Sinh lão bệnh tử là gì và sinh lão bệnh tử theo giáo lý nhà Phật?

Sinh lão bệnh tử là quy luật tất yếu của đời người. Trong giáo lý nhà phật, sinh lão bệnh tử lại chính là những sự khổ đau mà 1 con người phải trải q

Đỗ Thu Nga
07:22 13/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sinh lão bệnh tử là gì?

Sinh lão bệnh tử là chuyện ngàn đời của chúng sinh, vạn vật. Chúng ta phải sinh ra, lớn lên, rồi già đi, ngã bệnh và từ biệt thế gian này. Cuộc đời luôn có hồi kết và tử chính là hồi kết của một con người.

- Sinh là sự bắt nguồn sự sống. Nó được xem là khởi phát cho sự sống mới, mang ý nghĩa dồi dào năng lượng, sinh lực cho mọi sự vật trên đời.

- Lão là mang ý nghĩa là tuổi già. Đây là thời kỳ héo úa, năng lượng bắt đầu suy kiệt dần.

- Bệnh mang ý nghĩa là những tổn thương sức khỏe của con người. Đây là một điều không may mắn.

 - Tử chính là thời điểm chấm dứt một vòng đời. Nó mang ý nghĩa tang thương.

sinh-lao-benh-tu-la-gi-6
Sinh lão bệnh tử là quy luật tất yếu của đời người

Theo tứ diệu đế (Tứ thánh đế) - 4 chân lý cao cả, là nguồn gốc của Phật giáo. Tứ diệu đế là nội dung của kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích Ca Mâu Ni và cũng là nội dung chính của bài kinh đầu tiên, Kinh chuyển Pháp Luân. 

Trong đó, các đế được nhắc đến là:

- Khổ đế (chân lý về sự Khổ): Chân lý thứ nhất này cho rằng, mọi sự tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn. Sinh lão bệnh tử xa lìa điều mình thích, không đạt được sở nguyện, gặp gỡ người hoặc sự vật mình không thích đều là khổ. Sâu xa hơn, bản chất của năm nhóm thân tâm. Ngũ uẩn, là các điều kiện tạo nên cái ta, đều là khổ.

- Tập đế (chân lý về sự phát sinh khổ): Nguyên nhân của sự khổ là sự tham ái, tìm sự thỏa mãn dục vọng, thỏa mãn được trở thành, thỏa mãn được hoại diệt. Các loại ham muốn này là gốc của Luân hồi.

- Diệt đế (chân lý về diệt khổ): Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt. 

- Đạo đế (chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ): Phương pháp diệt khổ là con đường Bát chính đạo.

Theo phong thủy, người ta thường chú trọng 2 chữ sinh và lão với hy vọng cầu mong lúc nào cũng được khỏe mạnh, tuổi thọ cao. Còn chữ bệnh và tử với ý nghĩa chết chóc nên cần tránh. Phong thủy dựa trên các yếu tố trên để đưa ra quy luật phồn thịnh nhất.

Sinh lão bệnh tử theo giáo lý nhà Phật

Theo giáo lý nhà Phật, sinh lão bệnh tử là sự khổ đau. Nếu như ai đó không yểu mệnh thì đương nhiên người đó phải trải qua tuổi già và cái chết. 

Trong Đạo Phật, sau cái chết sẽ luôn là cõi luân hồi, tái sinh. Luân hồi là sự sống chết nối tiếp nơi một con người. Dòng nhân quả diễn tiến một cách liên tục mà không bị hạn chế trong cuộc sống hiện tại. Do đó, lòng tham sống và còn làm điều ác thì lúc đó chúng ta sau khi chết vẫn còn sinh trở lại và nhận lấy quả báo.

Đức Phật giảng giảm sau khi thân xác ngừng hoạt động, dòng sống vẫn tiếp diễn, mặc dù hình thái của sự sống ở giai đoạn này không phải là hình thái của sự sống ở giai đoạn trước. Sự sống này luôn chuyển biến chứ không là một linh hồn bất tử đi từ đời này sang đời khác.

Theo Đạo Phật, sự tái sinh không có nghĩa là sự nhập xác hay sự nhất tính sinh trở lại thế giới loài người này với linh hồn xưa cũ. Do nghiệp lực ác hay lành mà sau khi thân xác chết đi, một hình thái khác cao hơn loài người như các loài trời hoặc thấp hơn loài người như cầm thú, ma quỷ và các loài cự khổ sẽ hiện thành.

Giáo lý luân hồi được xem là câu trả lời duy nhất cho câu hỏi "sau khi chết còn hay mất" chứ không phải câu trả lời "sau khi chết sẽ sinh vào thiên đàng hay địa ngục và sống ở đó đời đời kiếp kiếp" hay câu trả lời "chết sẽ không còn gì nữa".

sinh-lao-benh-tu-la-gi-5
Con người sau khi chết đi sẽ tái sinh vào 1 trong 6 cõi luân hồi

6 cõi luân hồi trong Phật bao gồm: cõi trời, cõi thần, cõi người, cõi súc sinh, cõi ngọa quỷ, cõi địa ngục. Đặc điểm của 6 cõi này là vô thường, khi chúng ta chết đi sẽ tái sinh vào 1 trong 6 cõi này.

Tùy theo nghiệp của mỗi người đã làm được nhiều việc tốt hoặc cố tình làm nhiều việc xấu sẽ được tái sinh vào các cõi trên là các cõi trời, cõi thần, cõi người dành cho ai có nhiều việc làm tốt. Cũng có thể ai đó sẽ tái sinh vào các cõi dưới là cõi súc sinh, cõi ngọa quỷ, cõi địa ngục dành cho chúng ai có nhiều việc làm xấu. Còn những chúng sinh đã chứng quả A-la-hán thì sẽ không phải luân hồi sau khi chết nữa.

Vào năm 2012, dư luận Việt Nam xôn xao câu chuyện về việc người tái sinh. Người sau khi ra đời đã nhớ về kiếp trước của mình. Những điều tưởng chừng như vô lý này lại được kể một cách chính xác và giới khoa học hiện đại cũng phải thừa nhận.

Cụ thể, cháu Nguyễn Phú Quyết Tiến ở Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, Hoà Bình đã nhớ được tiền kiếp của mình. Theo đó, cháu tên là Bình sinh ngày 6/10/2002 con của anh Hoan, chị Dự nhưng cháu cứ nằng nặc nhận mình là cháu Quyết Tiến (con chị Thuận anh Tân) - đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều "bằng chứng" chứng tỏ mình là cháu bé đã chết, cháu Bình đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.

Nói về vấn đề này, tiến sĩ Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ - Tin học ứng dụng (UIA) khẳng định, chuyện đầu thai ở Hòa Bình từng xảy ra ở nhiều nơi khác không phải là cá biệt. Bản thân ông trong hơn 20 năm qua đã cùng nhiều giáo sư đầu ngành nghiên cứu và ghi nhận các trường hợp tương tự.

Ở nhiều nước trên thế giới, “tái sinh” còn mang cả hình ảnh của quá khứ và những câu chuyện tương tự như bé Tiến. Chính vì thế, theo ông, hiện tượng “tái sinh” cần được nhìn nhận và nghiên cứu trước khi khẳng định hoặc phủ định.  Ông Khanh khẳng định, không thể coi “đầu thai” là hiện tượng mê tín dị đoan mà chỉ nên coi nó là hiện tượng khó lý giải mà khoa học chưa thể với tới được.

Đức Phật giảng về cái chết và quy luật sinh lão bệnh tử trên đời như thế nào?

Thuở Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, tại thành Xá Vệ có một thiếu nữ nghèo khổ tên là Kisa Gotami. Lớn lên, cô kết hôn và có một bé trai đầu lòng. Nhưng bất hạnh thay, chẳng được bao lâu, con trai của cô qua đời vì cơn bạo bệnh.

Kisa Gotami chưa bao giờ thấy cái chết, vì thế nên khi người ta mang đứa bé đi thiêu, cô cực lực ngăn cản rồi bế con trên hông đi từ nhà này đến nhà khác tìm thuốc cứu con. Nhìn cảnh ấy, không ai khỏi buồn thương rơi lệ. Một bậc trí giả thấu hiểu hoàn cảnh của Kisa Gotami nên chỉ dẫn cô đến gặp Đức Phật. Cô đảnh lễ Đức Thế Tôn, đứng một bên và thưa hỏi:

– Bạch Thế Tôn, có thật như người ta đã nói, Ngài biết thuốc chữa cho con của con không?

Đức Phật từ bi đáp:

– Phải, ta biết.

– Con phải kiếm những gì?

– Một nhúm hạt cải trắng.

– Con sẽ đi tìm, nhưng biết nhà ai có?

– Nhà nào không có con trai, con gái hay bất cứ ai chết.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

sinh-lao-benh-tu-la-gi-0
Kisa Gotami xin Đức Phật hãy cứu con mình

Kisa Gotami bế con vào làng, đến từng nhà hỏi xin hạt cải. Họ đều có hạt cải để đưa cho cô; nhưng đến khi Kisa Gotami hỏi thăm, thì mới biết rằng nhà nào cũng có người chết, người chết nhiều hơn người sống, thế là cô đành trả lại hạt cải. Cứ như vậy, cô bế con thất thểu đi đến chiều cũng không nhà nào có hạt cải đúng theo ý Đức Phật.

Bất chợt, Kisa Gotami hiểu ra: Không phải chỉ mình cô mất con, mà trên đời này ai cũng từng mất đi người thân yêu của mình. Như có một dòng nước trong lành vừa gột rửa sạch vết thương lòng của cô; tâm cô chợt thông suốt, sáng sủa và mạnh mẽ hẳn lên. Cô lặng lẽ mang xác đứa bé vào rừng, chôn xuống đất rồi đi gặp Đức Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và đứng sang một bên.

Đức Phật hỏi:

– Con có xin được hạt cải không?

Kisa Gotami đáp:

– Thưa không, bạch Thế Tôn! Làng nào người chết cũng nhiều hơn người sống.

Đức Phật từ bi khai thị:

– Thật hão huyền nếu con nghĩ rằng chỉ mình con mất con. Ai cũng phải tuân theo định luật bất biến, đó là: “Thần chết, như một dòng nước lũ, quét sạch mọi chúng sinh ra biển hoại diệt, trong khi lòng tham đắm của họ chưa thỏa”.

Và Ngài đọc Pháp cú:“Người tâm ý đắm say,

Con cái và súc vật,

Tử thần bắt người ấy,

Như lụt trôi làng ngủ”.

Cuối bài kệ, Kisa Gotami chứng quả Dự lưu. Nhiều người khác cũng chứng quả Dự lưu, Nhị và Tam quả. Cô xin gia nhập Tăng đoàn, được Đức Phật chấp thuận và giao cho Ni chúng.

Một hôm thắp đèn trong giảng đường, ni cô Kisa Gotami chăm chú nhìn ngọn lửa. Vài ngọn lóe sáng, vài ngọn chập chờn tắt. Cô lấy đó làm đề mục thiền quán: Chúng sinh trên thế gian cũng như ngọn đèn, chợt sáng chợt tắt, chỉ khi đạt Niết-bàn mới chấm dứt.

Đức Phật ngồi trong hương thất phóng quang ảnh đến trước mặt cô và dạy rằng:

– Chúng sinh như ngọn lửa, chợt sáng chợt tắt. Người nào đến Niết-bàn mới chấm dứt. Do đó, dù chỉ sống trong khoảnh khắc mà chứng Niết-bàn, còn hơn sống trăm năm không thấy biết Niết-bàn.

Và Đức Phật đọc Pháp cú:

“Ai sống một trăm năm,

Không thấy câu bất tử,

Tốt hơn sống một ngày,

Thấy được câu bất tử”.

Cuối bài kệ, Kisa Gotami chứng quả A-la-hán cùng các thần thông.

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận