NLXH 200 chữ: Theo đuổi ước mơ
“Người nghèo nhất trong tất cả mọi người không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”.
Không rõ chính xác ai đã từng nói “Người nghèo nhất trong tất cả mọi người không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”. Đây là một câu nói khá đúng bởi ước mơ là một trong những điều quan trọng với mỗi con người, là kim chỉ nam cho một người phát triển.
Ước mơ dù nhỏ hay to, dù trong một giai đoạn ngắn hay dài thì đều là những dự định khát khao trong thời điểm hiện tại của mỗi người. Nó chính là động lực để thúc đẩy mỗi người phát triển, là phương hướng để tiến tới thành công. Mỗi con người khác nhau sẽ có một hay nhiều ước mơ khác nhau, ước mơ là thứ không phân sang hèn. Không có ước mơ nào là quý giá hơn ước mơ nào dù nó có nhỏ bé hay vĩ đại đi nữa. Mỗi ước mơ đều đáng được trân trọng. Cũng không ngoa khi nói rằng ước mơ là ngọn đuốc để soi sáng cuộc đời mỗi con người. Con người thành công hay thất bại cũng góp một phần không nhỏ bởi ước mơ. Dù nó là thứ vô thực, có phần viển vông nhưng chỉ cần chúng ta kiên trì tôi luyện bản thân mỗi ngày thì kết quả sáng lạn luôn ở cuối con đường. Không có ước mơ như là cuộc sống không mục tiêu, không phương hướng khiến cho tuổi xuân phí hoài, bị xã hội bỏ lại phía sau khi không có động lực cố gắng.
Dẫu biết con đường dẫn đến thành công luôn đầy khó khăn thử thách nhưng chỉ cần chúng ta nỗ lực mỗi ngày và có một kế hoạch đúng đắn thì không có gì là không thể. Từ những ước mơ của những đứa trẻ nhỏ như làm siêu nhân đến những bạn học sinh ước mơ đỗ được vào một trường học tốt đều luôn có những kế hoạch cho mình. Bởi bất kỳ ước mơ nào cũng sẽ có những tiêu chuẩn của riêng nó để con người tiến tới.
Mỗi con người chỉ sống một lần trong đời, chính vì vậy hãy cố gắng hết sức để được một lần chạm đến ước mơ. Đừng để cuộc đời trở nên phí hoài khi chúng ta không tiến lên phía trước.
Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)
- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).
- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)
2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)
- Giải thích các khái niệm liên quan.
- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.
+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.
+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.
- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.
3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)
+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.
Xem thêm: NLXH 200 chữ: “Chinh phục một ngọn núi vẫn tốt hơn chinh phục hàng ngàn quả đồi thấp”
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận