Những nguyên tắc đi lễ chùa mùng 1 nhất định phải thuộc lòng

Chùa là chốn linh thiêng, vì thế, khi đi lễ chùa vào dịp đầu tháng hay bất kỳ ngày lễ nào trong năm, người dân và Phật tử cần phải nắm chắc những nguyên tắc dưới đây.

Đỗ Thu Nga
09:10 06/10/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khi hiện diện ở nơi cửa Phật, chúng ta phải nằm lòng những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc bước ra, bước vào và cách cúng vái trong nhà chùa

Khi thí chủ bước vào cổng chùa (tức cổng Tam quan), cần phải chú ý ra vào đúng chuẩn như sau: Cửa bên phải là cửa đi vào và cửa bên trái là cửa đi ra, còn cửa  Trung gian ở giữa chỉ dành cho Thiên tử, bậc khoa bảng, các bậc cao tăng ra vào chùa (Chú ý phải bước qua chứ không được dẫm lên bậc cửa).

Khi vào chùa việc đầu tiên cần làm là khấn vái các ban chính, đặc biệt là người luôn phải đứng lệch sang một bên chứ không được đứng thẳng trực diện với ban thờ. Cách vái Phật khi đi chùa là: Hai tay chắp trước trực hình búp sen rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu, khom lưng rồi ngẩng lên và đưa hai bài tay lên, vái 3 vái theo nhịp lên xuống.

nhung-nguyen-tac-di-le-chua-nhat-dinh-phai-thuoc-long-0

Nguyên tắc thứ tự làm lễ tại các ban thờ

- Đối với chùa: Lễ ban Đức Ông đầu tiên bởi Đức Ông chính là vị thần cai quản toàn bộ ngôi chùa, sau đó vào lễ ban Tam Bảo rồi sang ban Mẫu và cuối cùng lễ tại nhà Tổ.

- Đối với đền - đình - phủ: Lễ các Ngài ở 2 bên cổng và cửa trước, sau khi vào trong lễ tại ban Công Đồng tồi đến ban thờ riêng của các Ngài.

Các bước hành lễ ở chùa:

- Bước 1: Đầu tiên hãy đặt lễ vật rồi thắp hương để làm lễ tại ban thờ Đức Ông.

- Bước 2: Khi đã đặt lễ ở ban thờ Đức Ông xong thì hãy đặt lễ lên hương án của chính điện rồi thắp đèn hương nhang. Khi đã thỉnh 3 hồi chuông thì bắt đầu làm lễ chư Phật và Quan Thế Âm Bồ Tát.

- Bước 3: Khi đã đặt lễ chính điện xong thì bạn hãy đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương đều có 3 lễ hoặc 5 lễ, tại chùa có điện thờ Mẫu và Tứ Phủ thì đến đó để đặt lễ rồi dâng hương cầu theo ý nguyện.

- Bước 4: Lễ ở nhà thờ Tổ tức nhà thời Hậu.

- Bước 5: Cuối buổi lễ, khi đã lễ tạ để hạ lễ thì hãy đến phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư tăng trụ trì trong chùa.

nhung-nguyen-tac-di-le-chua-nhat-dinh-phai-thuoc-long-8

Nguyên tắc xưng hô

Khi đi vào chốn cửa Phật, người dân cần phải xưng hô với các vị tăng nhân, người làm công quả... trong chùa theo nguyên tắc: 

- Đối với nhà sư thì hãy xưng hô là bạch thầy hoặc A di đà Phật và xưng mình là con, xưng hô như vậy để tưởng nhớ đến thầy Thích Ca Mâu Ni.

- Khi thưa gửi với nhà sư cần phải chắp tay hình búp sen.

Nguyên tắc về trang phục

Chùa vốn là nơi tâm linh thanh tịnh, linh thiêng nên khi đi lễ chùa vào mùng 1 cần phải ăn mặc đúng thuần phong mỹ tục. Thí chủ nên chọn trang phục trang phục đảm bảo một số nguyên tắc sau:

- Chọn quần áo màu nhã nhặn

- Mặc áo có cổ

- Không mặc đồ xuyên thấu

- Phối đồ không phù hợp

- Không mặc quần lừng, váy đi chùa

- Không mặc quần tất lưới

nhung-nguyen-tac-di-le-chua-nhat-dinh-phai-thuoc-long-6

Nguyên tắc bày lễ ở các ban

Ban Tam Bảo: Bày đầy đủ gồm 5 món: hương – đăng (nến) – hoa – quả - nước, nếu thiếu cũng không sao bởi cúng dường chư Phật chủ yếu bằng tấm lòng thành kính. Tuyệt đối không được để tiền vàng, tiền thật, tiền hàng mã và đồ lễ mặn.

Các ban thờ khác trong chùa như ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong,…chỉ cần thắp hương 3 nén rồi thực hiện lời cầu khấn khi đi lễ chùa. Tùy thuộc vào thí chủ muốn cầu nguyện gì để chuẩn bị lễ tại các ban cho phù hợp. Đối với các ban thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu có thể bày sắm lễ tam sinh (thịt gà, giò, chả...) và tiền vàng mã, tiền âm phủ.

Nguyên tắc sắm lễ khi vào chùa

Khi đi chùa vào các ngày trong năm thì chỉ cần dâng hương và sắm lễ cúng Phật là lễ chay gồm: Hương, quả tươi chín không dập thối, hoa tươi, bánh chưng, kẹo, chè,....Không được sắm lễ mặn như cỗ tam sinh bao gồm thịt lợn, trâu, gà, bò, giò,...

Lễ mặn (gà, giò, rượu, trầu cau, bánh chưng, hương,...) chỉ có thể được chấp nhận khi trong chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và Đức Ông chính là vị thần cai quản toàn bộ ngôi chùa, hãy nhớ rằng chỉ được dâng đồ lễ tại ban thờ, điện thờ đó mà thôi chứ tuyệt đối không được dâng tại ban thờ Phật.

Đặc biệt, cấm kỵ việc dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện bởi đây là chính điện nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

nhung-nguyen-tac-di-le-chua-nhat-dinh-phai-thuoc-long-3

Không nên mua tiền vàng mã dâng cúng lễ Phật, Chư Bồ tát và Thánh Hiền tại chùa chiền bởi điều này sẽ không tốt. Nếu có sắm lễ này thì chỉ được đặt ở ban thờ các vị Thánh, Mẫu và Đức Ông. Ngoài ra, tiền thật không được phép đặt lên hương án của chính điện mà hãy cho vào hòm công đức đặt tại chùa.

Hoa đi lễ nên mua hoa huệ, hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn,...chứ không được dùng các loại hoa dại hay hoa nước ngoài.

Nguyên tắc khấn ở các điện

- Đầu tiên, nhẩm văn khấn ở Đức Ông - Đức Chúa Ông (Tôn giả Tu-đạt).

- Tiếp đó đến văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả)

- Thứ ba là văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo).

- Thứ tư là văn khấn Bồ-tát Quán Thế Âm.

Xem thêm: Mùng 1 âm nên đi lễ vào buổi sáng hay buổi chiều?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận