Những câu chuyện xúc động dịp Tết khiến ai cũng phải rơi nước mắt

Tết, Tết đến rồi, Tết đến trong tim mọi người... Thế nhưng, ở một góc nào đó của cuộc sống vẫn còn những cái Tết khiến người ta phải rơi nước mắt vì rất nhiều lý do khác nhau!

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tết với người cha bị K giai đoạn cuối

"26 Tết là ngày giỗ ông nội, bố đã mong được ra viện để được tham gia cùng mọi người cúng giỗ ông, thế rồi cuối cùng tình hình sức khỏe bố không ổn định, bác sĩ bảo khả năng phải truyền hóa chất thêm. Nếu ổn định thì bố sẽ được về nhà ăn Tết. Con gái muốn bố có thêm một năm ăn Tết ấm cúng, vui vẻ, nên dù mẹ đã nói năm nay bố ốm không bày vẽ ra làm gì con ạ, sau khi giỗ ông xong xuôi, con gái cùng cả nhà bắt tay vào việc dọn dẹp nhà cửa và trang hoàng...".

Đó là những dòng chia sẻ đầy cảm xúc của cô con gái lấy chồng xa khi nói về người cha kính yêu. Năm nay, đối với chị, Tết không đơn thuần là khoảng thời gian cả gia đình cùng nhau dọn dẹp, nấu cỗ mà còn ý nghĩa hơn khi cả nhà đón cha từ bệnh viện sau đợt điều trị ung thư giai đoạn cuối.

Chị giãi bày cảm xúc vui mừng khi biết tin cha có thể ra viện để về nhà ăn Tết. Mọi thành viên trong gia đình đều bắt tay vào dọn dẹp, trang trí nhà cửa đến đón cha về.

Nhung-cau-chuyen-xuc-dong-dip-Tet-khien-ai-cung-phai-roi-nuoc-mat
Bữa cơm quây quần trong dịp Tết là khoảnh khắc mà độc giả này nhớ nhất

Nhớ lại khoảng thời gian chưa lấy chồng, chị thu dọn để vứt đi những đồ vật cũ, bộ quần áo lao động đã sờn, nhiều vật dụng không có giá trị nhưng bố chị không cho phép, muốn để lại tận dụng làm nhiều việc khác. Nhưng từ giờ, bố đã yếu, có lẽ những vật dụng này sẽ không dùng đến nữa.

Ngày bố chị ra viện cũng đến, cả nhà được quây quần bên mâm cơm làm vội vì bận tiếp các cô, dì, chú bác đến thăm. “Bưng bát cơm sau hơn 2 tháng ăn ở viện nhìn cảnh bố mẹ mắt dưng dưng lệ mà thương. Sau tất cả vẫn là nụ cười hạnh phúc trên gương mặt bố khi thấy sự chuẩn bị của con gái".

Cả gia đình bên nhau quây quần bên mâm cơm cùng chúc tuổi, cho nhận lì xì đầu năm và nâng cốc chúc mừng năm mới. Bọn trẻ khoanh tay chúc ông bà khỏe mạnh và nhiều niềm vui, gương mặt bố mẹ và con gái đều hân hoan rạng rỡ như chưa hề đón nhận cái tin bố mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Đã 8 năm rồi kể từ khi con gái lấy chồng, bố mẹ và con gái mới lại có khoảnh khắc đón giao thừa bên nhau... Đối với con, đó là quãng thời gian ý nghĩa nhất của cuộc đời", chị viết.

Tết của người con xa xứ

“Đêm nay là đêm mồng 1 Tết, tôi đang ngồi trong một góc nào đó dưới trời Âu và nhớ về căn nhà nhỏ nơi quê Việt, ở đó có mẹ cùng những ký ức đậm đà vị Tết mà không bao giờ tôi quên được”, độc giả Nguyễn Thị Thanh nói về nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người con xa xứ.

Chị nhớ lại khoảng thời gian gia đình khó khăn, bố tàn tật không thể đi lại được, một bên mắt của mẹ cũng không còn nhìn rõ ánh sáng. 17 năm đầu đời, chị chưa từng biết cảm giác có quần áo, giày dép mới diện Tết nhưng vẫn thấy vui khi được đi sắm đồ cùng mẹ, dọn dẹp với bố.

"Năm tôi 18, căn bệnh ác tính đột ngột đến và đưa bố rời xa mẹ con tôi, cái Tết năm ấy ở nhà tôi lặng yên lắm. Vẫn được nghỉ Tết, vẫn có bánh chưng nhưng nhà chỉ còn 2 người phụ nữ. Từ đó, tôi bắt đầu lớn hơn, biết làm nhiều việc hơn để giúp mẹ, hầu như những việc trước đây là phần của bố tôi đều cố gắng làm hết, vì gánh của mẹ đã quá nặng rồi", chị kể lại.

Nhung-cau-chuyen-xuc-dong-dip-Tet-khien-ai-cung-phai-roi-nuoc-mat-0

Thời gian trôi, chị đi du học, không thể về bên mẹ vào những ngày đón năm mới. Mỗi dịp Tết đến, chị vẫn cùng bạn bè đi chợ, nấu bánh chưng, vui chơi dịp lễ hội này nhưng trong lòng luôn cảm thấy trống trải, nỗi nhớ mẹ lại trở nên da diết hơn.

“Sáng nay lên Facebook, thấy bạn bè đăng hình du xuân cùng gia đình mà tôi nghẹn ngào, nước mắt cũng chực tuôn ra. Nghĩ lại suốt những năm tháng qua, 2 mẹ con chưa bao giờ được làm những điều như thế… Những suy nghĩ ấy cứ liên tục chạy trong đầu tôi, khiến 2 hàng nước mắt lăn trên má lúc nào không hay”, độc giả Nguyễn Thị Thanh bày tỏ.

Xem thêm: Tết sum vầy và nghệ thuật nói chuyện trong gia đình: Hạnh phúc đơn giản đơn giản lắm!

Đọc thêm

9 triết lý nhân sinh dưới đây sẽ giúp bạn trở thành người hạnh phúc đúng như lời Lão Tử nói: "Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ đau khổ giấu mình trong hạnh phúc".

Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ đau khổ giấu mình trong hạnh phúc
0 Bình luận

Đời người, ai chẳng gặp thăng trầm, lên xuống, bế tắc, khổ đau. Nhưng vượt qua được nó, thành công sẽ gõ cửa. Nếu thấy đời bế tắc, hãy học 5 chữ vàng này nhé.

5 chữ vàng 'đá văng' mọi bế tắc trong cuộc sống
0 Bình luận

Từ câu chuyện này bạn sẽ nhận ra: Đừng bao giờ để những tham vọng về công danh, tiền bạc làm phai mờ đi vẻ đẹp cuộc sống vốn có của mình.

Chuột nhà và chuột đồng - Câu chuyện về cuộc sống giàu vật chất nhưng luôn bất an
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất