Những điều kiêng kỵ nên tránh trong đêm Giao thừa để năm Tân Sửu 2021 may mắn, phúc lộc đầy nhà
Giao thừa là thời khắc linh thiêng chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Để năm mới được may mắn, gia chủ và các thành viên nên kiêng cữ một số điều như hái lộc, quan hệ tình dục, cãi nhau...
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Những điều nên kiêng kỵ trong đêm Giao thừa năm Tân Sửu 2021
Năm 2021 theo Âm lịch là năm Tân Sửu (năm con trâu). Đây là con giáp thứ 2 trong 12 con giáp. Theo lịch Vạn niên, năm Âm lịch 2021 bắt đầu từ ngày 12/2/2021 và kết thúc vào ngày 31/12/2021. Năm 2021 thuộc thiên can Tân, tương sinh Bính, tương hình Ất, Đinh, địa chi Sửu, Tam hợp Tỵ - Dậu - Sửu, tứ hành sung Thìn - Tuất - Sửu - Mùi.
Như vậy, năm Âm lịch 2021 là ngày 1/1 năm Tân Sửu (tức 12/2/2021). Giao thừa đón năm 2021 sẽ bắt đầu từ thời khắc 0 giờ 0 phút 0 giây. Đây là thời điểm chuyển giao năm cũ sang năm mới, đánh dấu kết thúc của năm Âm lịch 2020.
Đêm Giao thừa còn có cách gọi khác là đêm Trừ Tịch từ 23h ngày 30 đến 1h ngày mùng 1 Tết Âm lịch. Thời điểm này các gia đình Việt sẽ làm lễ thắp hương cúng gia tiên để tiễn năm cũ đón năm mới, cầu chúc sức khỏe, may mắn tài lộc, an khang thịnh vượng cho các thành viên trong gia đình.
Đêm giao thừa năm 2021 sẽ diễn ra vào thứ Sáu ngày 11/12/2021 Dương lịch. Theo Âm lịch, hôm đó là ngày 30/12/2020 (tức ngày Canh Dần, tháng Kỷ Sửu, năm Canh Tý, Hành Mộc - Sao Giác - Trực Kiến - Ngày Kim Quỹ Hoàng Đạo).
Với người Việt, đêm Giao thừa có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là với những người con xa xứ. Đây là thời điểm rũ bỏ mọi xui xẻo, ám vận của năm cũ để đón những điều mới mẻ, may mắn trong năm mới.
Đêm giao thừa còn là khoảnh khắc các thành viên trong gia đình xum vầy, tổng kết lại một năm xem đã làm được gì, những điều còn chưa làm được và cùng đặt ra mục tiêu cho năm mới.
Theo quan niệm của người Việt, vạn vật trong đời luôn vận hành theo quy luật Nhân - Quả. Song nếu chúng ta biết sống lương thiện, gieo duyên tích đức thì sẽ giảm thiểu được những chướng ngại, tai ương. Đặc biệt, trong thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, gia chủ cùng các thành viên trong gia đình cũng cần tránh những điều đen đủi để đón một năm mới dồi dào tài lộc, may mắn. Trong đêm Giao thừa cần kiêng cữ những điều sau:
Hái lộc đầu năm
Trước kia có quan niệm, hái lộc đầu năm nên chọn những cành cây non, tượng trưng cho sự đâm trồi nảy nở, phát tài, phát lộc. Song vào thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, phần lớn các gia đình đều cúng tất niên có mâm cỗ.
Thời điểm từ 1h sáng đến 3h sáng là lúc có âm khí mạnh nhất. Lúc này các vong sẽ rất rõ hình thù, chúng vất vưởng ngoài đường chợ, hương tàn khói lạnh, không ai cúng lễ nên thích trú ngụ ở tán cây rậm rạp.
Theo quan niệm dân gian, các vong hồn vất vưởng thường trú ở dưới các gốc cây có nhiều lá dày đặc, không nhìn thấy trời. Ban ngày ánh sáng mặt trời ít hoặc không chạm tới gốc. Vào xế chiều thì âm u, về đêm thì tĩnh mịch. Nếu hái lộc ở những nơi này rất dễ rước vong về nhà. Chính vì thế không nên hái lộc vào đêm giao thừa.
Trên thực tế, việc hái các cành lộc non của cây vào mùa xuân có thể ảnh hưởng đến việc phát triển, sinh sôi nảy nở của chúng. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường.
Kiêng quan hệ tình dục vào đêm Giao thừa
Có rất nhiều bạn trẻ đặt câu hỏi: "Đêm giao thừa có được quan hệ không?". Bởi theo một số lời truyền miệng, quan hệ trong ngày đầu tháng, đầu năm âm lịch thường dễ dẫn đến xui xẻo hoặc bị xếp vào dạng "dơ bẩn". Lúc đấy dễ bị "giục hỏa thiêu chung". Ngoài ra, quan hệ tình dục xong rồi đến đền, chùa vào đêm Giao thừa là sự bất kính.
Lý giải về vấn đề này, trong quyển Tố Nữ Kinh (cuốn sách của Trung Quốc) ra đời cách đây 2000 năm có khuyên răn các cặp vợ chồng: Kiêng quan hệ vợ chồng trong ngày đầu năm mới, Mùng 1 và các ngày rằm hàng tháng. Những thời điểm kể trên là lúc tổ tiên được con cháu mời về nhà đoàn tụ. Nếu làm chuyện đó sẽ khiến không gian bị xu uế, ảnh hưởng đến các vong hồn đã khuất, không coi trọng bề trên.
Không nên mặc quần áo màu đen hoặc trắng
Theo quan niệm của người Việt xưa, màu đen - trăng tượng trưng cho sự tang tóc. Vậy nên, trong thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới tránh mặc đồ màu đen hoặc trắng. Thay vào đó nên mặc các trang phục rực rõ hơn có màu đỏ, vàng...
Không nói lời xúi quẩy
Để có một năm mới thuận buồn xuôi gió với nhiều may mắn, người Việt xưa khuyên con cháu trong đên Giao thừa cần nói lời hay tiếng đẹp. Người xưa rất kỵ các từ ngữ thể hiện sự thiếu hụt như "hết", "thiếu" hay những từ phủ nhận như "không cần", "không có".
Tuyệt đối không cãi nhau
Đêm Giao thừa là thời khắc gia đình đoàn viên mang không khí vui vẻ. Theo quan niệm, đêm Giao thừa phải vui vẻ, ấm cúng thì năm mới mới hạnh phúc, thuận lợi, nhiều may mắn.
Ngoài ra, các thành viên trong gia đình nên ăn nói lịch sự, không văng tục, chửi bậy. Vào thời điểm gia chủ cũng lễ Giao thừa, các thành viên không được văng tục, chửi bật để tránh xúc phạm đến thần linh, những người bề trên.
Nên kiêng soi gương
Trong đêm Giao thừa không nên làm vỡ gương, như vậy sẽ mang đến nhiều xui xẻo trong năm mới, theo quan niệm dân gian. Ngoài ra, cũng nên tránh soi gương. Bởi theo quan niệm, gương là cửa sổ kết nối thế giới âm - dương. Nếu soi gương có thể gặp "ác ma", mang đến xủi xẻo, tai họa cho bản thân và gia đình.
Ngoài ra, người xưa còn khuyên trong đêm Giao thừa nên kiêng: Vay tiền; quét nhà, đổ rác; nhà có tang không nên đi xông đất; động dao kéo...
Dân gian vẫn luôn có câu “Có kiêng có lành”, hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn tránh được những điều cấm kỵ trong đêm Giao thừa để đón chào một năm mới “Bình An – Tấn Tài – Tấn Lộc”.
Cách cúng đêm Giao thừa
Lễ cúng Giao thừa là phong tục truyền thống của người Việt. Trên bàn thờ sẽ bày mâm ngũ quả, con gà, chai rượu, bánh chưng, nến, hoa, trầu cau, bánh kẹo... và những đặc sản của từng vùng miền thể hiện tâm thành kính nhất với ông bà tổ tiên.
Lễ cũng Giao thừa được thực hiện vào giờ chính Tý (tức 0h ngày mùng 1 Tết). Gia chủ làm lễ khấn, xám hối với trời đất tổ tiên, mời các cụ quá cố về nhà cùng ăn tết. Đồng thời cầu mong sự may mắn, an lành và làm phát đạt. Ngoài ra, lễ cúng Giao thừa cũng có ý nghĩa "tiễn" những điều xui xẻo của năm cũ và cầu may mắn, khỏe mạnh, công danh trong năm mới.
Ngày nay, các gia đình cúng lễ Giao thừa cũng với sự thành kính như ngày xưa, song trên bàn thờ thường đặt lễ vật đơn giản hơn. Gia chủ có thể cúng Giao thừa trong nhà và ngoài trời.
Sau khi cúng Giao thừa ở nhà xong, các gia đình thường rủ nhau đi lễ ngoài đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, xin Thần, Phật phù hộ đội trì cho bản thân và gia đình trong năm mới.
Vào lần ra khỏi nhà đầu tiên của năm mới, các gia đình thường xem lịch vạn niên hay một số sách cổ để chọn hướng xuất hành chuẩn nhất theo tuổi của gia chủ.
Ngoài ra, sau khi cúng Giao thường xong, các thành viên trong gia đình thường sang nhà hàng xóm, họ hàng để chúc Tết. Thời điểm này, người Việt gọi là "xông nhà". Những người được chọn xông nhà phải là người có tuổi hợp với chủ nhà, tính tình hiền lành, phúc hậu, cởi mở. Như vậy mới mang đến vía tốt cho gia chủ.
Văn khấn Giao thừa năm Tân Sửu 2021:
- Nam mô A-di-đà Phật
- Nam mô A-di-đà Phật
- Nam mô A-di-đà Phật
- Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
- Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
- Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
- Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh
Nay phút Giao thừa năm cũ Canh Tý với năm mới Tân Sửu
Chúng con là :………...............................…...............................………sinh năm: ………….
Hành canh: ………… tuổi (ví dụ: 65 tuổi)
Ngụ tại số nhà ………, ấp/khu phố ….................................…….., xã/phường…….........................…., quận/huyện/thành phố ……….., tỉnh/thành phố …...…....................................…………............
Phút Giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.
Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật ( lạy)
Nam mô A-di-đà Phật ( lạy)
Nam mô A-di-đà Phật ( lạy)
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam)
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận