NLXH 200 chữ: Dám hay không dám
"Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước thì khác nào chân đã gãy".
Tôi đã từng nghe ở đâu đó câu nói: “Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân,nhưng sợ gãy chân mà không dám bước thì khác nào chân đã gãy”. Đúng vậy, khi bước chân vào cuộc đời, điều quan trọng đầu tiên mà mỗi chúng ta cần phải xác định rõ đó là dám hành động và dám chấp nhận thất bại. Ở đây chúng ta có thể hiểu “bước đi” là hành động làm một điều gì đó, còn “gãy chân” là những thất bại mà ta có thể gặp phải trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình. Như vậy, nếu như chúng ta không dám làm, không dũng cảm bước đi trên đôi chân của mình vì sợ thất bại thì một lẽ đương nhiên chúng ta đang tự đặt mình thành một kẻ thất bại. Biểu hiện của những người không dám hành động và sợ đương đầu thử thách là việc dám lên kế hoạch rồi để đó và trì hoãn, luôn kể về những điều mình muốn làm nhưng chẳng bao giờ thực hiện. Hoặc thậm chí, có nhiều người còn không có một mục tiêu cụ thể nào, phó mặc đời mình cho cuộc sống mặc sức đưa đẩy, họ luôn ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm; không dám dũng cảm thực hiện những điều lớn lao, họ luôn tránh đi những đoạn đường ít người đi và luôn có trong mình những suy nghĩ tiêu cực.
Một minh chứng rõ nét nhất cho hành động đó là câu chuyện về người bạn của Bill Gates. Cùng mong muốn phát triển phần mềm máy tính một cách rộng rãi như Bill Gate nhưng người bạn này lại lo sợ, tính toán về những thiệt hại rủi ro mà mình có thể gặp phải mà không dám theo đuổi ước mơ. Và kết quả là Bill Gates đã thành công và trở thành ông chủ của biết bao nhân viên, trong đó có cả người bạn năm xưa. Như vậy, tất cả mọi công việc nếu không dám hành động, luôn e sợ khó khăn sẽ khiến cuộc sống chúng ta trở nên trì chệ, nhàm chán; cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa, sẽ bao trùm bởi một màu đen thất bại. Hãy luôn suy nghĩ
tích cực về khó khăn, coi thử thách là cách để học hỏi, để tôi luyện và làm đầy kinh nghiệm cho bản thân. Đừng sợ sai, đừng tự giới hạn bản thân vào một cuộc sống nhỏ bé, tầm thường, hãy vươn rộng mình ra, đón nhận lấy những điều tuyệt vời trong cuộc sống này để khi nhắm mắt buông tay, nhìn lại không còn gì hối tiếc.
Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)
- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).
- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)
2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)
- Giải thích các khái niệm liên quan.
- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.
+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.
+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.
- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.
3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)
+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.
Xem thêm: 15 kết đoạn NLXH 200 chữ đặc sắc nhất
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận