 tuổi, cha mẹ cần theo dõi kỹ hơn để hạ sốt kịp thời, tránh trường hợp trẻ bị co giật. Nếu trẻ ho nhiều, nôn ói, tiêu chảy thì có thể dùng thuốc điều trị triệu chứng.

"Trong trường hợp trẻ có yếu tố nguy cơ trở nặng như: béo phì, bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch, tim bẩm sinh…, cha mẹ cần theo dõi sát hơn. Trẻ có dấu hiệu như thở nhanh, SpO2 dưới 95%, có dấu hiệu co rút lồng ngực, thở rên, phập phồng cánh mũi, tím tái môi và đầu chi, li bì, bỏ bú…, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay", BS Tiến khuyên.

F0 tái nhiễm có triệu chứng nặng hay nhẹ?

Bác sĩ Nguyễn Thế Vũ - Phó Giám đốc điều hành Bệnh viện quận 7 (TP Hồ Chí Minh) cho biết: Tại đây chưa ghi nhận bệnh nhân tái nhiễm COVID-19. Nhưng nhân viên y tế ở bệnh viện đã có 3 người tái nhiễm sau khi mắc bệnh từ đợt dịch thứ 4 ở thành phố. So với lượng nhân viên y tế đã và đang mắc COVID-19 thì tỉ lệ tái nhiễm không nhiều, tất cả đều bị nhẹ.

Mặc dù khi tái nhiễm, bệnh nhân ít có khả năng diễn tiến bệnh nặng nhưng các bác sĩ cho rằng, không nên chủ quan, ngay cả khi đã khỏi bệnh và tiêm đủ 3 mũi vaccine.

Các bác sĩ khuyến cáo, vaccine phòng COVID-19 được tạo ra trong bối cảnh cấp bách, tính sinh miễn dịch của vaccine chưa bền, nồng độ kháng thể sẽ giảm theo thời gian. Trước những biến chủng mới, người dân sẽ dễ nhiễm bệnh hơn trước, tái nhiễm với những biến chủng khác nhau. Vaccine sẽ hạn chế được bệnh diễn tiến nặng chứ không bảo vệ khỏi bệnh 100%.

Tai-nhiem-va-tai-hoat-COVID-19-khac-nhau-nhu-the-nao-5
Vaccine sẽ hạn chế được bệnh diễn tiến nặng chứ không bảo vệ khỏi bệnh 100%

"Mọi người phải hiểu vaccine không phải là lá chắn an toàn tuyệt đối để bảo vệ mình trước COVID-19, ngay khi đã tiêm đủ 3 mũi cũng cần tuân thủ các biện pháp phòng chống COVID-19 đã được Bộ Y tế khuyến cáo, đặc biệt là đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên", bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh, Phó trưởng Bộ môn Nhiễm Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch nhấn mạnh.

Còn theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa Y tế công cộng Trường ĐH Y Dược TP HCM, khi mắc COVID-19, cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch nhưng không phải miễn dịch nào cũng có tính bền vững vì sẽ luôn có sự suy giảm nồng độ kháng thể trong máu. Những biến chủng mới của COVID-19 vào các tế bào cơ thể rất nhanh mà kháng thể chưa kịp đáp ứng nên việc tái nhiễm giữa các biến chủng khác nhau là bình thường.

“Những trường hợp tái nhiễm đủ điều kiện cách ly tại nhà bên cạnh dùng thuốc cần thường xuyên tập thở, uống đủ nước, ăn uống bảo đảm dinh dưỡng và tăng cường tập thể dục để nâng cao sức khỏe” - PGS Đỗ Văn Dũng lưu ý.

(Theo Nguyễn Tuân/Người lao động)

Xem thêm: F0 mắc omicron có gây triệu chứng COVID kéo dài không?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận