Phật dạy: Đừng để cuộc đời giống một vòng luẩn quẩn

Đời người giống như một vòng luẩn quẩn, trói buộc chân ta trong mớ bòng bong rối rắm. Việc đầu tiên cần làm là thoát khỏi nó...

Đỗ Thu Nga
13:00 06/09/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo giáo lý nhà Phật, học Phật pháp thực chất là một cách để tu tâm, hay nói một cách thẳng thắn hơn, đó là để loại bỏ tam độc “tham, sân, si, và si” trong lòng.

Cũng như kinh Phật có câu: "Cần tu giới định tuệ, khứ trừ tham sân si".

Nghĩa là chỉ cần chăm chỉ tu tập Giới Định Tuệ tức ba phương diện tu tập dựa trên Bát Chánh Đạo (tám phương tiện giúp một người vững bước trên con đường hoàn thiện nhân cách, hướng tới giác ngộ giải thoát), thì nhất định có thể diệt trừ tam độc tham sân si trong lòng.

Nếu bạn có thể làm theo 2 câu gồm 10 chữ ngắn ngủi đó, cuộc đời bạn sẽ đạt được thành tựu vô cùng to lớn trên con đường tu Phật.

Nhưng nói thì dễ, làm thì rất khó. Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy rằng tam độc “tham, sân, si” là những nguyên nhân gây ra bất hạnh và phiền não, ưu tư cho con người.

Cuộc đời này, những thứ mà mỗi người chúng ta theo đuổi hiện nay không ngoài tiền tài, danh vọng và quyền lực… Có thể nhiều người nghĩ rằng, có những điều này chúng ta sẽ trở nên hạnh phúc, nhưng khi có được chúng, chúng ta lại muốn nhiều hơn, luôn phải tìm mọi cách để duy trì những điều đó và tìm đến những điều mới mẻ hơn. Đấy chính là điều làm cho chúng ta đau khổ.

Tam độc là ba thứ ác độc ở trong chính thâm tâm của chúng ta. Nếu không thể kiểm soát được nó thì nó sẽ mang đau khổ đến và phá hoại hạnh phúc của chính bạn.

Thậm chí, nó còn khiến con người ta ngày càng tạo nhiều ác nghiệp để thỏa mãn tham vọng và lòng tham vô tận của mình, khi đó lòng người ngày càng mất đi sự thanh tịnh, trở nên ô uế, càng ngày càng rời ra chư Phật, Bồ tát.

phat-day-dung-de-cuoc-doi-giong-mot-vong-luan-quan

Ví dụ, nói về lòng tham, chỉ cần đáp ứng nhu cầu sinh tồn cơ bản của con người là đủ, nhưng với sự phát triển của công nghệ và văn minh, con người ngày càng theo đuổi nhiều thứ cao sang hơn như xe sang, biệt thự, túi hàng hiệu, hàng giới hạn... gần như vô tận, không bao giờ biết đủ.

Nhưng những điều này có thể làm cho chất lượng cuộc sống của con người ta tốt hơn không? Thực ra, đến một thời điểm tâm bình khí hòa suy nghĩ, người ta mới nhận ra rằng những thứ bản thân theo đuổi đều là phù phiếm và chạy theo xu hướng, chỉ sợ người khác coi thường mình, còn niềm hạnh phúc chân thực lại chẳng thấy đâu.

Một ví dụ khác là nói về lòng sân hận, là thứ mạnh nhất trong tam độc, làm tổn thương chính mình trước rồi làm tổn thương cả người khác.

Lòng sân hận khiến con người ta luôn đầy cảm xúc nóng giận, ghen tức, hung hăng, với những ý nghĩ xấu xa để rồi kết cục là rơi vào địa ngục cay đắng nhất. Lòng có thiện niệm nhưng không thể kiểm soát được tính khí sân hận của mình thì chỉ có thể trở thành ác quỷ Tu La, không thể hưởng phúc khí của cuộc đời.

Đó là lý do trong kinh Phật dạy: "Nhất niệm sân tâm khởi, bát vạn chướng môn khai".

Một khi tâm niệm tức sân hận, tức giận khởi lên mà ta không thể tự kiềm chế, không tự khắc phục thì trăm ngàn chuyện khó khăn, đau khổ, chương ngại sẽ tiếp nối ngay theo sau đó.

So với lòng "tham" và "sân", loại độc thứ 3 trong tam độc là "si" có vẻ như gây ra tác động ít nghiêm trọng hơn nhưng cũng không nên coi thường. Tuy hậu quả không nhanh bằng hai loại độc trên, nhưng chẳng khác nào luộc ếch trong nước ấm, từng bước kéo con người xuống vực sâu.

Lời Phật dạy, cuộc đời vốn là một vòng luẩn quẩn nhưng chớ nên để mớ bòng bong đó mãi trói buộc chân ta. Con người sống trên cõi đời thực cũng như cõi mộng. Mọi thứ người ta tranh giành nhau, quyền thế, địa vị hay tiền tài… cuối cùng đều hóa hư vô.

Con người luôn lo toan và tất bật với miếng cơm manh áo để sinh tồn thì việc tìm được sự thanh thản trong tâm hồn không phải điều dễ dàng.

Bởi vậy, tại sao có rất nhiều người giàu sang, đạt được những gì mình mong muốn nhưng vẫn không cảm nhận được hạnh phúc. Bởi họ luôn gặp phải căng thẳng, đấu tranh để giữ vững những gì mà mình đang có. Bởi họ đang tự để bản thân rơi vào vòng luẩn quẩn của cuộc đời.

Thế nhưng, cuộc sống con người chỉ tồn tại trong một hơi thở, vậy tại sao cứ để tâm mình mãi luẩn quẩn trong “u mê” và “phiền não”.

Con người học được cách buông xả, buông đi những lợi danh, buông đi những hận thù chấp nhặt. Đồng thời xả đi những mưu cầu tính toán cho bản thân, xả đi những “tham – sân – si” trong cuộc sống thường nhật thì sẽ tự tìm thấy cho mình niềm an vui và thanh thản trong tâm hồn.

Bởi khi biết buông xả thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của tham, sân, si, của mạn nghi ác kiến để rồi nhìn thấy niềm vui xung quanh ta.

Xem thêm: Ý nghĩa của đời người - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận